Quản trị chiến lược là gì? Khái niệm, quy trình và các cấp độ

Ứng dụng AI trong quản trị nhân sự
Ứng dụng công nghệ AI trong quản trị nhân sự
28 November, 2024
Lý thuyết vòng đời sản phẩm (Product Life Cycle) và ứng dụng
1 December, 2024
5/5 - (1 vote)

Last updated on 3 December, 2024

Bạn có biết rằng đa số các chiến lược được xây dựng tốt nhưng thất bại do thực thi kém? Hoặc các công ty quản trị chiến lược hiệu quả có khả năng đạt được hiệu suất dẫn đầu ngành cao gấp 2,5 lần mức bình thường? Trong môi trường kinh doanh khốc liệt ngày nay, sự khác biệt giữa phát triển mạnh mẽ và chỉ tồn tại thường phụ thuộc vào một yếu tố quan trọng: đó chính là khả năng quản trị chiến lược của doanh nghiệp.

Quản trị chiến lược là gì?

khái niệm quản trị chiến lược

Khái niệm quản trị chiến lược

Quản trị chiến lược (Strategic Management) là việc xây dựng và triển khai các chiến lược nhằm đạt được các mục tiêu của tổ chức. Nó bao gồm phân tích môi trường bên trong và bên ngoài, thiết lập mục tiêu, đưa ra các quyết định chiến lược, phân bổ nguồn lực và giám sát tiến độ.

Quản trị chiến lược giúp tổ chức linh hoạt điều chỉnh các hoạt động của mình, thích ứng với những thay đổi trên thị trường và tạo ra lợi thế cạnh tranh. Quy trình quản trị chiến lược là một phương pháp tiếp cận có cấu trúc, bao gồm từ việc hình thành chiến lược, triển khai, đánh giá và kiểm soát chiến lược nhằm đảm bảo sự thành công lâu dài và khả năng thích nghi của tổ chức với môi trường xung quanh.

Mục tiêu của quản trị chiến lược

Các mục tiêu bao gồm:

  1. Định hướng rõ ràng: Quản trị chiến lược thiết lập một hướng đi cụ thể cho tổ chức bằng cách xác định tầm nhìn, sứ mệnh và các mục tiêu dài hạn. Điều này giúp đồng bộ hóa nỗ lực của tổ chức hướng đến một mục tiêu chung.
  2. Tạo lợi thế cạnh tranh: Xác định và phát triển chiến lược mang lại lợi thế cạnh tranh cho tổ chức. Nó bao gồm việc tận dụng thế mạnh, khai thác cơ hội, và giảm thiểu rủi ro để vượt trội hơn so với đối thủ.
  3. Phân bổ nguồn lực: Quản trị chiến lược hiệu quả đảm bảo việc phân bổ tối ưu các nguồn lực như tài chính, nhân sự và công nghệ để đạt được kết quả mong muốn.
  4. Thích nghi với sự thay đổi: Giúp tổ chức thích nghi với môi trường kinh doanh năng động bằng cách theo dõi các yếu tố bên ngoài, dự báo, và xây dựng các chiến lược chủ động. Điều này cho phép tổ chức phản ứng kịp thời với các biến động thị trường và xu hướng mới.
  5. Nâng cao hiệu suất: Mục tiêu cuối cùng của quản trị chiến lược là cải thiện hiệu suất tổng thể của doanh nghiệp. Nó bao gồm tăng doanh thu, mở rộng thị phần, cải thiện hiệu quả vận hành, và mang lại giá trị cho các bên liên quan.
  6. Đảm bảo sự bền vững lâu dài: Với việc cân nhắc các yếu tố xã hội, môi trường và đạo đức, doanh nghiệp có thể hoạt động kinh doanh một cách có trách nhiệm. Điều này đảm bảo sự bền vững và khả năng tồn tại lâu dài của tổ chức.

Quy trình các bước trong quản trị chiến lược

Quản trị chiến lược giúp các tổ chức biến tầm nhìn thành hành động để đạt được các mục tiêu kinh doanh. Hầu hết các doanh nghiệp thường đi theo các bước sau:

quy trình quản trị chiến lược

Quy trình quản trị chiến lược

Bước 1: Thiết lập mục tiêu

Trước tiên, doanh nghiệp cần xác định các mục tiêu chung rõ ràng và thực tế để thể hiện tầm nhìn, đi kèm với các mục tiêu dài hạn và ngắn hạn. Sau đó, công ty có thể chia nhỏ thành các mục tiêu cụ thể hơn, hay cách thức để đạt được những mục tiêu này.

See also  Tầm nhìn chiến lược là gì?

Bước 2: Phân tích chiến lược

Tổ chức tiến hành phân tích, thấu hiểu và hệ thống hóa các yếu tố bên trong và bên ngoài ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh và mục tiêu của mình, cũng như những gì cần thiết để duy trì tính cạnh tranh. Các công cụ phân tích như SWOT sẽ rất hữu ích trong giai đoạn này.

Bước 3: Xây dựng chiến lược

Công ty phát triển chiến lược, vẽ ra những cách thức đạt được các mục tiêu. Trong giai đoạn này, tổ chức có thể xác định các yếu tố như nhân lực, công nghệ, và các nguồn lực khác cần thiết; cách phân bổ các nguồn lực để hoàn thành nhiệm vụ; và các chỉ số hiệu suất chính (KPI) dùng để đo lường sự thành công. Sự đồng thuận từ các bên liên quan và ban lãnh đạo cũng là yếu tố quan trọng.

Bước 4: Triển khai thực thi

Sau khi các chiến lược được xác định, bước tiếp theo là thực hiện chúng. Chiến lược được chuyển từ kế hoạch thành hành động. Các nguồn lực đã phân bổ sẽ được thúc đẩy để thực hiện theo các vai trò và trách nhiệm được giao.

Bước 5: Đánh giá hiệu quả

Giai đoạn cuối cùng của quản trị chiến lược là đánh giá hiệu quả của các chiến lược đã thực thi bằng việc sử dụng các chỉ số KPI đã xác định. Công ty sẽ xác định các chiến lược, hoạt động không hiệu quả để thay thế bằng các lựa chọn khác khả thi hơn. Tổ chức cũng sẽ theo dõi tình hình, bối cảnh thị trường bên ngoài, cũng như hoạt động nội bộ để duy trì các chiến lược hiệu quả.

Công cụ hỗ trợ trong quá trình quản trị chiến lược của doanh nghiệp

Phần mềm Quản lý KPI digiiTeamW hỗ trợ hiệu quả trong xây dựng, triển khai và đánh giá chiến lược:

  • Xây dựng chiến lược: Chuyển đổi tầm nhìn và mục tiêu thành KPI cụ thể, xây dựng bản đồ chiến lược và phân tích dữ liệu để đề xuất các chỉ tiêu phù hợp.
  • Triển khai chiến lược: Gán KPI cho từng bộ phận, cá nhân, quản lý tiến độ thực hiện, phần quyền rõ ràng để đảm bảo tính minh bạch và tăng cường phối hợp giữa các phòng ban.
  • Đánh giá chiến lược: Tính điểm nhanh gọn, đo lường hiệu quả, cung cấp báo cáo trực quan để điều chỉnh chiến lược và cải tiến liên tục.

Phần mềm giúp đồng bộ hóa mục tiêu chiến lược với hoạt động thực tế, tối ưu nguồn lực và tăng khả năng thích ứng của doanh nghiệp.

phần mềm kpi digiiteamw

Giao diện phần mềm quản lý KPI digiiTeamW của OOC

Ví dụ thực tế về quy trình quản trị chiến lược của Netflix

Bây giờ chúng ta đã làm rõ lý thuyết kể trên, hãy cùng xem quy trình quản trị chiến lược trông như thế nào trong thực tế. Để tìm hiểu cách mà một công ty đạt sự thành công, hãy nhìn vào Netflix – một công ty toàn cầu chuyên cung cấp dịch vụ phát video trực tuyến (streaming) qua internet. Doanh nghiệp đã tận dụng hiệu quả việc quản trị chiến lược để thúc đẩy tăng trưởng và đổi mới.

Xây dựng chiến lược

Vào đầu những năm 2000, Netflix nhận thấy những hạn chế trong mô hình cho thuê DVD và dự đoán sự phát triển của dịch vụ phát video trực tuyến qua internet. Tầm nhìn này đã dẫn đến sự chuyển hướng chiến lược sang dịch vụ phát trực tuyến trên nền tảng kỹ thuật số. Chiến lược ban đầu của công ty là tận dụng lượng khách hàng đã thuê DVD có sẵn và dần dần giới thiệu nội dung phát trực tuyến đến cho họ.

Triển khai chiến lược

Netflix thực thị chiến lược này bằng cách đầu tư mạnh vào cơ sở hạ tầng công nghệ để hỗ trợ phát trực tuyến chất lượng cao. Công ty cũng ký kết hợp đồng cấp phép với các studio lớn để xây dựng thư viện nội dung phát trực tuyến phong phú. Các hành động cụ thể bao gồm:

  • Đầu tư vào công nghệ: Phát triển nền tảng phát trực tuyến mạnh mẽ để xử lý lượng lớn lưu lượng truy cập.
  • Mua bản quyền nội dung: Đảm bảo quyền phát sóng các bộ phim và chương trình truyền hình nổi tiếng để thu hút và giữ chân người đăng ký.
  • Trải nghiệm người dùng: Cải thiện giao diện người dùng để việc khám phá nội dung trở nên dễ dàng, thú vị và cá nhân hóa.
See also  Chiến lược toàn cầu là gì? Khái niệm, phân loại và ví dụ

Đánh giá chiến lược

Khi dịch vụ phát trực tuyến ngày càng thu hút người dùng, Netflix liên tục theo dõi các chỉ số KPI bao gồm tốc độ tăng trưởng người đăng ký, mức độ tương tác của người xem,… Ví dụ, họ sử dụng phân tích dữ liệu để hiểu thói quen và sở thích của người xem, từ đó đưa ra quyết định chiến lược về việc mua bản quyền và sản xuất nội dung phù hợp.

Điều chỉnh dựa trên đánh giá

Các thông tin từ giai đoạn đánh giá cho thấy nội dung gốc đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự tăng trưởng và giữ chân người dùng. Nhận ra điều này, Netflix đã điều chỉnh chiến lược để tập trung nhiều hơn vào việc sản xuất nội dung gốc. Nó dẫn đến sự phát triển của các chương trình “Netflix Originals”, bắt đầu với “House of Cards” vào năm 2013. Sự thành công này đã củng cố quyết định đầu tư mạnh mẽ hơn vào việc sản xuất nội dung gốc.

house of cards của netflix

Series “House of Cards” của Netflix

Phát triển lại chiến lược

Sự chuyển hướng sang nội dung gốc là một sự điều chỉnh chiến lược dựa trên các thông tin từ giai đoạn đánh giá. Quản trị chiến lược của Netflix ngày càng trở nên dựa vào dữ liệu, tận dụng phân tích nâng cao để dự đoán những loại nội dung nào sẽ thành công. Công ty liên tục tinh chỉnh chiến lược nội dung của mình, tập trung vào các thể loại và hình thức xem mà khán giả yêu thích nhất.

Các cấp độ quản trị chiến lược chính

Các cấp độ quản trị chiến lược thường bao gồm ba cấp độ chính:

3 cấp độ chiến lược trong doanh nghiệp

  1. Chiến lược cấp công ty (Corporate-Level Strategy):
    Đây là chiến lược tổng thể của tổ chức, tập trung vào các quyết định chiến lược lớn như lựa chọn các ngành, thị trường để tham gia, các cơ hội phát triển thông qua sáp nhập, mua lại hoặc mở rộng. Chiến lược này xác định phạm vi hoạt động và hướng đi lâu dài của toàn bộ công ty.
  2. Chiến lược cấp kinh doanh (Business-Level Strategy):
    Cấp độ này tập trung vào cách một đơn vị kinh doanh (SBU – Strategic Business Unit) cụ thể để cạnh tranh trong một ngành hoặc thị trường. Chiến lược kinh doanh thường liên quan đến việc tạo ra giá trị cho khách hàng thông qua các hình thức cạnh tranh như tạo sự khác biệt, tối ưu hóa chi phí, hoặc chiến lược tập trung vào một phân khúc thị trường nhất định.
  3. Chiến lược cấp chức năng (Functional-Level Strategy):
    Các chiến lược này tập trung vào các bộ phận chức năng cụ thể trong tổ chức như marketing, tài chính, sản xuất, nhân sự, và nghiên cứu & phát triển (R&D). Mục tiêu là hỗ trợ chiến lược kinh doanh tổng thể bằng cách đưa ra kế hoạch hành động chi tiết và thực thi giúp cải thiện hiệu quả kinh doanh trong từng chức năng cụ thể.

Xu hướng mới nổi trong quản trị chiến lược

Các xu hướng mới nổi trong quản trị chiến lược hiện nay phản ánh sự thay đổi trong môi trường kinh doanh và công nghệ. Dưới đây là một số xu hướng nổi bật:

Chuyển đổi số

Các công ty đang tích hợp công nghệ số vào mọi khía cạnh của hoạt động kinh doanh, từ việc phát triển sản phẩm đến quản lý khách hàng và tối ưu hóa quy trình. Sự chuyển đổi này không chỉ về công nghệ mà còn thay đổi cách thức quản trị và ra quyết định chiến lược.

Chiến lược dựa trên dữ liệu

Việc thu thập, phân tích và sử dụng dữ liệu lớn (big data) để ra quyết định ngày càng trở nên quan trọng. Các công ty sử dụng dữ liệu để dự đoán xu hướng, hiểu rõ nhu cầu khách hàng, tối ưu hóa hoạt động và cải thiện hiệu quả chiến lược.

See also  Đánh giá KPI và vai trò của nguồn dữ liệu

Chiến lược linh hoạt

Các công ty đang áp dụng phương pháp làm việc linh hoạt, nhanh nhạy để có thể thay đổi chiến lược nhanh chóng, ứng phó với thị trường thay đổi và các yếu tố bên ngoài như khủng hoảng kinh tế hay thay đổi trong hành vi người tiêu dùng.

Tập trung vào trải nghiệm khách hàng

Các chiến lược hiện đại chú trọng nhiều hơn đến việc nâng cao trải nghiệm khách hàng, không chỉ qua sản phẩm mà còn qua dịch vụ, giao diện người dùng và sự tương tác với thương hiệu.

Sự bền vững và trách nhiệm xã hội

Các tổ chức ngày càng chú trọng đến việc xây dựng chiến lược dài hạn không chỉ vì lợi nhuận mà còn bảo vệ môi trường và đóng góp vào xã hội. Các chiến lược xanh và bền vững đang trở thành yếu tố quyết định trong sự phát triển của công ty.

Sử dụng trí tuệ nhân tạo và tự động hóa

Trí tuệ nhân tạo và tự động hóa ngày càng được tích hợp vào quản trị chiến lược, từ việc phân tích dữ liệu đến tự động hóa quy trình kinh doanh, giúp tăng tốc và nâng cao hiệu quả công việc. Đặc biệt, với sự xuất hiện của AI tạo sinh, xu hướng này càng trở nên phổ biến.

Quản trị chiến lược bằng BSC

Quản trị chiến lược bằng BSC (Balanced Scorecard) là một phương pháp quản lý chiến lược giúp tổ chức đo lường và giám sát các yếu tố tài chính và phi tài chính để đạt được mục tiêu dài hạn. Mô hình BSC do Robert Kaplan và David Norton phát triển nhằm cân bằng các khía cạnh quan trọng trong tổ chức, giúp cải thiện hiệu quả chiến lược và đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững.

mô hình bsc trong quản trị chiến lược

Mô hình BSC trong quản trị chiến lược

Các khía cạnh chính của mô hình BSC trong quản trị chiến lược

Tài chính:

  • Mục tiêu là đánh giá kết quả tài chính của tổ chức, chẳng hạn như lợi nhuận, doanh thu, chi phí, và lợi tức đầu tư (ROI).
  • Các chỉ tiêu có thể bao gồm: lợi nhuận, doanh thu, tỷ suất sinh lợi, tỷ lệ chi phí/ doanh thu.

Khách hàng:

  • Mục tiêu là cải thiện sự hài lòng của khách hàng, gia tăng thị phần, và xây dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng.
  • Các chỉ tiêu có thể bao gồm: mức độ hài lòng của khách hàng, tỷ lệ giữ chân khách hàng, thị phần, độ trung thành của khách hàng.

Quy trình nội bộ:

  • Mục tiêu là tối ưu hóa các quy trình nội bộ để tăng hiệu quả và giảm chi phí, nhằm cải thiện sự đáp ứng và chất lượng dịch vụ.
  • Các chỉ tiêu có thể bao gồm: hiệu quả sản xuất, chất lượng sản phẩm, tỷ lệ hoàn thành dự án đúng hạn, tỷ lệ hỏng hóc và lỗi sản phẩm .

Học hỏi và phát triển:

  • Mục tiêu là nâng cao năng lực và phát triển nhân sự, công nghệ và các hệ thống thông tin, tạo nền tảng cho sự phát triển lâu dài.
  • Các chỉ tiêu có thể bao gồm: mức độ đào tạo nhân viên, tỷ lệ sáng kiến cải tiến, sự hài lòng của nhân viên, tỷ lệ giữ chân nhân tài.

Kết luận

Quản trị chiến lược là việc tập hợp và quản lý các nguồn lực để đạt được các mục tiêu chung của công ty. Các công ty cần tạo ra và liên tục điều chỉnh một quy trình quản trị phù hợp nhất với bối cảnh trong doanh nghiệp của mình. Quản trị chiến lược là một quá trình vòng lặp chứ không chỉ kết thúc ở bước triển khai. Nó sẽ thường xuyên được đánh giá lại để đưa ra những lựa chọn hành động tối ưu hơn.

Dịch vụ Tư vấn Hệ thống Chỉ số KPI

OCD là đơn vị tiên phong trong lĩnh vực tư vấn xây dựng Hệ thống Chỉ số KPI (KPI – Key Performance Indicator), OCD tự hào là công ty tư vấn quản lý hàng đầu Việt Nam với bề dày kinh nghiệm trong tư vấn chiến lược và xây dựng hệ thống quản lý hiệu suất.

dịch vụ tư vấn kpi

Dịch vụ tư vấn KPI

Uy tín của OCD được khẳng định qua hàng loạt dự án tư vấn Hệ thống KPI thành công cho các tên tuổi lớn như Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tập đoàn Xây dựng và Kinh doanh Địa ốc Hòa Bình, Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (PVFCo), Tổng Công ty Điện lực Miền Trung, Tập đoàn Thương mại Dược phẩm SOHACO, Tập đoàn Dược phẩm Abipha, Tập đoàn Vitto Hoàn Mỹ…

Không chỉ dừng lại ở tư vấn, OCD còn đồng hành cùng doanh nghiệp trong suốt quá trình triển khai Hệ thống KPI thông qua Phần mềm quản lý KPI hàng đầu Việt Nam – digiiTeamW, được phát triển bởi công ty thành viên OOC Solutions.

——————————-

Công ty Tư vấn Quản lý OCD (OCD Management Consulting Co) là một trong những công ty tư vấn quản lý hàng đầu Việt Nam với tính chuyên nghiệp, thực tiễn và chất lượng cao.

Nếu bạn quan tâm, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí!

Thông tin chính thức về OCD được cập nhật tại website: https://ocd.vn

Fanpage chính thức của OCD vui lòng truy cập: https://facebook.com/OCDConsulting

Liên hệ nhanh Hotline/Zalo: 0886595688 hoặc gửi email đến: ocd@ocd.vn