Tiền lương là gì?

báo cáo thị trường giáo dục trực tuyến việt nam
Báo cáo ngành Giáo dục trực tuyến Việt Nam
22 May, 2021
Báo cáo thị trường khởi nghiệp
Báo cáo Phân tích Thị trường khởi nghiệp Việt Nam
26 May, 2021
Show all
Tiền lương

Tiền lương

Rate this post

Last updated on 24 May, 2024

 

Lịch sử tiền lương

Có nghiên cứu cho rằng tiền lương đầu tiên được sử dụng trong một ngôi làng trong thời kỳ Đồ đá mới vào khoảng năm 10.000 trước công nguyên. Trong suốt chiều dài lịch sử, con người giao dịch bằng nhiều hình thức khác thay vì trả tiền mặt như hiện nay. Thời vua Artaxerxes I của Ba Tư năm 550 trước công nguyên, người ta giao dịch với nhau thông qua việc sản xuất muối.

Thuật ngữ Salary (từ gốc salarium) được sử dụng đầu tiên trong ngành sản xuất muốiối)

Thuật ngữ Salary (từ gốc salarium) được sử dụng đầu tiên trong ngành sản xuất muối

Chữ latin “salarium” có nghĩa là liên quan đến việc làm, muối, và binh lính, bắt nguồn từ chữ “người lính” hay “binh lính” (tiếng Anh viết là “soldat”) chính là từ chữ latin “sal dare” nghĩa là đưa muối. Các salarium trả cho binh lính La Mã dẫn đến việc “muối có giá trị như một người”.

Trong Đế chế La Mã, thời trung cổ và tiền công nghiệp châu Âu, tiền lương liên quan tới buôn bán thuộc địa, công việc làm công ăn lương, và hầu hết bị giới hạn trong giới công chức cũng như những người thuộc giai cấp cao, đặc biệt là việc phục vụ cho nhà Vua. Phần lớn trả công bằng chỗ ở, thực phẩm, quần áo và tiền mặt.

Trong những năm 1520 – 1650, sau đó là quá trình công nghiệp hóa ở thế kỷ 18 và 19, nhiều người không được hưởng lương bằng tiền mặt, thay vào đó, họ được trả lương một giờ làm hoặc một ngày làm cho mỗi đơn vị sản phẩm (còn gọi là “phôi”).

Định nghĩa

Tiền lương là sự trả công hoặc thu nhập có thể biểu hiện bằng tiền và được ấn định bằng thoả thuận giữa Người sử dụng lao động (“NSDLĐ”) và NLĐ (“NLĐ”), hoặc bằng pháp luật, do NSDLĐ phải trả cho NLĐ theo Hợp đồng lao động cho một công việc đã thực hiện, hay sẽ phải thực hiện, hoặc những dịch vụ đã làm hoặc sẽ phải làm.

Ở Việt Nam có sự phân biệt các yếu tố trong tổng thu nhập của NLĐ từ công việc: Tiền lương (chỉ lương cơ bản), phụ cấp và phúc lợi. Trong đó, tiền lương là giá cả sức lao động, được hình thành qua sự thoả thuận giữa NSDLĐ và NLĐ phù hợp với quan hệ cung cầu về sức lao động trên thị trường quyết định và được trả cho năng suất lao động, chất lượng và hiệu quả công việc.

See also  Phương pháp tạo nên một khóa học đào tạo quản lý thành công

Chức năng

Tiền lương có những chức năng sau đây:

  • Thước đo giá trị sức lao động: Tiền lương biểu thị giá cả sức lao động, đo đó là thước đo xác định mức tiền công các loại lao động, là căn cứ để thuê mướn lao động, là cơ sở để xác định đơn giá sản phẩm.
  • Tái sản xuất sức lao động: Thu nhập của NLĐ dưới hình thức tiền lương được sử dụng một phần đáng kể vào việc tái sản xuất giản đơn sức lao động mà họ đã bỏ ra trong quá trình lao động nhằm mục đích duy trì năng lực làm việc lâu dài và có hiệu quả cho quá trình sau. Tiền lương của NLĐ là nguồn sống chủ yếu không chỉ của NLĐ mà còn phải đảm bảo cuộc sống của các thành viên trong gia đình họ. Như vậy, tiền lương cần phải bảo đảm cho nhu cầu tái sản xuất mở rộng cả về chiều sâu lẫn chiều rộng sức lao động.
  • Kích thích: Trả lương một cách hợp lý và khoa học sẽ là đòn bẩy quan trọng hữu ích nhằm kích thích NLĐ làm việc một cách hiệu quả.
  • Tích lũy: Tiền lương trả cho NLĐ phải đảm bảo duy trì được cuộc sống hàng ngày trong thời gian làm việc và còn dự phòng cho cuộc sống lâu dài khi họ hết khả năng lao động hay gặp rủi ro.

Vai trò

Về mặt kinh tế

Tiền lương đóng vai trò đặc biệt quan trọng, quyết định trong việc ổn định và phát triển kinh tế gia đình. Nếu không đủ trang trải, mức sống của NLĐ bị giảm sút, họ phải kiếm thêm việc làm thêm, có thể ảnh hưởng tới hiệu quả làm việc tại doanh nghiệp. Ngược lại, nếu tiền lương lớn hơn hoặc bằng mức lương tối thiểu sẽ giúp NLĐ yên tâm, dồn hết khả năng và sức lực của mình cho công việc vì lợi ích chung và lợi ích riêng, dẫn tới “dân giàu, nước mạnh”.

See also  Công ty tư vấn KPI chuyên nghiệp - tại sao doanh nghiệp bạn cần đến họ?

Về chính trị, xã hội

Có thể nói tiền lương là một nhân tố quan trọng tác động mạnh mẽ nhất, gắn chặt với chất lượng, hiệu quả công tác, theo giá trị sức lao động, đòi hỏi doanh nghiệp phải đặc biệt coi trọng.

Tiền lương công bằng và hợp lý sẽ tạo ra hoà khí cởi mở giữa những NLĐ, hình thành khối đoàn kết thống nhất, trên dưới một lòng, một ý chí vì sự nghiệp phát triển và vì lợi ích bản thân họ.

Ngược lại, không những sẽ sinh ra những mâu thuẫn nội bộ thậm chí khá gay gắt đối với NLĐ với nhau, NLĐ với cấp quản lý, lãnh đạo, mà còn có thể gây ra sự phá ngầm.

Phân loại tiền lương

Tiền lương cơ bản: Được chính thức ghi trong các Hợp đồng lao động, các Quyết định về lương hay qua các Thỏa thuận chính thức, phản ánh giá trị của sức lao động và tầm quan trọng của công việc mà NLĐ đảm nhận.

Tiền lương tối thiểu: Trả cho lao động giản đơn nhất trong điều kiện bình thường của xã hội được pháp luật bảo vệ. Đây là cơ sở xác định mức lương trả cho các loại lao động khác, thực hiện chính sách BHXH và tính trợ cấp xã hội, là công cụ để nhà nước quản lý và kiểm tra việc trao đổi mua bán sức lao động. Tiền lương tối thiểu có những đặc trưng cơ bản sau đây:

    • Được xác định ứng với trình độ lao động giản đơn nhất.
    • Tương ứng với cường độ lao động nhẹ nhàng nhất trong điều kiện lao động bình thường.
    • Đảm bảo nhu cầu tiêu dùng ở mức độ tối thiểu cần thiết.
    • Tương ứng với giá tư liệu sinh hoạt chủ yếu ở vùng có mức giá trung bình.

Tiền lương danh nghĩa: Là số lượng tiền mà NLĐ nhận được khi họ hoàn thành một khối lượng công việc nhất định.

Tiền lương thực tế: Cùng một khối lượng tiền tệ nhưng ở những thời điểm khác nhau hay vùng địa lý khác nhau thì khối lượng hàng hóa hay dịch vụ mua được cũng có thể khác nhau. Như vậy Tiền lương thực tế là khối lượng hàng hóa hay dịch vụ mà NLĐ nhận được thông qua tiền lương danh nghĩa.

See also  THÔNG BÁO TUYỂN DỤNG CHUYÊN GIA NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG

Mối quan hệ giữa tiền lương danh nghĩa (Itldn) và thực tế (Itltt) thể hiện qua công thức sau:

            Itldn

Itltt = ———

             Igc

Trong đó: Igc là Chỉ số giá cả

Khái niệm tiền lương cơ bản chỉ tồn tại trên thực tế khi ngoài tiền lương còn có các loại phụ cấp đi theo, như:

  • Lương làm thêm giờ: NLĐ làm thêm giờ được trả lương làm thêm giờ theo đơn giá hoặc tiền lương thực trả của công việc đang làm.
  • Phụ cấp lương: Là tiền trả công lao động ngoài tiền lương để bù đắp thêm do có những yếu tố không ổn định, hoặc vượt quá điều kiện bình thường nhằm khuyến khích NLĐ yên tâm làm việc.

Phương pháp trả lương 3P đang là xu hướng của nhiều doanh nghiệp vì đảm bảo công bằng, hợp lý trong quá trình trả lương. Lương cơ bản của NLĐ bao gồm P1 theo vị trí công việc, P2 theo năng lực cá nhân và P3 theo kết quả công việc.

Thông thường, P1 và P2 tạo nên lương cố định của người lao động. Phần lương biến đổi sẽ phụ thuộc vào P3 – kết quả công việc. Doanh nghiệp có thể áp dụng nhiều hình thức trả lương kết quả công việc như lương kinh doanh (trả lương theo % doanh thu bán hàng), lương sản phẩm (trả lương theo sản lượng hoặc giá trị sản phẩm tạo ra). Lương biến đối cũng có thể trả theo mức độ hoàn thành KPI – chỉ tiêu tổng hợp phản ánh mức độ hoàn thành các chỉ tiêu KPI khác nhau của người lao động. Ví dụ, người lao động hoàn thành 100% KPI được hưởng 100% lương biến đổi lý thuyết của vị trí, hoàn thành 90% KPI được hưởng 85% lương biến đổi của vị trí.

Tác giả: Lê Kim Ngọc, GĐ Dịch vụ Đào tạo, Chuyên gia Tư vấn Quản lý OCD

Tham khảo thêm về phương pháp xây dựng hệ thống lương 3P, phần mềm lương