Post Views: 5,228
Last updated on 24 May, 2024
Kỹ năng giải quyết vấn đề: Định nghĩa và ví dụ
Nói về các kỹ năng giải quyết vấn đề, các nhà tuyển dụng thường đề cập đến khả năng xử lý các tình huống khó khăn hoặc bất ngờ tại nơi làm việc cũng như các thách thức kinh doanh phức tạp. Các doanh nghiệp sẽ ưu tiên những người có thể đánh giá cả hai loại tình huống và bình tĩnh xác định các giải pháp. Với kỹ năng giải quyết vấn đề bạn có thể tự tin đương đầu với mọi tình huống phát sinh. Kỹ năng giải quyết vấn đề không chỉ được trọng dụng trong mội trường công việc mà còn rất hữu ích trong các lĩnh vực khác của cuộc sống như xây dựng mối quan hệ và ra quyết định hàng ngày.
Tìm hiểu ngay Khóa học giải quyết vấn đề của OCD
Kỹ năng giải quyết vấn đề là gì?
Kỹ năng giải quyết vấn đề giúp bạn xác định nguồn gốc của vấn đề và tìm ra giải pháp hiệu quả. Mặc dù giải quyết vấn đề thường được xác định là kỹ năng riêng biệt của nó, có những kỹ năng liên quan khác góp phần vào khả năng này.
Một số kỹ năng giải quyết vấn đề chính bao gồm các yếu tố nhỏ sau: Lắng nghe tích cực, phân tích, nghiên cứu, sáng tạo, giao tiếp, độ tin cậy, xây dựng đội ngũ
Kỹ năng giải quyết vấn đề quan trọng trong mọi nghề nghiệp ở mọi cấp độ. Do đó, việc giải quyết vấn đề hiệu quả cũng có thể đòi hỏi các kỹ năng kỹ thuật đặc thù của ngành hoặc công việc. Ví dụ, một y tá sẽ cần các kỹ năng lắng nghe và giao tiếp tích cực khi tương tác với bệnh nhân nhưng cũng sẽ cần kiến thức kỹ thuật hiệu quả liên quan đến các bệnh và thuốc. Trong nhiều trường hợp, một y tá sẽ cần biết khi nào nên tham khảo ý kiến bác sĩ về nhu cầu y tế của bệnh nhân là một phần của giải pháp của vấn đề phát sinh.
Kỹ năng giải quyết vấn đề bao gồm các yếu tố
Để giải quyết vấn đề hiệu quả, bạn có thể sẽ sử dụng một vài kỹ năng khác nhau. Dưới đây là một vài ví dụ về các kỹ năng bạn có thể sử dụng khi giải quyết vấn đề:
- Nghiên cứu: Nghiên cứu là một kỹ năng thiết yếu liên quan đến kỹ năng giải quyết vấn đề. Là người giải quyết vấn đề, bạn cần có khả năng xác định nguyên nhân của vấn đề và hiểu vấn đề đầy đủ. Bạn cần phải thu thập thông tin về một vấn đề bằng cách động não và giao tiếp với các thành viên khác trong nhóm, tư vấn cho các đồng nghiệp giàu kinh nghiệm hơn hoặc thu thập kiến thức thông qua nghiên cứu hoặc khóa học trực tuyến.
- Phân tích: Bước đầu tiên để giải quyết bất kỳ vấn đề để phân tích tình huống. Kỹ năng phân tích của bạn sẽ giúp bạn hiểu vấn đề và phát triển hiệu quả các giải pháp. Bạn cũng sẽ cần các tư duy phân tích trong quá trình nghiên cứu để giúp phân biệt giữa các giải pháp hiệu quả và không hiệu quả.
- Quyết định: Cuối cùng, bạn sẽ cần đưa ra quyết định về cách giải quyết các vấn đề phát sinh. Đôi khi (và với kinh nghiệm trong ngành), bạn có thể nhanh chóng đưa ra quyết định. Kỹ năng nghiên cứu và phân tích vững chắc có thể giúp những người có ít kinh nghiệm giải quyết nhiều vấn đề. Cũng có lúc khi không thể giải quyết vấn đề một mình, bạn cần đến sự trợ giúp từ những người có khả năng và kinh nghiệm lâu năm hơn.
- Giao tiếp: Khi xác định các phương án giải quyết vấn đề, bạn sẽ cần truyền đạt vấn đề cho người khác một cách chính xác và rõ ràng. Bạn cũng sẽ cần biết kênh truyền thông nào là phù hợp nhất khi tìm kiếm sự trợ giúp. Một khi bạn tìm thấy giải pháp hiệu quả, việc truyền đạt nó một cách rõ ràng sẽ giúp giảm các lỗi có thể xảy ra và dễ dàng giải quyết vấn đề hơn.
- Độ tin cậy: Độ tin cậy là một trong những kỹ năng quan trọng nhất đối với người giải quyết vấn đề. Giải quyết vấn đề kịp thời là điều cần thiết. Nhà tuyển dụng đánh giá cao các cá nhân mà họ có thể tin tưởng để xác định và sau đó thực hiện các giải pháp nhanh nhất và hiệu quả nhất có thể.
Kỹ năng giải quyết vấn đề – chìa khóa để thành công
Làm thế nào để cải thiện kỹ năng giải quyết vấn đề của bạn
Có một số phương pháp bạn có thể sử dụng để cải thiện kỹ năng giải quyết vấn đề của mình. Cho dù bạn đang tìm kiếm một công việc hoặc hiện đang làm việc, cải thiện kỹ năng giải quyết vấn đề và các kỹ năng liên quan sẽ giúp bạn trở thành một ứng viên và nhân viên mạnh mẽ.
- Có thêm kiến thức kỹ thuật trong lĩnh vực của bạn: Tùy thuộc vào ngành của bạn, có thể dễ dàng giải quyết vấn đề hơn nếu bạn có kiến thức kỹ thuật để hoàn thành công việc nhanh chóng. Bạn có thể có thêm kiến thức kỹ thuật thông qua các khóa học bổ sung, đào tạo hoặc thực hành.
- Tìm kiếm cơ hội để tăng cường kỹ năng giải quyết vấn đề: Bằng cách đặt mình vào những tình huống mới, bạn có nhiều khả năng tiếp xúc với các cơ hội để giải quyết vấn đề. Bạn có thể thấy có cơ hội tình nguyện cho các dự án trong vai trò hiện tại của mình, trong một nhóm khác hoặc bên ngoài nơi làm việc cho một doanh nghiệp khác.
- Thực hành các vấn đề thực tiễn: Thực hành có thể là công cụ hữu ích khi học cách phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề của bạn. Bạn có thể tìm thấy sách thực hành chuyên nghiệp cho từng lĩnh vực bạn làm việc và các cách giải quyết tình huống trong đời sống. Thực hành là cách bạn có thể giải quyết những vấn đề và xác định xem các giải pháp tiềm năng của bạn có khả thi hay không.Ví dụ: trong ngành dịch vụ khách hàng, bạn có thể gặp phải một số tình huống như sau: Bạn sẽ xử lý một khách hàng giận dữ như thế nào? Bạn trả lời ntn khi khách hàng yêu cầu hoàn lại tiền?
- Quan sát cách người khác giải quyết vấn đề: Bạn có thể có đồng nghiệp là người có khả năng giải quyết nhiều vấn đề khó khăn và phức tạp. Quan sát cách đồng nghiệp giải quyết vấn đề có thể giúp bạn cải thiện kỹ năng của chính mình. Nếu có thể, hãy học hỏi thêm kinh nghiệm từ những đồng nghiệp lâu năm. Những bài học liên quan có thể hữu ích trong việc áp dụng chúng trong sự nghiệp của riêng bạn.
Tham khảo thêm Kỹ năng quản lý thời gian
Lược dịch bởi Công ty Tư vấn Quản lý OCD
Có liên quan
You must be logged in to post a comment.