Báo cáo Phân tích Thị trường khởi nghiệp Việt Nam

Tiền lương
Tiền lương là gì?
26 May, 2021
Nghiên cứu thị trường Bất động sản Bình Định
Thị trường bất động sản Bình định – Chân dung khách hàng!
26 May, 2021
Rate this post

Last updated on 16 July, 2021

Thị trường khởi nghiệp Việt Nam hình thành muộn hơn so với các nước trên thế giới. Tuy nhiên, Việt Nam đã có hệ sinh thái khởi nghiệp khá hoàn thiện. Hệ sinh thái này tạo nên cơ hội cho startup hình thành và phát triển. Báo cáo thị trường khởi nghiệp 2020 sẽ làm rõ bức tranh thị trường, cơ hội và thách thức đối với các doanh nghiệp startup. Đồng thời, Báo cáo thị trường khởi nghiệp cũng đánh giá về triển vọng và xu hướng của thị trường.

Thị trường khởi nghiệp Việt Nam hiện nay

Tình hình thị trường khởi nghiệp kinh doanh

Khởi nghiệp kinh doanh tại Việt Nam có xu hướng tăng trong giai đoạn 2013 – 2017. Điều này thể hiện qua chỉ số tỷ lệ các hoạt động kinh doanh ở giai đoạn khởi sự – TEA. Chỉ số này bao gồm các hoạt động kinh doanh đang khởi sự và mới khởi sự thành công. Năm 2017, chỉ số TEA đạt 23.3%, cao hơn so với các năm trước đây.

Báo cáo phân tích thị trường startup

Nguồn: Báo cáo Chỉ số khởi nghiệp Việt Nam 2017/2018, Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (https://vcci.com.vn/)

Thị trường Startup Việt Nam – Góc nhìn qua các con số

  • Tháng 6/2017, Luật SME chính thức định nghĩa startup
  • 3000 startup đang hoạt động hiện nay
  • 22 quỹ, nhà đầu tư giai đoạn sơ khởi
  • 25 quỹ, nhà đầu tư giai đoạn Series A,B
  • 9 cộng đồng đầu mối truyền thông startup
  • Hơn 40 tổ chức hỗ trợ/ vườn ươm của Chính phủ
  • 6 tổ chức hỗ trợ kinh doanh
  • Hơn 13 sự kiện startup lớn

Thị trường khởi nghiệp Việt Nam phát triển đa dạng trong nhiều lĩnh vực

Tại Việt Nam, startup phát triển đa dạng trong các lĩnh vực khác nhau. Các công ty khởi nghiệp đều lấy công nghệ làm nền tảng. Bên cạnh đó, các công ty đều có những mô hình phát triển sáng tạo mang tính đột phá.

Khởi nghiệp song hành cùng với sự phát triển bùng nổ của kỷ nguyên kỹ thuật số. Không thể phủ nhận startup về công nghệ hiện nay đang chiếm ưu thế trong các doanh nghiệp khởi nghiệp. So sánh giữa các lĩnh vực, startup công nghệ thông tin có con số vượt trội.

Thực trạng gọi vốn của startup

Nguồn đầu tư vào startup tại Việt Nam chủ yếu đến từ các quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo, tập đoàn lớn, các tổ chức thúc đẩy kinh doanh và nhà đầu tư thiên thần. Các tổ chức, cá nhân này đến từ cả trong nước và quốc tế. Nhìn chung, tình hình huy động vốn đang ngày càng diễn ra sôi động ở Việt Nam.

Theo thống kê năm 2018, đã có 92 thương vụ đầu tư với tổng số vốn là 889 triệu USD. Trong đó có10 giao dịch lớn đạt tới 734 triệu USD. Ví dụ: Yeah1 đạt 100 triệu USD, Sendo 51 triệu USD, Topica 50 triệu USD cùng 7 thương vụ khác có giá trị trên 30 triệu USD. Như vậy, lượng vốn đổ vào startup Việt đã tăng 3 lần trong năm qua khi năm 2017. Việt Nam cũng tiếp nhận 92 thương vụ đầu tư vào startup nhưng tổng số vốn chỉ hơn 291 triệu USD.

Báo cáo Phân tích thị trường startup

Nguồn: Báo cáo thường niên về tình hình đầu tư vào startup Việt Nam năm 2018

Topica Founder Institute (TFI)

Một số doanh nghiệp startup thành công tại Việt Nam

TOPICA

Tổ hợp Công nghệ Giáo dục TOPICA thành lập năm 2008. Đây là vườn ươm khởi nghiệp duy nhất tại Việt Nam đã có startup nhận đầu tư gần 30 triệu USD.

TIKI

Tiki là một trong những công ty thương mại điện tử lớn nhất tại Việt Nam. Công ty này có tốc độ phát triển rất nhanh và nằm trong nhóm startup kỳ lân triển vọng của Đông Nam Á. Năm 2019, công ty này trở thành một trong những công ty thương mại điện tử hàng đầu Việt Nam. Công ty mở rộng mô hình kinh doanh từ B2C sang C2C để đa dạng hóa danh mục sản phẩm và cạnh tranh với các sàn thương mại điện tử lớn khác.

LUXSTAY

Được thành lập cuối năm 2016, Luxstay là một ứng dụng đặt phòng online thông qua ứng dụng web và app trên điện thoại. Luxstay là một startup thuần Việt, đã kêu gọi được 6 triệu USD từ Sharktank. Luxstay nhanh chóng đạt 3.000 chỗ ở bao gồm các homestay, biệt thự cao cấp trải dài khắp Việt Nam với sự đầu tư của nhiều quỹ. Cụ thể là CyberAgent Ventures (Nhật Bản), ESP Ventures (Singapore) và Nextrans (Hàn Quốc), v.v.

Báo cáo Phân tích thị trường startup

FOODY

Foody khởi đầu từ một startup nhỏ và với nền tảng là website Foody.vn. Đây là cộng đồng tin cậy để tìm kiếm, đánh giá và chia sẻ về địa điểm ăn uống. Hiện nay Foody đã trở thành một trong những công ty hàng đầu trong ngành công nghiệp dịch vụ trực tuyến thuộc lĩnh vực F&B.

Báo cáo Phân tích thị trường startup

VNPAY

VNPAY thành lập vào tháng 3/2007. Tính đến nay, VNPAY đã liên kết với hơn 40 ngân hàng, 5 công ty viễn thông. Đồng thời, công ty đã có hơn 23.000 điểm chấp nhận thanh toán trên toàn quốc.

Báo cáo Phân tích thị trường startup

Cơ hội và thách thức đối với các doanh nghiệp khởi nghiệp

Cơ hội đối với startup

Việt Nam có hệ sinh thái khởi nghiệp hoàn thiện hỗ trợ startup với các tác nhân thành phần như các quỹ và nhà đầu tư, vườn ươm, chương trình hỗ trợ khởi nghiệp, nhà cung cấp dịch vụ. Tất cả những tác nhân này tạo nên cơ hội cho startup hình thành và phát triển. Đồng thời, Việt Nam là một trong những quốc gia khuyến khích phát triển khởi nghiệp mạnh mẽ. Từ Chính phủ đến các Bộ, ban ngành đều phát động tinh thần khởi nghiệp. Năm 2016 được Chính phủ Việt Nam lấy làm năm “Quốc gia khởi nghiệp”.

Thách thức mà các startup gặp phải

Các công ty khởi nghiệp ở Việt Nam có tiềm năng lớn để phát triển. Tuy nhiên, cộng đồng khởi nghiệp cũng phải đối mặt với một số thách thức. Cụ thể, hầu hết các công ty khởi nghiệp địa phương có quy mô nhỏ, ở giai đoạn hạt giống và khả năng tạo ra bước đột phá hạn chế, cần được ươm tạo thêm.

Một số thách thức nổi bật hiện nay của các công ty khởi nghiệp tại Việt Nam: khả năng tiếp cận tài chính hạn chế, thiếu kiến thức và kỹ năng kinh doanh, vấn đề sở hữu trí tuệ, khả năng đáp ứng các thủ tục hành chính cần thiết, …

Triển vọng và xu hướng thị trường khởi nghiệp trong thời gian tới

Phân tích xu hướng thị trường khởi nghiệp

Xu hướng bây giờ là hợp nhất các phân khúc thị trường B2B và B2C này thành mô hình B2B2C (Business To Business To Customer). Đây là mô hình kinh doanh phản ánh sự hợp tác giữa hai chủ thể doanh nghiệp (B2B) để đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng cuối cùng (B2C).

Xu hướng thương mại trực tuyến tới ngoại tuyến (O2O) là xu hướng tối ưu nhất để các startup phát triển mạnh.

Thêm vào đó, các công nghệ sau được dự báo sẽ được tận dụng một cách triệt để bởi các doanh nghiệp khởi nghiệp: trí tuệ nhân tạo (AI), Blockchain, Dữ liệu lớn (Big data), …

Xu hướng phát triển của startup trong thời gian tới tập trung vào một số ngành như dịch vụ, du lịch, nông nghiệp sạch, thương mại điện tử, giáo dục và đào tạo, y tế, doanh nghiệp xã hội, …

Đánh giá triển vọng thị trường khởi nghiệp trong tương lai (hậu Covid-19)

Trong bối cảnh dịch Covid – 19 vẫn đang diễn biến phức tạp, Việt Nam là một trong những quốc gia được đánh giá là có những giải pháp ứng phó hiệu quả với đại dịch này. Rà soát các hoạt động của startup tại Việt Nam trong thời gian qua tập trung vào: Hỗ trợ trực tiếp tuyến đầu dịch bệnh; Hướng tới người chịu ảnh hưởng của cách ly, hạn chế đi lại; và Cung cấp giải pháp hỗ trợ hoạt động của doanh nghiệp bị ảnh hưởng của Covid -19.

Giãn cách xã hội trong thời kỳ Covid – 19 đã làm thay đổi mọi phương diện trong cuộc sống và công việc của người dân. Giãn cách xã hội và sau đó là hạn chế tiếp xúc trực tiếp đã góp phần tác động để một số ngành sau vẫn tiếp tục phát triển: thương mại điện tử, thanh toán trực tuyến, đào tạo trực tuyến, làm việc trực tuyến, …

Báo cáo Phân tích Thị trường khởi nghiệp Việt Nam

Đơn vị thực hiện: Công ty CP Tư vấn quản lý OCD

Download bản PDF Báo cáo Phân tích Thị trường khởi nghiệp Việt Nam

Contact Us

//]]>