Last updated on 24 May, 2024
Đại dịch do Covid-19 gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế và các doanh nghiệp. Mặc dù Việt nam là một trong số ít quốc gia kiểm soát dịch tốt và cũng vì thế, vẫn đạt mức tăng trưởng dương trong năm 2020. Tuy nhiên, ảnh hưởng của đại dịch đến các doanh nghiệp là điều có thể dễ dàng nhận thấy. Không chỉ các doanh nghiệp chịu ảnh hưởng trực tiếp như hàng không, du lịch, khách sạn… mà cả những doanh nghiệp chịu ảnh hưởng gián tiếp cũng đã bắt đầu “ngấm” những tác động khủng khiếp này đến doanh thu, dòng tiền của doanh nghiệp. Từ đó, nhiều doanh nghiệp đã phải thu hẹp sản xuất, trả mặt bằng, cắt giảm nhân sự, cắt giảm chi phí và, tất nhiên, gồm cả tiền lương.
Tuy vậy, đối với những doanh nghiệp vẫn còn đang cầm cự, bài toán không chỉ đơn giản là cắt giảm, mà là cắt giảm phần nào, duy trì phần nào trong hoạt động của doanh nghiệp để đảm bảo duy trì được hoạt động cốt lõi, giữ được khách hàng và có sức bật trở lại sau đại dịch.
Ngoài các vấn đề về marketing, kinh doanh để tìm kiếm khách hàng, mở rộng thị trường, duy trì và tăng trưởng doanh thu thì các bài toán về điều chỉnh mô hình kinh doanh, tái cơ cấu doanh nghiệp, xây dựng hệ thống quản lý nhân sự phù hợp và linh hoạt, nhằm đảm bảo cho doanh nghiệp có cơ cấu tổ chức linh hoạt, định biên linh hoạt, quỹ lương linh hoạt, dễ dàng co lại khi thị trường gặp khó khăn và bung ra khi thị trường tốt hơn cũng cần sớm có lời giải hiệu quả.
Table of Contents
ToggleĐã từ lâu, khi nói đến cơ cấu tổ chức doanh nghiệp, người ta hay nghĩ đó là một cấu trúc bất biến hoặc ít ra là ít thay đổi. Với kinh nghiệm thiết kế và triển khai cơ cấu tại hàng trăm doanh nghiệp trong nhiều năm qua, chuyên gia tư vấn OCD áp dụng phương thức thiết kế cơ cấu linh hoạt, theo đó các bộ phận chức năng được module hóa theo các nguyên tắc của mô hình kinh doanh, dự báo độ co giãn của quy mô chức năng theo định hướng các hoạt động thực tế để lập các phương án nhập – tách linh hoạt, hoặc thậm chí đưa hẳn một số chức năng ra thuê ngoài.
Có hai xu hướng mới của nền kinh tế sẽ giúp cho cơ cấu linh hoạt được hiện thực hóa một cách hiệu quả. Thứ nhất, kinh tế chia sẻ (sharing economy) tạo nên các nhà cung cấp dịch vụ thuê ngoài (outsourcing) chuyên thực hiện các chức năng của doanh nghiệp như CNTT, Kế toán, Hành chính, Logistics, Sản xuất, Marketing, Phân phối với chất lượng tốt.
Thứ hai, kinh tế việc làm tự do (gig economy) với nhiều người làm việc tự do (freelancers) có thể làm việc bán thời gian hoặc thực hiện dự án trong một thời gian ngắn để gánh vác được những công việc mà một nhân sự toàn thời gian trong một doanh nghiệp thực hiện sẽ không hiệu quả về chi phí do khối lượng công việc ít hoặc mật độ không thường xuyên.
Doanh nghiệp hoàn toàn có thể xây dựng cho mình một cơ cấu tổ chức linh hoạt, dựa trên việc phân tích và quyết định xem chức năng nào doanh nghiệp nên tự thực hiện và sẽ tự thực hiện, và những chức năng nào nên thuê ngoài hoặc sử dụng freelancers. Ngày nay các chức năng thuê ngoài và sử dụng freelancers không còn giới hạn ở những chức năng hỗ trợ như trước đây mà các doanh nghiệp Việt Nam cũng đã quen với việc đi thuê ngoài một hoặc một số các chức năng chính như sản xuất (gia công), bán hàng hay marketing.
Việc thuê ngoài mang lại một số lợi ích tiêu biểu cho doanh nghiệp như:
Bên cạnh thiết kế cơ cấu tổ chức linh hoạt thì hệ thống lương linh hoạt giúp doanh nghiệp co dãn được quỹ lương theo kết quả kinh doanh và số lượng nhân sự, từ đó tăng sức đề kháng của doanh nghiệp trong những thời điểm khó khăn, cũng như kích thích tính hướng kết quả của nhân viên.
Cách trả lương truyền thống dựa vào thâm niên và bằng cấp từng tồn tại rất lâu trong các doanh nghiệp nhà nước, hay hệ thống lương quá chú trọng thâm niên như của các doanh nghiệp Nhật Bản, Đài Loan đã thành rào cản cho sự thích ứng với khủng hoảng. Nhược điểm của những hệ thống này càng lộ rõ trong quá trình vận hành, đặc biệt là trong bối cảnh khó khăn như hiện nay, do phụ thuộc vào những yếu tố không phải lúc nào cũng mang lại giá trị cho hiệu quả hoạt động như thâm niên và bằng cấp, và khiến cho quỹ lương cứ tăng đều theo thời gian mà không tương ứng với năng suất.
Hệ thống lương 3P là hệ thống lương hướng tới việc trả lương cho các yếu tố quan trọng với kết quả của doanh nghiệp như Vị trí, Năng lực và Kết quả (Position, Persone & Performance). Hệ thống lương 3P phù hợp với cấu trúc vị trí của doanh nghiệp, phản ánh được giá trị của nhiệm vụ của công việc, mức đáp ứng các yêu cầu đầu vào của vị trí (năng lực cá nhân) và đầu ra (hiệu quả công việc) trong tiền lương của cá nhân. Hệ thống này được xây dựng trên cơ cấu linh hoạt sẽ co dãn được theo kết quả thực hiện công việc của nhân viên – vốn có quan hệ mật thiết với kết quả hoạt động của doanh nghiệp.
Hệ thống lương 3P dựa trên cơ cấu linh hoạt giúp doanh nghiệp trả lương xứng đáng cho đội ngũ nhân sự chiến lược, những người sẽ là trụ cột của công ty trong giai đoạn khó khăn cũng như là hạt nhân của quá trình phát triển khi thời cơ tới.
Với cơ cấu tổ chức linh hoạt và hệ thống lương 3P linh hoạt, doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động, có tiền lương chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu chi phí, có thể biến mình thành một cỗ máy có khả năng co dãn cao, dễ dàng thu mình trong đại dịch nhưng cũng sẵn sàng bung sức đón thời cơ.
Đọc thêm: Phần mềm lương digiiC&B
Nguồn: Công ty Tư vấn Quản lý OCD