Last updated on 5 December, 2024
Mô hình kinh doanh là bản tóm tắt những tiềm năng phát triển của một doanh nghiệp một cách ngắn gọn và dễ hiểu nhất. Các công ty thuộc mọi lĩnh vực và giai đoạn phát triển đều cần một mô hình kinh doanh hoàn chỉnh. Nhiều doanh nghiệp lựa chọn xây dựng các mô hình phức tạp với những quy trình chi tiết. Trong khi đó, những doanh nghiệp khác lại chỉ thiết kế và mô tả những điều cơ bản nhất, sau đó bắt tay ngay vào nhiệm vụ thực thi.
Dù xây dựng bằng cách nào, sự thống nhất và đồng lòng trong nội bộ là điều vô cùng quan trọng. Cùng OCD tìm hiểu kỹ hơn về khái niệm, đặc điểm nổi bật và các loại mô hình kinh doanh phổ biến trong bài viết dưới đây nhé.
Table of Contents
ToggleMô hình kinh doanh đơn giản là bản kế hoạch chi tiết về cách thức một doanh nghiệp hoạt động để kiếm tiền. Nó giống như một bản đồ chỉ đường, giúp doanh nghiệp xác định rõ mình sẽ bán gì, bán cho ai, và làm thế nào để thu về lợi nhuận.
Ví dụ: Một nhà hàng có mô hình kinh doanh là bán thức ăn và đồ uống cho khách hàng đến ăn tại quán hoặc mang đi. Họ kiếm tiền bằng cách bán các món ăn và đồ uống đó, đồng thời thu thêm phí dịch vụ.
Mô hình kinh doanh đóng vai trò quan trọng với cả doanh nghiệp mới và doanh nghiệp đã thành lập lâu năm. Nó giúp doanh nghiệp mới thu hút vốn đầu tư, tuyển dụng được nhân tài, tạo động lực làm việc cho đội ngũ quản lý và nhân viên.
Nếu bạn là doanh nghiệp đã thành lập lâu năm, bạn nên thường xuyên đánh giá và điều chỉnh mô hình kinh doanh của mình. Điều này giúp bạn dự báo được những xu hướng trong tương lai và đương đầu với những thử thách dễ dàng hơn. Công cụ này giúp nhà đầu tư định giá được doanh nghiệp mà họ có hứng thú. Ngoài ra, nó còn giúp nhân viên hiểu được tầm nhìn sứ mệnh của công ty nơi mà họ muốn làm việc và cống hiến.
Mô hình kinh doanh là công cụ quản trị chiến lược kinh doanh hiệu quả. Phương pháp xây dựng phổ biến nhất chính là mô hình Canvas. Nó thường bao gồm 9 thành phần sau:
Phân khúc khách hàng là một nhóm khách hàng cá nhân hoặc doanh nghiệp mà bạn muốn nhắm đến để bán các sản phẩm, dịch vụ cho họ. Việc phân loại nhóm khách hàng dựa trên đặc điểm chung về giới tính, độ tuổi, vị trí địa lý, hành vi mua sắm, sở thích,… Hiểu rõ từng phân khúc khách hàng sẽ giúp bạn có nhiều cơ hội hơn để phục vụ nhu cầu của họ.
Sau khi phân tích từng phân khúc một cách cẩn thận, bạn cần xác định xem ai là đối tượng khách hàng cần tập trung và nhóm khách hàng nào thì nên bỏ qua. Sau đó, bạn cần thiết kế chân dung khách hàng đại diện cho từng phân khúc mục tiêu.
Tuyên bố giá trị đại diện cho giải pháp độc đáo của doanh nghiệp bạn. Giải pháp này được thể hiện qua việc cung cấp sản phẩm, dịch vụ giải quyết đúng vấn đề của từng phân khúc khách hàng. Từ đó, mỗi phân khúc sẽ cảm thấy doanh nghiệp đang tạo ra giá trị cho họ.
Doanh nghiệp sử dụng tuyên bố giá trị để xác định lợi điểm bán hàng độc đáo (Unique selling point) giúp giải quyết điểm đau của khách hàng. Tuyên bố giá trị này có thể được phát triển theo hướng định tính (mức giá hay tốc độ dịch vụ) hoặc định lượng (trải nghiệm khách hàng hay thiết kế sản phẩm).
Kênh phân phối là điểm chạm giúp khách hàng kết nối với thương hiệu của bạn. Đây là yếu tố đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nhận diện với sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Từ đó, doanh nghiệp có thể dễ dàng truyền tải tuyên bố giá trị đến khách hàng.
Có hai loại kênh phân phối chính:
Quan hệ khách hàng giúp doanh nghiệp bạn xác định từng giai đoạn mà khách hàng đi qua trong hành trình khách hàng. Một số loại quan hệ khách hàng bao gồm:
Trong phần này, bạn cần mô tả những hoạt động chính giúp mô hình kinh doanh hoạt động hiệu quả. Có 3 loại hoạt động chính bao gồm:
Nguồn lực chính bao gồm tất cả những gì doanh nghiệp của bạn cần để vận hành và tạo ra giá trị cho khách hàng. Những nguồn lực này bao gồm:
Đối tác chính bao gồm các doanh nghiệp khác và nhà cung cấp giúp doanh nghiệp hoạt động tối ưu hơn. Điều này giúp doanh nghiệp bạn giảm thiểu rủi ro và tiếp cận được nhiều nguồn lực mới. Đối tác chính bao gồm:
Doanh thu là nguồn tiền mà doanh nghiệp tạo ra bằng việc bán sản phẩm, dịch vụ của mình đến khách hàng. Bạn nên mô tả những cách thức doanh nghiệp của mình tạo ra doanh thu bằng việc cung cấp giá trị cho khách hàng. Cấu trúc doanh thu có thể thực phân chia dựa trên kênh phân phối, phân khúc khách hàng hoặc loại sản phẩm,…
Chi phí là khoản chi doanh nghiệp cần bỏ ra để triển khai mô hình kinh doanh. Những khoản chi này có thể bao gồm chi phí sản xuất, chi phí thuê văn phòng, tiền lương nhân viên, chi phí marketing và bán hàng. Thường thì cơ cấu chi phí này sẽ bao gồm hai nhóm chính là chi phí cố định và chi phí biến đổi.
Dưới đây là một số loại mô hình kinh doanh phổ biến mà bạn có thể tham khảo:
Nhà bán lẻ là đơn vị cuối cùng trong chuỗi cung ứng. Họ mua hàng hóa từ nhà sản xuất, nhà phân phối hoặc nhà cung cấp và sau đó bán trực tiếp cho khách hàng.
Ví dụ về các công ty bán lẻ: Thế Giới Di Động, WinCommerce (thuộc Masan), MM Mega Market, PNJ,…
Nhà sản xuất chịu trách nhiệm lưu trữ nguyên liệu thô và tạo ra sản phẩm hoàn thiện bằng việc sử dụng nguồn lao động nội bộ, các máy móc và thiết bị. Họ có thể tạo ra sản phẩm theo đặt hàng riêng hoặc sản xuất sản phẩm hàng loạt với số lượng lớn. Họ bán sản phẩm của mình cho các nhà phân phối, đại lý bán lẻ hoặc bán trực tiếp cho khách hàng.
Ví dụ về các công ty sản xuất: Acecook Việt Nam, Vissan, Vinamilk,…
Đây là một hình thức giao dịch giữa các doanh nghiệp, chẳng hạn như giữa nhà sản xuất và nhà bán buôn, hoặc giữa nhà bán buôn và nhà bán lẻ. Mô hình B2B là hoạt động kinh doanh được thực hiện giữa các công ty với nhau, chứ không phải giữa một công ty và người tiêu dùng cá nhân.
Ví dụ: Amazon, Taobao, Alibaba,…
Thuật ngữ B2C đề cập đến quá trình bán sản phẩm và dịch vụ trực tiếp giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng, hay người dùng cuối cùng của các sản phẩm hoặc dịch vụ đó. Hầu hết các công ty bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng đều có thể được gọi là công ty B2C.
Ví dụ: Nhà hàng, quán cafe, cửa hàng tiện lợi,…
Đây là một mô hình thương mại điện tử kết hợp giữa B2B và B2C để thực hiện toàn bộ giao dịch sản phẩm hoặc dịch vụ. Về lý thuyết, B2B2C là một quá trình hợp tác, tạo ra các kênh cung cấp dịch vụ và sản phẩm có lợi ích lẫn nhau.
Ví dụ: App Store, Google Play,…
C2C là một mô hình kinh doanh cho phép người dùng giao dịch với nhau, thường diễn ra trong môi trường trực tuyến. Hai hình thức phổ biến của thị trường C2C là đấu giá và rao vặt. C2C đại diện cho một thị trường nơi một khách hàng mua hàng hóa từ một khách hàng khác thông qua một doanh nghiệp hoặc nền tảng của bên thứ ba để tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao dịch.
Ví dụ: Facebook, Chợ Tốt, Sendo,…
Thay vì bán sản phẩm, mô hình kinh doanh này tập trung vào việc người lao động cung cấp các dịch vụ. Mô hình này có thể tính phí theo giờ hoặc một mức phí cố định dựa trên thỏa thuận giữa hai bên.
Các công ty này thường chuyên môn hóa dịch vụ của mình, cung cấp những hiểu biết chuyên sâu về một lĩnh vực nhất định. Những kiến thức này đều đòi hỏi quá trình đào tạo đặc biệt và không quá phổ biến.
Ví dụ: Các công ty về dịch vụ chăm sóc sức khỏe hoặc các công ty tư vấn quản lý.
Đây là mô hình doanh thu định kỳ, trong đó khách hàng sẽ trả phí theo tuần, tháng hoặc năm để sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp. Khách hàng có thể gia hạn đăng ký sau một khoảng thời gian nhất định.
Ví dụ: Spotify, Netflix, Amazon Prime,…
Mô hình Freemium thu hút khách hàng bằng cách cung cấp cho họ miễn phí các sản phẩm, dịch vụ cơ bản với tính năng giới hạn. Sau khi khách hàng bắt đầu sử dụng dịch vụ, công ty sẽ cố gắng chuyển đổi họ thành người dùng trả phí cho các dịch vụ cao cấp với nhiều tính năng tối ưu hơn.
Về mặt lý thuyết, khách hàng hoàn toàn có thể sử dụng phiên bản miễn phí mãi mãi. Tuy nhiên, các công ty sẽ cố gắng thuyết phục họ nâng cấp gói bằng cách quảng bá những lợi ích hấp dẫn khi trở thành thành viên trả phí.
Ví dụ: LinkedIn Premium, Canva, Google Drive,…
Mô hình Bundling là một chiến lược mà công ty bán sản phẩm theo gói với mức giá rẻ hơn khi khách hàng mua từng sản phẩm riêng lẻ. Bằng cách này, công ty có thể tận dụng nguồn khách hàng hiện có, khuyến khích họ mua thêm các sản phẩm đi kèm khác. Để tạo động lực mua hàng, doanh nghiệp sẽ giảm giá cho khách hàng khi họ mua nhiều sản phẩm cùng lúc.
Ví dụ: khi mua kèm với sản phẩm chính là giày, Reebok đề xuất các sản phẩm liên quan như mũ, quần áo, balo,… với mức giá rẻ hơn. Điều này khiến cho khách hàng nghĩ rằng họ sẽ có lời hơn khi mua thêm những sản phẩm đó ngay lập tức so với việc để sau này rồi mua.
Đây là một mô hình kinh doanh khá đơn giản: doanh nghiệp cung cấp nền tảng để các hoạt động kinh doanh diễn ra trên này và nhận được một khoản phí từ các nhà bán hàng. Nền tảng này hướng đến tạo ra môi trường mua bán thuận tiện, an toàn và nhanh chóng.
Ví dụ: Các sàn thương mại điện tử như Lazada, Shopee, Tiki,…
Tên mô hình có nguồn gốc từ sản phẩm dao cạo và lưỡi dao. Mô hình kinh doanh này ban đầu sẽ bán những sản phẩm có thể sử dụng lâu bền với mức giá rẻ. Sau đó, họ sẽ kiếm được lợi nhuận cao từ việc bán các sản phẩm đi kèm với mức độ tiêu hao lớn. Tức là bạn liên tục phải mua sản phẩm này để có thể sử dụng sản phẩm đã mua trước đó.
Ví dụ: Các công ty có thể bán lỗ tay cầm dao cạo đắt tiền với dự đoán rằng người tiêu dùng sẽ cần phải liên tục mua và thay lưỡi dao cạo trong thời gian dài. Một ví dụ khác là, công ty HP bán lỗ máy in đắt tiền, sau đó bán số lượng lớn mực in đi kèm trong thời gian dài và kiếm lợi nhuận từ việc này.
Mô hình nhượng quyền tận dụng kế hoạch kinh doanh có sẵn để nhân rộng một công ty tại các địa điểm khác nhau. Các công ty nhượng quyền thường là các doanh nghiệp lĩnh vực F&B hoặc đồ gia dụng.
Họ sẽ hợp tác với các bên mua nhượng quyền, tài trợ cho hoạt động kinh doanh, quảng bá địa điểm mới và giám sát hoạt động. Đổi lại, bên bán nhượng quyền sẽ nhận được một tỷ lệ phần trăm trên lợi nhuận từ bên mua nhượng quyền.
Ví dụ: Domino’s Pizza, Mixue,…
Thay vì tính phí cố định, một số công ty có thể áp dụng mô hình trả phí theo từng lượt sử dụng. Trong đó, chi phí được tính dựa vào lượng sản phẩm hoặc dịch vụ khách hàng sử dụng. Công ty có thể thu thêm một khoản chi phí cố định cho dịch vụ được bán ra, bên cạnh khoản phí thay đổi định kỳ dựa trên mức sử dụng của khách hàng.
Ví dụ: Amazon Web Services, Dropbox,…
Mô hình này kết nối giữa người mua với người bán mà không bán trực tiếp sản phẩm, dịch vụ cho khách hàng. Các công ty môi giới thường nhận một tỷ lệ phần trăm trên tổng giá trị giao dịch khi hoàn thành thỏa thuận.
Đây là mô hình kinh doanh phổ biến nhất trong lĩnh vực bất động sản hay chứng khoán. Tuy nhiên, mô hình môi giới cũng đóng vai trò quan trọng trong ngành xây dựng hoặc vận tải hàng hóa.
Ví dụ: Các công ty môi giới chứng khoán như SSI hay VNDIRECT
Đọc thêm: Điểm danh 30 mô hình kinh doanh khởi nghiệp bạn cần biết
Sẽ không có công thức thành công chung cho tất cả các loại mô hình. Mỗi doanh nghiệp cần thực hiện từng bước trong kế hoạch để tạo lập một mô hình kinh doanh hoàn chỉnh. Dưới đây là các bước khái quát chung mà bạn có thể tham khảo:
Mọi dự án kinh doanh đều bắt nguồn từ việc phát hiện ra một vấn đề nào đó cần được giải quyết, sau đó xác định phân khúc khách hàng và thị trường mục tiêu. Một mô hình kinh doanh hoàn chỉnh cần hiểu được ai là khách hàng mục tiêu của bạn, từ đó xây dựng sản phẩm, thông điệp truyền thông và cách tiếp cận phù hợp với đối tượng tiềm năng đó.
Bên cạnh việc hiểu khách hàng của mình là ai, bạn cần hiểu vấn đề mà doanh nghiệp đang cố gắng giải quyết cho đối tượng khách hàng đó. Một nhà hàng sẽ phục vụ nhu cầu ăn uống cho cộng đồng. Một công ty thời trang sẽ giải quyết nhu cầu mặc đẹp và được mọi người tôn trọng của khách hàng.
Nếu doanh nghiệp không giải quyết được vấn đề, điểm đau hoặc đáp ứng được một nhu cầu nào đó của khách hàng, doanh nghiệp đó có thể gặp nhiều khó khăn trong việc tìm chỗ đứng vững chắc trên thị trường.
Sau khi xác định được đối tượng khách hàng và vấn đề của họ, hãy tìm ra bạn có thể mang lại giải pháp giá trị gì cho những vấn đề đó. Sản phẩm như thế nào sẽ phù hợp với chuyên môn, năng lực của doanh nghiệp của bạn? Đồng thời, sản phẩm đó cũng cần được điều chỉnh để phù hợp với nhu cầu thị trường và năng lực cung ứng của doanh nghiệp.
Mọi doanh nghiệp đều cần tận dụng nguồn lực từ các đối tác để đạt được thành công. Ví dụ, một công ty về tổ chức tiệc cưới có thể xây dựng mối quan hệ hợp tác với các địa điểm tổ chức sự kiện, dịch vụ xe cưới, các bên cung cấp hoa cưới và thợ may đồ cưới để nâng cao chất lượng dịch vụ của mình.
Đặc biệt, với các doanh nghiệp sản xuất, việc cân nhắc ai là sẽ đối tác cung cấp nguyên liệu cho doanh nghiệp của bạn là rất quan trọng. Điều này giúp bạn duy trì nguồn cung ổn định và chất lượng để sản xuất đủ số lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu từ thị trường.
Một mô hình kinh doanh không thể hoàn thiện nếu thiếu đi việc xác định cách thức doanh nghiệp đó kiếm tiền. Doanh nghiệp có thể lựa chọn một hoặc nhiều chiến lược để tạo ra nguồn doanh thu. Ban đầu, doanh nghiệp có thể bắt đầu với một loại hình kinh doanh. Tuy nhiên, sau khi cân nhắc các yếu tố khác bao gồm nhu cầu khách hàng và sự biến động của thị trường thì bạn hoàn toàn có thể đổi sang một loại hình khác phù hợp hơn.
Sau khi lên kế hoạch cho toàn bộ các bước trong mô hình, hãy thử làm khảo sát đánh giá hiệu quả kinh doanh và triển khai từng bước chậm rãi để đo lường. Doanh nghiệp của bạn cần đánh giá xem sản phẩm, dịch vụ của mình có thỏa mãn nhu cầu của khách hàng không, mức giá mà họ sẵn sàng chi trả cho các giải pháp giá trị đó là bao nhiêu?
Để lấy phản hồi khách quan từ khách hàng, doanh nghiệp có thể giảm giá cho các sản phẩm, dịch vụ mình cung cấp hoặc tặng những phần quà đặc biệt cho họ. Từ đó, doanh nghiệp có thể hiểu thêm về vấn đề, mong muốn và nhu cầu từ phía khách hàng. Sau đó, tiếp tục điều chỉnh mô hình kinh doanh sao cho phù hợp nhất với kỳ vọng từ khách hàng và thị trường.
Khi đã hiểu được bản chất của mô hình kinh doanh, bạn sẽ thấy công cụ này mang lại khá nhiều lợi ích cho doanh nghiệp của mình. Việc góp phần tạo lợi nhuận bền vững là không thể thiếu. Tuy nhiên, những lợi ích nó đem lại vượt xa lợi ích về tài chính. Dưới đây là một số ưu điểm đáng chú ý của mô hình này:
Việc xác định được mô hình kinh doanh phù hợp sẽ giúp doanh nghiệp xây dựng mối quan hệ bền chặt với khách hàng. Để đạt được điều này, chiến lược tốt nhất chính là cung cấp sản phẩm, dịch vụ có chất lượng tốt nhất với giá thành hợp lý nhất. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần giúp khách hàng dễ dàng tiếp cận các sản phẩm, dịch vụ của mình thông qua các kênh mua hàng trực tiếp và trực tuyến.
OCD cung cấp dịch vụ Tư vấn Tái cơ cấu (Tư vấn Tái cấu trúc) lĩnh vực kinh doanh, mô hình quản lý và cơ cấu tổ chức theo chiến lược kinh doanh cho các doanh nghiệp. Dịch vụ tư vấn cấu trúc giúp doanh nghiệp có bộ máy tổ chức gọn nhẹ và phù hợp với định hướng chiến lược, từ đó tạo hiệu quả cao trong việc theo đuổi các mục tiêu chiến lược cũng như tăng cường khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
Dịch vụ Tư vấn Tái cấu trúc bao gồm:
Tìm hiểu ngay tại:
——————————-
Công ty Tư vấn Quản lý OCD (OCD Management Consulting Co) là một trong những công ty tư vấn quản lý hàng đầu Việt Nam với tính chuyên nghiệp, thực tiễn và chất lượng cao.
Nếu bạn quan tâm, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí!
Thông tin chính thức về OCD được cập nhật tại website: https://ocd.vn
Fanpage chính thức của OCD vui lòng truy cập: https://facebook.com/OCDConsulting
Liên hệ nhanh Hotline/Zalo: 0886595688 hoặc gửi email đến: ocd@ocd.vn