Last updated on 24 May, 2024
Chúng ta nghe thông tin về sự sụp đổ của Enron và World Com và cho rằng điều này sẽ không bao giờ xảy ra ở Boise. Nhưng nghĩ kỹ hơn chúng ta sẽ nhớ ra rằng 10 năm trước Boise cũng có một công ty ở trong tình trạng tương tự của Enron, đó là Morrison Knudsen. Vậy tại sao các công ty lại bị tan rã và điều gì cần phải làm để bảo vệ các nhân viên, nhà quản lý, và các cổ đông?
Mười năm trước ở Boise, tập đoàn Morrison Knudsen cũng gặp phải tình trạng tương tự như Enron. Vào năm 1994, công ty đã bị thua lỗ mất 300 triệu đôla. Các nhân viên làm việc lâu năm đã bị mất kế hoạch lương hưu. Còn giá cổ phiếu thì giảm từ 30 đôla xuống còn 5 đôla trong vòng vài tháng. Vậy điều gì đã xảy ra với họ?
Trong vòng hàng thập kỷ, MK đã từng là một công ty rất mạnh. Công ty này đã xây dựng con đập nổi tiếng Hoover và đường ống xuyên qua Alaska. Nhưng vào giữa thập kỷ 90 công ty đã sụp đổ.
Theo ông Thomas Chandler, luật sư tại công ty Hawley Troxell and Hawley, và là chuyên gia về Quản chế doanh nghiệp, MK sụp đổ do Ban giám đốc của công ty đã không hoàn thành nhiệm vụ kiểm tra và cân bằng các hoạt động của hệ thống quản lý cấp cao.
Một số các sự kiện đã chứng tỏ đổ vỡ xảy ra là do Ban quản trị thiếu tầm nhìn bao quát và giám sát. Chủ tịch hội đồng quản trị (CEO) Bill Agee nhận được mức lương và các ưu đãi cao ngất nhưng lại điều hành công ty “từ xa” – từ nhà của ông ở vùng bờ biển California. Vợ của ông là Mary Cunningham cũng điều hành MK Foundation và hướng các nguồn quỹ đến những sở thích cá nhân của bà. Kết cục là Agee bắt đầu bán đi các tài sản của công ty để đạt được các mục tiêu về tài chính… hành vi điển hình ở những công ty có vấn đề về quản lý.
Table of Contents
ToggleChúng ta được nghe rất nhiều về quản trị xung đột trong công ty trên các phương tiện truyền thông, trong kinh doanh, trong trường đại học. Vậy đó là cái gì và nó có tác dụng như thế nào đối với các doanh nghiệp?
Theo Thomas Chandler, luật sư tại công ty Hawley Troxell, Corporate governance là một tập hợp các cấu trúc và quy trình mà các tổ chức thực hiện để đảm bảo lãnh đạo hiệu quả và đúng đắn. Cấu trúc tập trung vào cách mà các lãnh đạo và quá trình ra quyết định diễn ra trong một tổ chức. Ví dụ, hầu hết các công ty thường áp dụng quá trình ra quyết định theo hệ thống cấp bậc, trong khi đó các hội hợp danh, giống như các công ty kế toán hay công ty luật, lại lựa chọn quyền ra quyết định chia đều cho tất cả các thành viên.
Do vậy, các quá trình ra quyết định, bị chi phối bởi cấu trúc lãnh đạo, làm sáng tỏ rằng ai là người chịu trách nhiệm và phải giải thích cho các quyết định đưa ra.
Vì vậy, theo ông Chandler, các quá trình của quản trị xung đột trong công ty giúp chúng ta hiểu rõ ai là người đưa ra các quyết định – khi nào thì tăng lương cho nhân viên, khi nào thì mở thêm kho hàng, khi nào thì bán đi một tài sản của doanh nghiệp. Và corporate governance còn xác định xem ai chịu trách nhiệm và giải thích cho các quyết định đó.
Sự cần thiết phải xây dựng một cấu trúc như vậy hình thành từ các vấn đề tương tự như các vấn đề đã xảy ra ở Enron – hoặc là việc điều hành từ xa như ở Morrison Knudsen vào giữa những năm 1990. Nếu doanh nghiệp đã có cơ cấu và quá trình quản lý được thiết kế tốt, tất nhiên sẽ đạt được hoạt động hiệu quả.
Các nhân viên ít khi sử dụng đến các hệ thống có tính nguyên tắc như chính sách của công ty, và họ chỉ dùng đến chúng trong quá trình đưa ra các quyết định. Trái lại, những thứ được sử dụng rất thường xuyên lại là các quy định không hề có tính nghi thức và thường không được viết ra. Những quy tắc như vậy mới thực sự định hướng hành vi của nhân viên.
Hầu hết các doanh nghiệp cho rằng các hệ thống thông tin mang tính thân mật sẽ giúp nhân viên biết cách làm việc theo nguyên tắc và nội quy. Và, theo luật sư Thomas Chandler, điều này phát huy hiệu quả ở hầu hết mọi thời điểm.
Nhưng đôi khi, sự việc trở nên trục trặc khi một vị quản lý không công khai các loại quỹ, bán đi tài sản công ty, hoặc lạm dụng các ưu đãi công ty dành cho. Khi đó, corporate governance có thể làm nhiệm vụ kiểm tra và cân đối lại quyền lực của bộ phận quản lý cấp cao.
Những nguyên tắc như vậy có thể không được viết ra, và thường được gắn chặt với văn hóa doanh nghiệp, quá trình ra quyết định, và cấu trúc của công ty. Văn hóa Corporate governance cho phép Giám đốc có quyền chất vấn về các quyết định của ban quản lý; ngoài ra còn giúp bảo vệ nhân viên khỏi những ảnh hưởng của những việc làm thiếu trách nhiệm của quản lý. Tuy nhiên, nếu văn hóa này bị phá hủy, thì vai trò kiểm tra và cân bằng của nó cũng bị sói mòn. Vì vậy, luật pháp đã thiết lập nên những quy chế bắt buộc về corporate governance.
Cô bạn người Đức của tôi rất mê nói chuyện chính trị và thường xuyên phàn nàn về các chính sách của nước Mỹ. Nhưng gần đây, cô ấy đã đề cập đến một vấn đề tôi cho là hoàn toàn đúng.
Cô bạn người Đức này là sinh viên của một trường đại học ở Mỹ có nói với tôi rằng người Mỹ xuất sắc hơn người các nước khác ở điểm được gọi là “civil courage” – Sự dũng cảm. Cô ấy và tôi thường bàn luận rất cởi mở về mọi vấn đề chúng tôi cho là chưa thực sự thuyết phục. Rõ ràng, ở Đức mọi người ngồi vào một cuộc họp và thảo luận vấn đề mà mọi người đều biết rằng nó sai hoặc thật vô nghĩa, nhưng họ vẫn gật đầu và không có ai hỏi han chất vấn gì cả.
Ngược lại, ở Mỹ, có những người dám đứng lên thậm chí họ có thể bị mất việc làm, mất uy tín, và có thể cả mạng sống để khẳng định đến cùng là việc làm đó hay cái đó là sai và phải được thay đổi.
Luật sư Thomas Chandler phát biểu rằng quản trị xung đột ủng hộ cho sự can đảm của cá nhân. Các quy tắc của quản trị xung đột cho phép các thành viên bên trong tổ chức chỉ ra các sai lầm, thất bại và bảo vệ những con người dũng cảm dám làm việc đó. Trên thực tế, các đạo luật của Liên Bang cũng bảo vệ những người dám đứng ra phê bình khuyết điểm trong các tổ chức.
Việc là một giám đốc thường đồng nghĩa với lương cao, ưu đãi lớn, và vị trí quyền lực trong tổ chức. Mặc dù vậy, ngày nay những vị giám đốc không thi hành đúng phận sự có thể bị kiện ra tòa vì những việc làm của mình.
Theo Thomas Chandler, thuyết gia về vấn đề quản trị xung đột trong công ty, có một vài biện pháp giúp các Giám đốc trong Hội đồng quản trị thực hiện các công việc của mình.
Ví dụ, các Giám đốc nên tổ chức các buổi họp dành riêng cho Ban quản trị mà không cần sự có mặt của quản lý. Bởi vì, các giám đốc trong Ban quản trị thường ngại không đưa ra câu hỏi khi có sự tham dựa của quản lý cấp cao trong phòng. Vì vậy, ngày nay các công ty tổ chức các buổi họp riêng giữa hai cấp cho phép các thảo luận diễn ra cởi mở hơn.
Khi các Giám đốc bị kiện vì không hoàn thành nhiệm vụ giám sát và cung cấp các thông tin cần thiết cho các cổ đông, họ có thể phải trả bằng tiền của mình chứ không phải là tiền của công ty hay tiền của công ty bảo hiểm. Một biện pháp tốt nhất thực hiện sau cùng là các kiểm toán viên bên ngoài công ty không nên cung cấp báo cáo cho ban quản lý mà thay vào đó, nên cung cấp báo cáo cho đội kiểm toán của Ban quản trị.
Nguồn: Saga
Tham khảo: Khóa học Kỹ năng giải quyết vấn đềcủa OCD