Last updated on 27 June, 2024
Sau đại dịch Covid, sự ảnh hưởng của công nghệ tới đời sống con người càng trở lên mạnh mẽ hơn. Kéo theo đó, Digital Workplace (Môi trường làm việc số) nổi lên như một xu hướng tất yếu, mang đến giải pháp đột phá cho các doanh nghiệp. Vậy Digital Workplace là gì? Làm thế nào để xây dựng môi trường làm việc số hiệu quả? Bài viết này sẽ cùng bạn trả lời những câu hỏi quan trọng này, đồng thời hiểu rõ về bức tranh tương lai làm việc mà Digital Workplace mang lại.
Table of Contents
ToggleDigital Workplace là một cách thức làm việc hoàn toàn mới, được xây dựng dựa trên nền tảng số. Nó phá bỏ rào cản địa lý, thời gian, kết nối mọi người và mọi thứ một cách liền mạch, tạo điều kiện cho sự cộng tác, sáng tạo và đổi mới bùng nổ.
Hãy tưởng tượng một môi trường làm việc nơi mọi thông tin, dữ liệu, công cụ và ứng dụng đều được tích hợp trên một nền tảng duy nhất, dễ dàng truy cập từ mọi thiết bị, mọi lúc mọi nơi. Nơi nhân viên có thể kết nối, tương tác, chia sẻ ý tưởng và hoàn thành công việc một cách hiệu quả hơn bao giờ hết.
Digital Workplace như là một văn phòng ảo, kết nối mọi lúc mọi nơi. Nó cung cấp cho nhân viên quyền truy cập tức thời vào các nhiệm vụ, thông tin được cá nhân hóa theo vai trò của họ, cùng với dữ liệu, ứng dụng và các không gian làm việc cộng tác. Điều này cho phép nhân viên hoàn thành công việc của mình bất cứ ở đâu, trên bất kỳ thiết bị nào và vào bất kỳ thời gian nào.
Dịch bệnh COVID-19 đã mang đến một bước ngoặt lớn trong cách thức và địa điểm làm việc của chúng ta. Thay vì bó buộc vào văn phòng truyền thống, giờ đây nhân viên có thể linh hoạt lựa chọn làm việc từ xa hoặc kết hợp giữa văn phòng và online (hybrid).
Sự phát triển của công nghệ đã xóa nhòa ranh giới giữa văn phòng và không gian làm việc. Chúng ta đang sống trong môi trường kết nối mọi lúc mọi nơi, cho phép truy cập thông tin và công việc một cách nhanh chóng và tiện lợi.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của môi trường làm việc số:
Để thích ứng với xu hướng này, các công ty hàng đầu đang tiên phong áp dụng mô hình làm việc số (Digital Workplace)
Để xây dựng một môi trường làm việc số hiệu quả, cần có sự tham gia của nhiều yếu tố, trong đó quan trọng nhất là con người (nhân viên). Nhân viên là tài sản quý giá nhất của tổ chức, và chính họ sẽ thúc đẩy, vận hành môi trường làm việc này.
Môi trường làm việc số mang lại những lợi ích gì cho nhân viên?
Làm thế nào để gia tăng giá trị của nhân viên trong môi trường làm số?
Các công cụ của Digital Workplace đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống công việc, trải nghiệm của nhân viên và năng suất làm việc. Chúng giúp nhân viên:
digiiMS là phần mềm quản trị doanh nghiệp hợp nhất và chuyên sâu được phát triển bởi Công ty Cổ phần Giải pháp Công nghệ OOC, giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực quản lý một cách chuyên nghiệp, bám sát chiến lược và mô hình kinh doanh.
Nền tảng vững chắc:
Tính năng toàn diện:
digiiMS cung cấp đầy đủ các module cần thiết cho việc quản lý doanh nghiệp một cách toàn diện, bao gồm:
Linh hoạt và mở rộng:
Với những ưu điểm vượt trội, digiiMS góp phần tạo nên môi trường số làm việc số tối ưu nhất giúp nâng cao năng suất lao động và hiệu quả quản lý, tối ưu hóa quy trình hoạt động của doanh nghiệp.
Trong môi trường làm việc số, giao tiếp hiệu quả là yếu tố then chốt để mọi thứ vận hành trơn tru. Giao tiếp ở đây bao gồm trao đổi thông tin, tương tác và cộng tác với đồng nghiệp theo thời gian thực hoặc gần thực tế, bất kể bạn đang ở đâu. Các công cụ giao tiếp và cộng tác hỗ trợ trao đổi thông tin hai chiều đóng vai trò quan trọng trong việc tạo thuận lợi cho giao tiếp hiệu quả.
Phân tích dữ liệu là một trong những thành phần thiết yếu của Digital Workplace. Các công cụ phân tích chi tiết và thông minh giúp chuyển đổi một lượng lớn dữ liệu phức tạp thành những thông tin hữu ích. Những thông tin này sẽ hỗ trợ bạn đưa ra các quyết định quan trọng và tăng tính cạnh tranh cho doanh nghiệp.
Với Digital Workplace, việc theo dõi các dự án, đặc biệt là khi các thành viên trong nhóm phân bố ở nhiều địa điểm khác nhau, là điều cần thiết. Để đạt được điều này, bạn có thể cần:
Dưới đây là một số lý do tại sao các tổ chức nên cân nhắc xây dựng môi trường làm việc số:
Mặc dù Digital Workplace mang lại nhiều lợi ích, nhưng quá trình triển khai cũng gặp phải một số thách thức sau đây:
Việc triển khai môi trường làm việc số có thể gặp khó khăn, đặc biệt đối với các tổ chức chưa bắt đầu chuyển đổi sang hình thức kỹ thuật số. Dưới đây là lưu ý để xây dựng môi trường làm việc số cho doanh nghiệp
Trước khi xây dựng một môi trường làm việc số toàn diện, lãnh đạo cần xác định hai yếu tố quan trọng:
Trước khi bắt đầu xây dựng hoặc thực hiện bất kỳ thay đổi nào, hãy đảm bảo chiến lược bám sát với mục tiêu đặt ra.
Để tạo một chiến lược hiệu quả, hãy đánh giá tình trạng môi trường làm việc số hiện tại và xác định điểm mạnh, điểm yếu của các hệ thống đang áp dụng. Có thể được thực hiện thông qua các cuộc khảo sát nhân viên để hiểu các công cụ hiện đang được sử dụng, ý kiến của họ về phần mềm hiện có, kỳ vọng của họ về việc cải thiện quy trình công việc và những khó khăn gặp phải. Môi trường làm việc số nên tập trung vào việc loại bỏ những khó khăn đó và giúp công việc của nhân viên dễ dàng quản lý hơn.
Một chiến lược môi trường làm việc số được xác định rõ ràng sẽ trả lời các câu hỏi như:
Để làm việc hiệu quả và phối hợp ăn ý, chiến lược đó phải giúp phối hợp các sáng kiến, nghiên cứu, tiếp thị, bán hàng, hỗ trợ khách hàng và tất cả các yếu tố trong doanh nghiệp.
Triển khai thực hiện là giai đoạn quan trọng để đưa môi trường làm việc số từ bản kế hoạch thành hiện thực. Giai đoạn này cần được thực hiện một cách bài bản, khoa học để đảm bảo hiệu quả và tránh những sai sót. Dưới đây là các bước cơ bản trong giai đoạn triển khai:
Đánh giá và cải tiến là một phần quan trọng trong việc xây dựng môi trường làm việc số hiệu quả. Doanh nghiệp cần thường xuyên đánh giá hiệu quả hoạt động của môi trường làm việc số và thực hiện các cải tiến để đảm bảo rằng nó đáp ứng nhu cầu của cả doanh nghiệp và nhân viên.
Tiến hành thu thập thông tin về hiệu suất làm việc, sự hài lòng của nhân viên, và các yếu tố khác liên quan đến môi trường làm việc số. Sử dụng các phương pháp như khảo sát, phỏng vấn, hoặc theo dõi dữ liệu.
Dựa trên thông tin thu thập, thực hiện đánh giá hiệu suất và chất lượng của môi trường làm việc số. Điều này giúp xác định điểm mạnh, điểm yếu và cơ hội cải thiện.
Tổng kết kết quả đánh giá và phản hồi từ nhân viên. Điều này giúp tạo ra cái nhìn tổng quan về môi trường làm việc số. Dựa trên kết quả đánh giá, xây dựng kế hoạch cải thiện môi trường làm việc số. Điều này có thể bao gồm việc tối ưu hóa công cụ và quy trình làm việc, đào tạo nhân viên, hoặc thay đổi chính sách và quy định.
Đọc thêm: Lộ trình chuyển đổi số: Hướng dẫn 10 bước để bắt đầu chuyển đổi số
Dưới đây là một số xu hướng sắp tới trong môi trường làm việc số
Các nghiên cứu gần đây cho thấy 96% các tổ chức đang chuyển Công nghệ thông tin lên đám mây để tăng năng suất cho nhân viên. Với 81% các doanh nghiệp đã có chiến lược đa đám mây, việc triển khai các hệ thống đám mây đang trở nên phổ biến.
Hiện nay, các doanh nghiệp có nhiều lựa chọn công nghệ tiên tiến để hỗ trợ họ trong mọi quy trình kinh doanh trên các vai trò khác nhau. Các công nghệ này ngày càng tinh tế hơn mỗi năm.
84% các doanh nghiệp có hơn 1000 nhân viên đã có chiến lược đa đám mây. Tuy nhiên, việc di chuyển khối lượng công việc từ ứng dụng giữa các môi trường đám mây khác nhau vẫn phức tạp và khó quản lý. Nhiều tổ chức đang chuyển sang phát triển ứng dụng theo API để giúp di chuyển giữa các đám mây dễ dàng hơn.
Các ứng dụng đóng gói container giúp các ứng dụng chạy đáng tin cậy từ môi trường điện toán này sang môi trường điện toán khác. Doanh nghiệp dễ dàng sử dụng ứng dụng của họ trên nhiều nền tảng đám mây.
DAP là một giải pháp hỗ trợ đào tạo kỹ thuật số. Các tổ chức đầu tư vào DAP có thể:
Tỷ lệ thất bại cao trong các sáng kiến chuyển đổi kỹ thuật số thường bắt nguồn từ sự phản kháng của nhân viên. Khi nhân viên không được đào tạo đầy đủ về cách sử dụng công nghệ mới hoặc không hiểu cách tích hợp nó vào quy trình làm việc hiện tại, họ sẽ dễ nảy sinh sự thất vọng, giảm năng suất và thậm chí là nghỉ việc.
Do đó, nâng cao trải nghiệm người dùng công nghệ (UX) trong Digital Workplace là yếu tố then chốt để đảm bảo thành công cho quá trình chuyển đổi kỹ thuật số. Một số giải pháp hiệu quả bao gồm:
Xu hướng mới về trải nghiệm người dùng công nghệ trong Digital Workplace:
Công ty Tư vấn Quản lý OCD (OCD Management Consulting Co) là một trong những đơn vị tư vấn chuyển đổi số hàng đầu Việt Nam với tính chuyên nghiệp, thực tiễn và chất lượng cao.
Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí và bắt đầu hành trình chuyển đổi số của bạn! 🚀
Thông tin chính thức về OCD được cập nhật tại website: https://ocd.vn
Fanpage chính thức của OCD vui lòng truy cập: https://facebook.com/OCDConsulting
Liên hệ nhanh Hotline/Zalo: 0886595688 hoặc gửi email đến: ocd@ocd.vn