Các doanh nghiệp đầu ngành đang số hóa như thế nào?

CS
Làm thế nào đề nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng (Kỳ 3)
7 March, 2019
BSC - KPI là cặp bài trùng
Xây dựng hệ thống KPI – Bà Nguyễn Thị Nam Phương trả lời phỏng vấn của EVN News
8 March, 2019
Show all

Chuyển đổi số trong các doanh nghiệp đầu ngành như thế nào?

Rate this post

Last updated on 2 December, 2020

Tùy lĩnh vực sản xuất, quy mô cũng như chiến lược kinh doanh mà các doanh nghiệp có lộ trình chuyển đổi số khác nhau.

Chia sẻ trong tọa đàm “Số hoá – chuẩn hóa – chinh phục thị trường” do Hội doanh nghiệp Hàng Việt Nam chất lượng cao vừa tổ chức, ông Lê Trí Thông – CEO Công ty PNJ cho biết, tiến trình chuyển đổi số của PNJ là tập trung đẩy mạnh áp dụng các công nghệ khác nhau trong nhiều lĩnh vực như ưu tiên gia tăng hoạt động bằng việc sử dụng data liketic để phân tích và tối ưu hoá lượng hàng tồn kho cũng như lượng hàng trên đường di chuyển.

Áp dụng công nghệ computer vision (thị giác máy tính) kết hợp với trí tuệ nhân tạo, biến những chiếc camera an ninh có thể giúp đọc được hành vi của khách hàng và nhân viên bán hàng, từ đó giúp bố trí lại quầy kệ trong cửa hàng, tạo thuận lợi cho luồng di chuyển của khách, tối ưu hoá hiệu quả sử dụng nhân viên, sắp xếp lại ca, kíp…

Sự phát triển như vũ bão của ngành công nghệ thông tin đã tạo ra những mô hình kinh doanh mới có khả năng chiếm lĩnh thị trường trong thời gian ngắn, không ít doanh nghiệp Việt từng “làm mưa, làm gió” ở thị trường nội địa đã không thể tiếp tục duy trì được vị thế của mình trên thương trường.

Theo ông Thông, để không bị đào thải và tụt lại phía sau cũng như vươn tầm thế giới, các doanh nghiệp Việt cần phải đột phá giới hạn – thay đổi bản thân, bắt đầu từ áp dụng công nghệ vào các hoạt động của doanh nghiệp mình. Tuy nhiên, tùy thuộc vào mỗi doanh nghiệp và lĩnh vực hoạt động, ngành nghề sản xuất – kinh doanh mà có chiến lược chuyển đổi số khác nhau.

Khẳng định công nghệ là xương máu của doanh nghiệp, ông Kao Siêu Lực, CEO ABC Bakery cho biết, trước đây, công ty sản xuất dựa vào kinh nghiệm nên chất lượng sản phẩm và vận hành nhà máy không ổn định. Do đó, công ty đã nghiên cứu lại và áp dụng quy trình thao tác chuẩn để sản xuất (SOP – Standard Operating Procedure) nên vài năm qua, việc sản xuất bánh ở ABC luôn ổn định. Công nghệ này có thể giúp một người thợ mới vào làm việc chỉ cần không tới một ngày là biết hết các quy trình.

Ngoài ra, hệ thống kế toán doanh nghiệp của ABC cũng áp dụng theo SAP (phần mềm hoạch định doanh nghiệp). Trước đây, toàn bộ đơn hàng được fax qua lại và phải nhập dữ liệu thủ công.Tuy nhiên hiện nay, các form được thống nhất hết, khách hàng đặt hàng cái gì thì mình copy vào, không phải đánh máy, bởi đánh máy dễ bị sai sót. Áp dụng phần mềm SAP đạt được hiệu quả tốt, chính xác và tiết kiệm nhiều chi phí.

Tương tự như PNJ hay ABC, Công ty Cỏ May cũng dùng cách áp dụng công nghệ triệt để trong quá trình chuyển đổi số doanh nghiệp.

“Ngoài những công nghệ đã nhập về nghiên cứu trong những năm trước đây, ví dụ như công nghệ CO2, siêu tới hạn hoặc công nghệ tách màu trong chế biến gạo… Để đi xa hơn hiện Cỏ May đang muốn đưa tự động hoá, AI vào chế biến thuỷ sản hay ứng dụng trí tuệ nhân tạo như là nền tảng để thay đổi phương thức vận hành và hợp tác cùng nhau”, ông Phạm Minh Thiện – CEO Công ty Cỏ May cho biết.

Công ty này cũng vừa thành lập Cỏ May Automation để lãnh trách nhiệm đưa công nghệ 4.0 vào trong hơi thở của doanh nghiệp, dùng đó làm công cụ kỳ vọng tạo sự bứt phá.

Ông Thiện cho rằng, ngoài chuyển đổi số, các doanh nghiệp Việt cần phải kỹ lưỡng, biết mình là ai và khách hàng muốn gì. Các lãnh đạo doanh nghiệp nên đi nhiều, quan sát – đối chiếu để biết mình thiếu gì, sau đó tìm cách tự động hóa trong các khâu sản xuất nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn cao hơn, tối ưu hóa chi phí sản xuất.

Hai ví dụ khác được chia sẻ tại tọa đàm là công ty Điện Quang và Pomina cũng bắt đầu chuyển đổi số quyết liệt như PNJ và Cỏ May. Tháng 7/2018, Điện Quang cho ra đời đồng thời 4 bộ giải pháp về công nghệ gồm: giải pháp DQ Home (nhà thông minh) giúp người tiêu dùng điều khiển được hầu hết thiết bị điện trong gia đình ở mọi lúc, mọi nơi theo kịch bản được lập trước. Giải pháp Apollo (chiếu sáng thông minh) giúp người tiêu dùng điều khiển được các thiết bị chiếu sáng lên đến hơn 16 triệu màu.

Giải pháp Home Care – kết nối người tiêu dùng với các thợ điện và các nhãn hàng trong ngành điện, qua đó đặt dịch vụ tư vấn, thiết kế, thi công lắp đặt, bảo hành chỉ với một trạm.

Cuối cùng là giải pháp Tư vấn chiếu sáng thông qua app, ứng dụng trên điện thoại di động, qua đó biết ánh sáng đạt yêu cầu hay chưa, cần bổ sung gì…

“Hơn 45 năm nay, Điện Quang chỉ tập trung vào một lĩnh vực chiếu sáng và thiết bị điện nhưng đến giai đoạn 2018 – 2022, chúng tôi xác định công nghệ là yếu tố cốt lõi. Trong hai năm vừa qua, công ty đã tập trung đầu tư phát triển các giải pháp công nghệ cung cấp cho người tiêu dùng”, ông Hồ Quỳnh Hưng – CEO Điện Quang cho biết.

Là một doanh nghiệp thuộc ngành công nghiệp nặng, Pomina cũng đang cho thấy sự vào cuộc quyết liệt trong tiến trình chuyển đổi số doanh nghiệp. Theo thông tin chia sẻ từ bà Đỗ Duy Hiếu – CEO Pomina, công ty đã trang bị cho các nhà máy luyện và cán thép những dây chuyền sản xuất với công nghệ tiên tiến thế giới (nạp liệu ngang thân lò) ở mức độ tự động hoá cao, sản xuất thép sạch và tự động loại bỏ sai sót, đáp ứng tốt nhất các tiêu chuẩn chất lượng khắt khe của bộ tiêu chuẩn Việt Nam và thế giới.

Đồng thời, Pomina cũng sớm áp dụng công nghệ vào công tác quản trị với việc đầu tư phần mềm quản trị doanh nghiệp (SAP-ERP) từ năm 2008. Quy trình này quản trị khoa học bằng điện toán đã giúp các quy trình vận hành trong nội bộ được minh bạch và đổi mới kịp thời.

Nguồn: theleader.vn

Đọc thêm: Số hóa tài liệu là gì? Dịch vụ số hóa tài liệu? OOC.vn

 

 

Contact Us

//]]>