Last updated on 7 October, 2024
Chuyển đổi số trong sản xuất đã trở thành một chủ đề nóng trong nhiều năm qua. Cách mạng công nghiệp 4.0 đang định hình cách thức mà hàng hóa được sản xuất hay phân phối. Trong thời kỳ đổi mới hiện nay, các công nghệ mới như AI (Trí tuệ nhân tạo), Internet kết nối vạn vật (IoT) và phân tích dữ liệu nâng cao đã mở ra cơ hội mới cho sự phát triển lớn mạnh của lĩnh vực chuyển đổi số.
Thực hiện chuyển đổi số giúp doanh nghiệp có được lợi thế cạnh tranh mạnh mẽ hơn so với đối thủ. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng sẽ dễ dàng thích nghi và đáp ứng nhu cầu dịch chuyển hàng ngày của thị trường và khách hàng.
Trong doanh nghiệp sản xuất, chuyển đổi số giúp máy móc thiết bị sản xuất xử lý nhanh nhạy và được sử dụng lâu bền hơn. Tuy nhiên, nhiều phần mềm quản lý sản xuất trên thị trường hiện tay quá phức tạp. Điều này gây ra không ít khó khăn cho doanh nghiệp khi mới tiếp cận.
Trong bài viết này, OCD sẽ cùng bạn tìm hiểu chuyển đổi số trong sản xuất là gì và tại sao doanh nghiệp sản xuất phải chuyển đổi số trong bối cảnh hiện nay.
Table of Contents
ToggleChuyển đổi số trong sản xuất bao gồm áp dụng các công nghệ tân tiến giúp cải thiện quy trình sản xuất, thúc đẩy tăng trưởng và giữ vững lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp trên thị trường.
Việc triển khai kế hoạch chuyển đổi số một cách bài bản và có hệ thống là rất quan trọng. Khi dự án chuyển đổi số thành công, doanh nghiệp có thể gia tăng hiệu suất, giảm thiểu đáng kể chi phí, qua đó đảm bảo lợi nhuận bền vững theo thời gian. Chuyển đổi số giúp doanh nghiệp sản xuất tận dụng được nguồn dữ liệu và những phân tích có sẵn, hỗ trợ việc tối ưu hóa vận hành và đưa ra các quyết định chính xác.
Tuy nhiên, việc ứng dụng chuyển đổi số trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp đòi hỏi chủ doanh nghiệp phải có tư duy linh hoạt. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần có tinh thần sẵn sàng phá vỡ các nguyên tắc truyền thống trước đây trong sản xuất. Để đạt được giá trị lâu dài, doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất cần thực hiện chuyển đổi số gắn liền với mục tiêu kinh doanh, định hướng chiến lược của tổ chức và nhu cầu của khách hàng.
Chuyển đổi số không chỉ là áp dụng công nghệ mà còn là một quá trình toàn diện để cải thiện hiệu suất và tính cạnh tranh trong lĩnh vực sản xuất. Chuyển đổi số trong ngành sản xuất đòi hỏi phải bao gồm những yếu tố sau:
Internet kết nối vạn vật (Internet of Things) đang chuyển đổi lĩnh vực sản xuất công nghiệp với tốc độ chóng mặt. Do các thiết bị được kết nối vào một hệ thống nhất định, chủ doanh nghiệp có thể nắm được báo cáo trực quan về hoạt động sản xuất theo thời gian thực ở bất cứ đâu.
Công nghệ này giúp chủ doanh nghiệp đưa ra quyết định chính xác hơn, cải thiện hiệu quả công việc và giảm thiểu chi phí. Với sự trợ giúp của IoT, các nhà sản xuất có được dự báo cụ thể về lượng hàng tồn kho cần thiết, kiểm soát tốt hơn việc sử dụng nguyên vật liệu và các nguồn lực liên quan khác.
Đọc thêm: IoT và AI trong quản lý sản xuất – Những lưu ý và tiêu chí lựa chọn phù hợp
Tự động hóa (Automation) đóng vai trò quan trọng trong ngành sản xuất hiện đại, giúp gia tăng năng suất và nâng cao độ tin cậy. Ngoài ra, tự động hóa còn hỗ trợ việc tối ưu quy trình và giảm thiểu sự phụ thuộc vào con người. Với AI và phân tích dữ liệu lớn (big data), doanh nghiệp hoàn toàn có thể tạo ra hệ thống tự động hóa tinh vi và đáp ứng nhu cầu thị trường thay đổi liên tục hiện nay.
Sản xuất thông minh (Smart manufacturing) tận dụng các công nghệ số như AI, IoT và phân tích dữ liệu lớn để tạo ra môi trường sản xuất có tính kết nối cao và định hướng dữ liệu. Những công nghệ hiện đại này giúp doanh nghiệp cải thiện hiệu quả sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm và khuyến khích sự đổi mới. Từ đó, doanh nghiệp có tiềm năng tăng trưởng mạnh mẽ và gia tăng sức cạnh tranh trên thị trường.
Dưới đây là một số ví dụ điển hình về cách thức mà các doanh nghiệp nối tiếng trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp đã thực hiện chuyển đổi số để trở nên vĩ đại hơn. Những câu chuyện này có thể truyền thêm động lực giúp các doanh nghiệp sản xuất trở nên tự tin hơn khi quyết định áp dụng chuyển đổi số vào hoạt động kinh doanh hiện tại của mình.
Chuyển đổi số đánh dấu bước ngoặt mới cho hệ thống bảo trì, bảo dưỡng trong nhà máy sản xuất. Thay vì đợi đến khi máy móc hỏng hóc rồi mới xử lý, các nhà sản xuất bây giờ sử dụng các thiết bị cảm biến và dữ liệu có sẵn để phân tích, dự báo về thời điểm có thể xảy ra các sự cố tiềm tàng.
Rolls-Royce, một ông lớn trong lĩnh vực hàng không vũ trụ và hệ thống năng lượng, đã và đang tận dụng công nghệ dự báo này để duy trì hiệu suất hoạt động tốt nhất của động cơ, máy móc. Họ trang bị các cảm biến bên trong động cơ giúp truyền tải dữ liệu liên tục theo thời gian. Với những thông tin hữu ích này, nhà máy có thể dự đoán được khi nào cần bảo dưỡng, bảo trì máy móc. Điều này không chỉ giúp tiết kiệm thời gian, chi phí mà đảm bảo độ an toàn của máy bay khi được sản xuất.
Công nghệ hiện đại không thể thay thế hoàn toàn con người. Nó hỗ trợ và làm việc cùng con người để hoàn thành mục tiêu chung một cách tốt nhất. Con người và máy móc có thể đồng hành cùng nhau phối hợp làm việc để khiến cho quá trình sản xuất diễn ra thuận lợi hơn.
BMW đã cho ra mắt Bộ giáp bên ngoài (có tên tiếng Anh là Exoskeleton) được trang bị cho công nhân nhà máy của họ. Thiết bị đeo trên người này hỗ trợ công nhân thực hiện các công việc lặp đi lặp lại dễ dàng hơn và giảm nguy cơ chấn thương. Đây là một trong những ví dụ điển hình về việc con người và công nghệ có thể phối hợp linh hoạt để tạo ra môi trường làm việc an toàn và hiệu quả.
Đảm bảo chất lượng thành phẩm là yếu tố cực kỳ quan trọng trong ngành sản xuất. Các công nghệ chuyển đổi số hiện nay giúp kiểm soát chất lượng chính xác và nhanh chóng hơn.
Tesla, ông lớn tiên phong trong lĩnh vực xe hơi điện, đã sử dụng camera và thiết bị cảm biến để kiểm tra từng bộ phận của ô tô. Chúng có khả năng phát hiện các lỗi vặt mà ngay cả người có con mắt tinh tường nhất cũng bỏ sót. Việc này không chỉ giúp cải thiện chất lượng xe hơi của Tesla mà còn đẩy nhanh quá trình sản xuất.
Một trong những điểm sáng nổi bật của chuyển đổi số trong sản xuất là Nhà máy thông minh. Đây là những nhà máy có áp dụng các công nghệ tiên tiến nhất như IoT, Trí tuệ nhân tạo (AI) và dữ liệu lớn (big data) giúp đẩy nhanh quá trình sản xuất.
Siemens, một ông lớn trong ngành sản xuất, có nhà máy Amberg được đặt tại Đức. Đây được coi như một đại diện tiêu biểu cho thế hệ các nhà máy thông minh. Nhà máy Amberg đã được tự động hóa một cách đáng kinh ngạc. Nó sử dụng công nghệ nhận dạng qua sóng vô tuyến (RFID) để theo dõi từng sản phẩm trong suốt quá trình sản xuất. Dữ liệu được thu thập giúp giảm thiểu tỷ lệ sai lỗi và bám theo đúng tiến độ sản xuất, ngay cả khi nhu cầu của khách hàng tăng hoặc giảm đột ngột.
Công nghệ in ấn 3D cho phép các nhà sản xuất tạo ra các bộ phận phức tạp và tùy chỉnh mọi chi tiết một cách nhanh chóng và linh hoạt. General Electric sử dụng công nghệ in 3D để chế tạo ra vòi phun nhiên liệu cho động cơ của họ. Vòi phun này có cấu tạo cực kỳ phức tạp và không thể sản xuất theo phương thức truyền thống.
Với công nghệ in 3D, vòi phun này không những được sản xuất với trọng lượng nhẹ hơn, mà còn có công suất hoạt động tốt hơn. Điều này giúp tiết kiệm nhiên liệu, giảm khí thải, mang lại lợi ích cho tất cả các bên liên quan.
Các nhà sản xuất hiện cũng đang sử dụng các công nghệ mới để chuỗi cung ứng của họ hoạt động liền mạch hơn. Điều này giúp họ nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, tiết kiệm chi phí và đáp ứng nhu cầu khách hàng tốt hơn.
Amazon đã đầu tư vào hệ thống logistics khổng lồ với robot và hệ thống tự động hóa để đẩy nhanh quá trình hoạt động. Robot có khả năng làm việc cùng với con người, giúp họ di chuyển sản phẩm quanh kho hàng với tốc độ cao hơn gấp nhiều lần. Điều này có nghĩa là khách hàng nhận được đơn hàng nhanh hơn và cảm thấy hài lòng hơn về dịch vụ giao hàng, từ đó gia tăng lòng trung thành của họ với thương hiệu.
Chuyển đổi số không chỉ hướng đến việc gia tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp mà còn hướng đến việc bảo vệ môi trường, đảm bảo tương lai bền vững cho thế hệ sau. Công nghệ số giúp các công ty giảm thiểu dấu chân carbon của họ.
3M, một công ty đa quốc gia, đã thực hiện chương trình mang tên “Phòng Ngừa Ô nhiễm Hiệu quả” (Pollution Prevention Pays – 3P). Họ sử dụng phân tích dữ liệu để tìm kiếm và khắc phục các nguồn gây ô nhiễm môi trường, tiết kiệm chi phí và ngăn chặn hậu quả do ô nhiễm gây ra. Điều này được coi là thắng lợi chung cho cả doanh nghiệp và Trái đất của chúng ta.
Vậy, đâu là lý do tại sao doanh nghiệp sản xuất phải chuyển đổi số? Câu trả lời rất đơn giản: Chuyển đổi số trong sản xuất mang lại nhiều lợi ích thiết thực, từ việc đạt được mục tiêu kinh doanh, đáp ứng nhu cầu khách hàng cho đến khẳng định vị thế dẫn đầu trên thị trường. Dưới đây là một số lợi ích mà chuyển đổi số mang lại trong doanh nghiệp sản xuất:
Chuyển đổi số trong sản xuất công nghiệp giúp doanh nghiệp đạt được những mục tiêu kinh doanh cốt lõi đã đề ra. Nó bao gồm gia tăng hiệu suất làm việc của công nhân, giảm thiểu chi phí và gia tăng sản lượng. Tận dụng những công cụ số hóa giúp doanh nghiệp tối ưu hóa quy trình sản xuất và đưa ra các quyết định nhanh chóng, chính xác hơn để đạt mục tiêu sản lượng tốt nhất.
Các công cụ số thúc đẩy tối ưu vận hành và cải thiện khả năng phân bổ nguồn lực, từ đó giảm thiểu đáng kể các chi phí. Phân tích dữ liệu nâng cao cho phép chủ doanh nghiệp đưa ra quyết định và hoạch định chiến lược tốt hơn, từ đó tránh đầu tư vào những danh mục lãng phí không cần thiết.
Triển khai công nghệ cao như AI và IoT có thể cải thiện khả năng quản lý chất lượng trong sản xuất, giảm thiểu rủi ro và đảm bảo chất lượng sản phẩm luôn ở mức tốt nhất. Do vậy, độ uy tín của công ty trên thị trường sẽ tăng lên và niềm tin khách hàng được củng cố.
Một dự án chuyển đổi số được triển khai bài bản từ đầu sẽ làm tăng trải nghiệm khách hàng, đơn giản hóa giao dịch, giao hàng chính xác và đúng hạn hơn. Từ đó, doanh nghiệp có thể tạo ra doanh thu tăng trưởng nhanh chóng và duy trì lợi nhuận bền vững hơn.
Trong bối cảnh tình hình kinh tế – chính trị – xã hội biến động chóng mặt như hiện nay, nhu cầu khách hàng liên tục thay đổi. Công nghệ số trang bị cho doanh nghiệp sản xuất với những công cụ thích ứng nhanh nhạy để đáp ứng nhu cầu này.
Thông qua IoT hay AI, các nhà sản xuất có thể tổng hợp dữ liệu theo thời gian thực (real-time) về sở thích của khách hàng và xu hướng thị trường hiện tại. Vì vậy, doanh nghiệp có thể điều chỉnh quy trình sản xuất và các sản phẩm của mình một cách kịp thời và phù hợp hơn.
Chuyển đổi số giúp các nhà lãnh đạo trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp có được sự thấu hiểu toàn diện về hoạt động sản xuất, cũng như đưa ra những chiến lược hiệu quả dựa trên số liệu thực tế. Các lãnh đạo có thể sử dụng phân tích dự báo để đoán trước được những biến động của thị trường, hình dung ra những thách thức và nắm bắt những cơ hội.
Các dự báo này có thể là một quân bài lợi hại và hoàn toàn có khả năng lật ngược tình thế. Từ đó, các nhà lãnh đạo có khả năng chèo lái con thuyền doanh nghiệp của mình một cách vững vàng hơn trong cuộc cách mạng số hiện nay.
Phân tích dự báo là nền tảng cho chuyển đổi số trong lĩnh vực sản xuất. Nó cho phép chủ doanh nghiệp lường trước được các sự cố về thiết bị, dự báo nhu cầu hàng hóa và tối ưu chuỗi cung ứng. Cách tiếp cận chủ động này làm giảm thời gian chết của máy móc, cải thiện việc quản lý hàng tồn kho và tăng hiệu quả hoạt động vận hành.
Các công cụ kỹ thuật số khuyến khích các bộ phận trong công ty giao tiếp và hợp tác hiệu quả hơn. Sự hợp tác giữa các phòng ban rất quan trọng cho việc đổi mới quy trình sản xuất và giải quyết các vấn đề. Hiện nay, các nền tảng phần mềm rất đa dạng giúp các đội nhóm như thiết kế, sản xuất, bán hàng,… dễ dàng trao đổi và làm việc cùng nhau.
Chuyển đổi số trong sản xuất trực tiếp tác động lên chất lượng sản phẩm. Với công nghệ hiện đại như in 3D, AI hay công nghệ học máy, các doanh nghiệp có thể sản xuất liên tục với số lượng lớn các sản phẩm có chất lượng vượt trội và đạt độ tinh xảo cao. Quy trình quản lý chất lượng cũng được nâng cấp thông qua việc phân tích và giám sát dữ liệu thời gian thực. Điều này đảm bảo sản phẩm đáp ứng được các tiêu chuẩn nghiêm ngặt từ thị trường và kỳ vọng cao từ khách hàng.
Việc triển khai chuyển đổi số trong các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực sản xuất có thể dẫn đến nhiều nguy cơ tiềm ẩn, chẳng hạn như các vấn đề về quản lý và bảo mật dữ liệu. Các chủ doanh nghiệp cũng có thể gặp phải những thách thức trong việc thu hút và giữ chân nhân tài phù hợp cho các vị trí quản lý sản xuất kỹ thuật số.
Nếu muốn giảm thiểu những rủi ro này, doanh nghiệp nên tập trung vào việc cải thiện khả năng thích ứng với công nghệ của tổ chức và xây dựng một đội ngũ nhân tài vững mạnh.
Để đảm bảo dự án chuyển đổi số trong sản xuất có thể thành công như mong đợi, doanh nghiệp cần cân nhắc những yếu tố sau:
Doanh nghiệp cần quyết tâm thực hiện những chiến lược này để đạt được mục tiêu ban đầu. Thêm vào đó, các doanh nghiệp hoàn toàn có thể tự tin và chuyển đổi số hiệu quả trong hoạt động sản xuất của mình để đi đầu trong thời đại kỷ nguyên số hiện nay.
Đọc thêm: 9 bước chuyển đổi số trong ngành sản xuất
——————————-
Công ty Tư vấn Quản lý OCD (OCD Management Consulting Co) là một trong những công ty tư vấn quản lý hàng đầu Việt Nam với tính chuyên nghiệp, thực tiễn và chất lượng cao.
Nếu bạn quan tâm, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí!
Thông tin chính thức về OCD được cập nhật tại website: https://ocd.vn
Fanpage chính thức của OCD vui lòng truy cập: https://facebook.com/OCDConsulting
Liên hệ nhanh Hotline/Zalo: 0886595688 hoặc gửi email đến: ocd@ocd.vn
You must be logged in to post a comment.