Ngành thực phẩm đã và đang ứng dụng chuyển đổi số như thế nào?

Chuyển đổi số trong doanh nghiệp
Chuyển đổi số DN (DX) là gì và nên thực hiện như thế nào?
1 January, 2024
Cơ hội chuyển đổi số của Việt Nam
Cơ hội chuyển đổi số của Việt Nam, không làm luôn thì đợi đến bao giờ?
2 January, 2024
Show all
chuyển đổi số ngành thực phẩm

chuyển đổi số ngành thực phẩm

5/5 - (4 votes)

Last updated on 28 June, 2024

Việt Nam sở hữu nhiều lợi thế vượt trội để phát triển ngành chế biến nông sản, lương thực, thực phẩm với nguồn nguyên liệu dồi dào, thị trường rộng mở và các chính sách hỗ trợ ưu đãi. Tuy nhiên, để thành công trên thị trường quốc tế, các doanh nghiệp cần đối mặt và vượt qua nhiều rào cản. Để biến tiềm năng thành hiện thực, các doanh nghiệp ngành thực thẩm cần chủ động nắm bắt cơ hội, vượt qua thách thức và ứng dụng hiệu quả chuyển đổi số. Chuyển đổi số sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh, gia tăng lợi thế và góp phần đưa ngành chế biến thực phẩm của Việt Nam vươn tầm quốc tế.

chuyển đổi số ngành thực phẩm

Chuyển đổi số ngành thực phẩm

Thách thức mà ngành chế biến thực phẩm đang phải đối mặt hiện nay

Ngành nông nghiệp và thủy sản Việt Nam đang phải đối mặt với một số thách thức trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm, đặc biệt là tại thị trường trong nước. Vấn đề này xảy ra là do quy trình sản xuất còn rời rạc, manh mún, thiếu sự liên kết giữa các khâu trong chuỗi cung ứng. Điều này dẫn đến chất lượng sản phẩm không đồng đều, khó kiểm soát vấn đề an toàn thực phẩm và truy xuất nguồn gốc.

Ngoài ra, một số sản phẩm nông sản, thủy sản chưa đáp ứng được các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm và truy xuất nguồn gốc quốc tế. Việc này làm ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu và uy tín thương hiệu Việt Nam.

Việc quản lý nguyên liệu đầu vào, dây chuyền sản xuất, chất lượng sản phẩm và hàng tồn kho đóng vai trò vô cùng quan trọng trong ngành sản xuất nói chung và chế biến thực phẩm nói riêng. Chỉ cần một sai sót nhỏ, dù là sai sót trong khâu đếm kiện hàng hay biến động độ ẩm trong quá trình vận chuyển, cũng có thể khiến doanh nghiệp lao đao vì không đáp ứng được yêu cầu của khách hàng, dẫn đến tổn thất hàng trăm tỷ đồng và ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín thương hiệu.

Lúc trước, quản lý thủ công được coi là đủ và đáp ứng được nhu cầu doanh nghiệp do thời ấy, số lượng sản phẩm được sản xuất còn khiêm tốn. Tuy nhiên, trong thời đại hện nay, thị trường bùng nổ với nhu cầu tăng cao và khoa học công nghệ có những bước tiến vượt bậc, đặc biệt là từ các đối thủ cạnh tranh. Lúc này, doanh nghiệp buộc phải có những biện pháp thay đổi để thích nghi với thời cuộc.

Ngành chế biến nông sản Việt Nam đã gặt hái được nhiều thành tựu đáng tự hào, song lại chưa thể phát huy hết tiềm năng to lớn của mình. Một trong những “vật cản” ngăn chặn sự phát triển của ngành chính là sự thiếu đồng bộ và lạc hậu về mặt công nghệ. Hầu hết máy móc, dây chuyền sản xuất được đầu tư từ lâu, thiếu nhiều tính năng tiện ích, dẫn đến năng suất thấp, hao hụt nguyên liệu cao.

Ngoài ra, các máy móc không tương thích với nhau dẫn đến khó khăn trong vận hành, bảo trì và quản lý. Chi phí đầu tư và nâng câp cho hệ thống công nghệ hiện tại là rất lớn, gây áp lực tài chính cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp cũng có thể gặp rủi ro nếu chọn lựa các thiết bị, công nghệ không phù hợp với nhu cầu thực tế của mình.

Doanh nghiệp Việt Nam vẫn gặp nhiều vấn đề do thiếu quy trình rõ ràng, làm việc dựa trên kinh nghiệm cá nhân và xử lý vấn đề không đồng nhất. Rào cản về chi phí cũng là một trong những lý do khiến do dữ liệu của các doanh nghiệp nhỏ chưa đồng bộ. Tuy nhiên, trong bức tranh ảm đạm đó, nổi lên là những doanh nghiệp tiên phong trong việc áp dụng chuyển đổi số ngành thực phẩm, như Marvin hay Trứng gà Dabaco,…

thách thức chuyển đổi số ngành thực phẩm

Thách thức của chuyển đổi số ngành thực phẩm

Chuyển đổi số ngành thực phẩm đã và đang diễn ra như thế nào?

Ứng dụng AI trong chuyển đổi số ngành thực phẩm

Ngành chăn nuôi Việt Nam đang đứng trước ngã rẽ quan trọng: chuyển đổi từ mô hình nhỏ lẻ, manh mún sang mô hình tập trung, hiện đại. Đây là quyết định mang tính chiến lược, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển bền vững của các doanh nghiệp trong tương lai. Việc này đòi hỏi người lãnh đạo cần có tầm nhìn chiến lược khôn ngoan và khả năng lập lập sắc bén để đưa ra lựa chọn hợp lý.

Tập đoàn Mavin chính thức đưa phần mềm ERP vào vận hành cho ngành thức ăn chăn nuôi. Hệ thống ERP được xây dựng dựa trên nền tảng SAP S/4HANA tiên tiến, giúp tự động hóa toàn bộ quy trình sản xuất kinh doanh, từ đó nâng cao hiệu quả, chất lượng và khả năng quản lý của Mavin.

Dự án ERP của Tập đoàn Mavin không chỉ đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong hành trình chuyển đổi số của doanh nghiệp mà còn mang ý nghĩa to lớn đối với ngành nông nghiệp Việt Nam. Dự án này góp phần hiện thực hóa chủ trương và xu hướng số hóa, ứng dụng công nghệ 4.0 đang được đẩy mạnh.

Thu thập dữ liệu, thiết lập chỉ số và đánh giá 

FPT, tập đoàn công nghệ hàng đầu Việt Nam, luôn chú trọng việc học hỏi từ kinh nghiệm của các doanh nghiệp đi trước. Nhờ tầm nhìn chiến lược và tinh thần cầu tiến, FPT đã ghi dấu ấn thành công trong các dự án chuyển đổi số đầy thách thức.

FPT và ‘Vua tôm’ Minh Phú thống nhất cùng xây dựng những giải pháp, sản phẩm có thể áp dụng cho ngành tôm và ngành nông nghiệp Việt Nam nói chung.

Chuyển đổi số đang là xu hướng tất yếu trong thời đại công nghệ số, tuy nhiên tỷ lệ thành công của các doanh nghiệp Việt Nam còn nhiều hạn chế. Ông Trương Gia Bình, Chủ tịch Tập đoàn FPT, đã chia sẻ rằng 90% nhà lãnh đạo doanh nghiệp đã bắt đầu hành trình chuyển đổi số nhưng chỉ 30% đạt được thành công như mong muốn, theo báo cáo của Gartner. 

Một số tập đoàn lớn trên thế giới đã gặt hái thành công trong chuyển đổi số nhờ chiến lược bài bản, đầu tư mạnh mẽ và đội ngũ nhân lực chất lượng cao. Doanh nghiệp Việt Nam có thể học hỏi kinh nghiệm từ những tập đoàn này, đúc kết thành phương pháp luận phù hợp và triển khai từng bước nhỏ.

Hợp đồng tư vấn chuyển đổi số cho Thủy sản Minh Phú ký kết ngày 24/12 sẽ tác động đến ngành tôm của Việt Nam nói riêng và ngành nông nghiệp số nói chung. Vì vậy, 2 bên thống nhất không chỉ xây dựng giải pháp riêng cho Minh Phú mà xây dựng những giải pháp, sản phẩm có thể áp dụng cho toàn ngành tôm và ngành nông nghiệp Việt Nam nói chung.

Ngành tôm Việt Nam được kỳ vọng đẩy mạnh ứng dụng chuyển đổi số để nâng cao hiệu quả sản xuất, giảm thiểu rủi ro và nâng tầm cạnh tranh. Các giải pháp công nghệ như IoT, AI, Big Data được kỳ vọng sẽ giúp giải quyết 3 vấn đề lớn trong nuôi tôm: dịch bệnh, thời tiết và con người. Nhờ chuyển đổi số, ngành tôm có thể nâng cao năng suất, chất lượng, truy xuất nguồn gốc và kết nối chặt chẽ chuỗi giá trị, từ đó đáp ứng tốt hơn nhu cầu thị trường và hướng đến sự phát triển bền vững.

Quá trình thực hiện chuyển đổi số sẽ là một lộ trình lặp đi lặp lại gồm các bước: xây dựng lộ trình chuyển đổi số, chiến lược chuyển đổi số gồm: định hướng chiến lược; khảo sát để nắm được thực tiễn và đưa ra mô hình chuyển đổi số phù hợp; xây dựng lại toàn bộ lộ trình chuyển đổi số cho doanh nghiệp.

Từ lúc xây dựng lộ trình đến khi triển khai các dự án FPT cũng sẽ cùng Thủy sản Minh Phú xây dựng lộ trình đào tạo truyền thông, gắn kết tất cả các nguồn lực, đối tượng bên trong và bên ngoài để có được sự ủng hộ tối đa của các lực lượng giúp Minh Phú chuyển đổi số ngành thực phẩm thành công.

Đọc thêm: Case study chuyển đổi số thành công từ các thương hiệu nổi tiếng

Kết luận về chuyển đổi số ngành thực phẩm

Chuyển đổi số không chỉ là xu hướng mà còn là yếu tố then chốt giúp doanh nghiệp gia tăng hiệu quả hoạt động và nâng cao năng lực cạnh tranh. Nhận thức được điều này, ngày càng nhiều doanh nghiệp, tổ chức trên mọi lĩnh vực đang tích cực ứng dụng chuyển đổi số vào hoạt động kinh doanh. Ngoài ra, họ còn tìm hỏi và học hỏi thêm những hinh thức tiến bộ để đưa vào các dự án triển khai chuyển đổi số. Điều này giúp họ đạt được nhiều thành tựu và là tấm gương sáng cho các doanh nghiệp khác noi theo.

Chuyển đổi số đang là chủ đề thu hút sự quan tâm lớn tại Việt Nam. Tuy nhiên, để thực hiện thành công quá trình này, điện toán đám mây đóng vai trò vô cùng quan trọng. Doanh nghiệp Việt cần học hỏi và đổi mới liên tục để thu hẹp khoảng cách về công nghệ, năng lực cạnh tranh giữa doanh nghiệp giữa doanh nghiệp trong nước với nước ngoài.

Để bắt kịp xu hướng trong cách mạng công nghệ 4.0, mỗi cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức và chính phủ phải rất nỗ lực chuyển mình, để “ngấm” được quá trình thay đổi, ứng dụng của công nghệ thì mới hy vọng quá trình Chuyển đổi số đóng góp vào sự phát triển của doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung. 

ocd tư vấn chuyển đổi số

——————————-

Công ty Tư vấn Quản lý OCD (OCD Management Consulting Co) là một trong những đơn vị tư vấn chuyển đổi số hàng đầu Việt Nam với tính chuyên nghiệp, thực tiễn và chất lượng cao.

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí và bắt đầu hành trình chuyển đổi số của bạn! 🚀

Thông tin chính thức về OCD được cập nhật tại website: https://ocd.vn

Fanpage chính thức của OCD vui lòng truy cập: https://facebook.com/OCDConsulting

Liên hệ nhanh Hotline/Zalo: 0886595688 hoặc gửi email đến: ocd@ocd.vn

Contact Us

//]]>