Last updated on 20 August, 2024
Trong khi đại dịch COVID-19 mang đến những thiệt hại ngắn hạn thì luật cấm bia rượu khi tham gia giao thông tại Việt Nam đang gây nên những ảnh hưởng to lớn tới ngành F&B tại Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp Bia nói riêng. Cập nhật thông tin và nghiên cứu lại thị trường Bia hiện nay là những điều doanh nghiệp nên làm.
Table of Contents
ToggleChỉ mới 1 năm trước, thị trường bia Việt Nam là một “mỏ vàng” không chỉ trong mắt người Việt mà cả bạn bè quốc tế. Không ở mấy đâu trên thế giới, bạn có thể ngồi lề đường thưởng thức 1 ly bia hơi mát mẻ xua tan không khí nóng bức, tám chuyện trên trời dưới bể với bạn bè. Bia cũng được coi là đồ uống phổ thông nhất tại Việt nam. Theo cơ quan nghiên cứu ngành bia Canadean, năm 2015, lượng bia tiêu thụ tại Việt Nam là 41 lít/người, chỉ sau Hàn Quốc và Nhật Bản tại Châu Á, với mức tăng trưởng kép hàng năm trong 10 năm qua là 6,4% và 5 năm qua là 5,7% – số liệu giúp không ít doanh nghiệp “hốt bạc”. Do vậy, luật Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia t số 44/2019/QH14 vừa được ban hành ngày 01/01/2020 số có thể coi là một đòn giáng nặng nề, có thể so sánh với luật thuế thuốc lá những năm 2000.
Theo số liệu thống kê đầu năm 2020, tỷ lệ khách tại các quán ăn giảm từ 30 – 50% so với trung bình hàng năm. Sau quy định xử phạt được đánh giá là đủ sức răn đe đối với những người uống rượu bia lái xe, nhiều quán xá rơi vào tình trạng vắng vẻ, người dân cũng có xu hướng giảm uống bia rượu bên ngoài khiến các doanh nghiệp ngành bia rượu từ đây cũng bị tác động không hề nhỏ.
Theo đó, cổ phiếu của hai ông lớn ngành bia rượu Tổng công ty cổ phần Bia – Rượu – Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco), Tổng Công ty cổ phần Bia – Rượu – Nước giải khát Hà Nội (Habeco) có những diễn biến tiêu cực. Cổ phiếu BHN của Habeco đã giảm 5 phiên liên tiếp từ ngày 6.1. Kết thúc phiên giao dịch cuối tuần qua (10.1), cổ phiếu BHN tiếp tục bốc hơi 1 điểm, tương đương 1,3%, còn 74.000 đồng/cổ phiếu. Với 231 triệu cổ phiếu đang giao dịch, cổ phiếu Habeco đã bốc hơi 1.000 tỉ sau 1 tuần.
Tổng công ty CP Bia – Rượu – Nước giải khát Hà Nội (Habeco) mất gần một nửa doanh thu quý I/2020 so với cùng kỳ năm 2019, kéo theo lợi nhuận giảm 55% tương đương 148 tỷ đồng. Đồng cảnh ngộ là Sabeco cũng khép lại 3 tháng đầu năm với doanh thu giảm 47%, ghi nhận mức lợi nhuận thấp nhất kể từ quý I/2016 đến nay.
Đây là rào cản không chỉ với thị trường nội địa mà cả với các doanh nghiệp bia rượu nước ngoài đang có ý định đầu tư vào Việt Nam.
Việt Nam là quốc gia tiêu thụ bia nhiều nhất trong số 11 nước khu vực Đông Nam Á. Lượng bia tiêu thụ tại Việt Nam tăng trung bình 6,6%/năm trong suốt 6 năm qua (toàn cầu tăng trưởng chỉ ở mức 0,2%). Đồng thời tốc độ tăng trưởng tầng lớp trung lưu Việt Nam cũng thuộc hàng nhanh nhất Châu Á. Theo Nielsen và VBA, trong 2020 sẽ có khoảng 33 triệu người tiêu dùng dưới 30 tuổi thuộc tầng lớp trung lưu và sẽ chi tiêu xấp xỉ 173 tỷ USD. Một thị trường vừa lớn vừa có đà tăng trưởng, lại có sức mua mạnh như Việt Nam đã và đang là mảnh đất béo bở cho các hãng bia khai thác.
Các thị trường xuất khẩu mạnh của Việt Nam (các nước ASEAN, Trung Quốc,…) đều là thị trường có tốc độ tăng trưởng tiêu dùng thực phẩm, đồ uống cao. Cùng với một loạt các Hiệp định thương mại tự do đã ký kết, thực phẩm, đồ uống Việt Nam phần lớn đã có thể tiếp cận các thị trường xuất khẩu trọng điểm tự do (không có thuế quan).
Được xem là chìa khoá giúp tháo gỡ quy định 100 về về sức khoẻ và an toàn lái xe hiện nay, bia không cồn hứa hẹn mở ra một tương lai đầy triển vọng cho ngành bia tại Việt Nam. Điểm hấp dẫn là phân khúc này còn khá non trẻ. Số thương hiệu bia không cồn trên thị trường Việt Nam cho đến nay chỉ đếm trên đầu ngón tay, như Heineken 0.0, Sagota, Steiger, Bavaria, Oettinger… và chỉ có duy nhất Sagota (thuộc công ty bia Sài Gòn Bình Tây) đang được sản xuất trong nước. Vì vậy, đây hẳn sẽ là đất diễn cho nhiều thương hiệu bia trong tương lai.
Tham khảo khóa học nghiên cứu thị trường của OCD tại: Khóa đào tạo “Kỹ năng Nghiên cứu thị trường”
Xem thêm về các dự án NCTT tiêu biểu của OCD.
Liên hệ: Hotline 0963 636 066