Phương pháp thử nghiệm trong thu thập dữ liệu

Dashboard của giải pháp quản lý tài liệu digiiDoc
Giải pháp lưu trữ và quản lý tài liệu
13 August, 2024
Smart City (Thành phố thông minh)
Smart City là gì? Những công nghệ tiêu biểu trong Thành phố Thông minh
13 August, 2024
Show all
Phương pháp thử nghiệm trong thu thập dữ liệu

Phương pháp thử nghiệm trong thu thập dữ liệu

5/5 - (1 vote)

Last updated on 30 August, 2024

Trong số các phương pháp thu thập dữ liệu, phương pháp thử nghiệm nổi bật với khả năng mang lại những kết quả đáng tin cậy và có giá trị cao. Vậy phương pháp thử nghiệm trong thu thập dữ liệu là gì? Tại sao nó lại được ưa chuộng trong nghiên cứu? Và làm thế nào để áp dụng nó hiệu quả trong các dự án thu thập dữ liệu? Hãy cùng khám phá chi tiết về phương pháp thử nghiệm, từ khái niệm cơ bản đến các bước thực hiện trong bài viết dưới đây.

Phương pháp thử nghiệm trong thu thập dữ liệu là gì?

Thử nghiệm là phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp bằng cách tuyển chọn các nhóm đối tượng có thể so sánh được với nhau tạo ra cho các nhóm đó hoàn cảnh khác nhau, kiểm tra những thành phần biến động và xác định mức độ quan trọng của các đặc điểm được quan sát hoặc được phỏng vấn. Như vậy, phương pháp thử nghiệm thực sự là hình thức đặc biệt của phương pháp quan sát và phỏng vấn.

Quá trình thử nghiệm

Trong quá trình nghiên cứu marketing, quá trình thử nghiệm được chia thành 8 bước sau đây:

B1: Xác định vấn đề cần nghiên cứu

B2: Xác lập một giả thuyết

B3: Xây dựng một thiết kế hay mô hình thử nghiệm

B4: Xác lập những kết quả định sẵn, và kiểm tra để bảo đảm những kết quả này là loại kết quả cần phải có để giải quyết vấn đề marketing cần nghiên cứu. Hay nói một cách khác là phải đảm bảo cho mô hình thử nghiệm trả lời được câu hỏi đã nêu ra.

B5: Kiểm tra để đảm bảo rằng những loại kết quả có thể thu được có thể đem ra phân tích bằng những kỹ thuật thống kê hiện có.

B6: Tiến hành thử nghiệm.

B7: Áp dụng các kỹ thuật phân tích thống kê đối với các kết quả, để xem xét liệu những tác động đo lường được từ cuộc thử nghiệm có thực sự đúng, hay là sai lầm, hoặc bị nhiễu.

B8: Rút ra những kết luận: Chú ý đến các giá trị bên trong (Không có nhân tố ngoại lai làm sai lệch kết quả) và giá trị bên ngoài (Có thể khái quát hoá các kết quả để áp dụng vào thực tiễn.)

Phạm vi áp dụng phương pháp thử nghiệm

Phương pháp thử nghiệm có thể áp dụng cho hầu hết các yếu tố cấu thành của hỗn hợp marketing. Có thể thử nghiệm về sản phẩm mới và dịch vụ mới. Có thể thay đổi giá cả, trích thưởng hay tăng hoa hồng cho người bán buôn và người bán lẻ. Hoặc có thể sử dụng nhiều mẫu quảng cáo khác nhau hay nhiều kỹ thuật khuyến mãi khác nhau tại các điểm bán hàng.

Phương pháp thử nghiệm có thể áp dụng khi hỏi ý kiến khách hàng về các mẫu quảng cáo

Phương pháp thử nghiệm có thể áp dụng khi hỏi ý kiến khách hàng về các mẫu quảng cáo

Thử nghiệm có thể áp dụng cho các vấn đề lớn hoặc nhỏ, ví dụ như thử nghiệm một mẫu quảng cáo có tranh ảnh và không có tranh ảnh, trắc nghiệm xem nên in trên bao bì sản phẩm ảnh sản phẩm, ảnh thú vật hay ảnh về người, mẫu quảng cáo nên dài hay ngắn, logo của công ty nên đặt ở bên phải hay bên trái quảng cáo. Cũng có thể thử nghiệm về hậu quả của việc bỏ hẳn quảng cáo ở trên một thị trường nào đó, hay tăng gấp đôi hoạt động quảng cáo.

Phương pháp thử nghiệm cũng tìm ra các phương án mới trong việc chào hàng kết hợp các phương tiện truyền thông, xác định đúng thời gian, thời điểm để đưa ra các mẫu quảng cáo, các loại bao bì và các phương pháp gửi hàng, hoặc các cách tiếp cận mới đối với dịch vụ về sản phẩm. Cũng có thể thử nghiệm các loại kên phân phối mới, thậm chí có thể thử nghiệm các phương án mới về tiền lương và tiền thưởng đối với đội ngũ nhân viên bán hàng.

Những nhân tố gây ảnh hưởng đến kết quả thử nghiệm

Tác động của các biến cố ngoại lai

Ví dụ như một công ty kinh doanh nước giải khát tiến hành các thử nghiệm một chiến dịch quảng cáo. Trong thời gian đó, ở trên địa bàn thử nghiệm lại diễn ra một giải bóng đá hấp dẫn khiến cho doanh số tăng cao. Việc tăng doanh số này không phải là kết quả thu được do việc gia tăng hoạt động quảng cáo.

Tác động do những thay đổi nơi đối tượng thử nghiệm theo thời gian

Do đối tượng tham gia có thể bị mệt mỏi theo thời gian,… làm cho các phản ứng có thể khác đi so với bình thường. Ví dụ như một công ty muốn đo lường hiệu quả của phương pháp huấn luyện các nhân viên bán hàng qua 2 nhóm thử nghiệm. Nếu không bố trí sao cho có cả những nhân viên đầu óc còn sáng suốt và những nhân viên đầu óc đã mệt mỏi đều nhau ở cả 2 nhóm thì kết quả sẽ bị sai lệch.

Tác động do công cụ đo lường kết quả thí nghiệm

Các công cụ hay thiết bị được sử dụng trong thử nghiệm có thể thiếu nhất quán hay sai lầm, kể cả con người. Ví dụ như trong cuộc thử nghiệm về huấn luyện bán hàng vừa nêu trên nếu người giảng dạy cũng bị mệt mỏi về cuối giờ học chẳng hạn thì khả năng thuyết trình cũng bị giảm sút và do đó ảnh hưởng đến kết quả tiếp thu của học viên.

Tác động của quá trình học hỏi

Ví dụ khi thử nghiệm xem một người nhận ra được bao bì của một sản phẩm nào đó trong bao nhiêu giây khi đặt lẫn sản phẩm đó vào cùng với những sản phẩm khác, sẽ thấy càng về sau thì tốc độ nhận biết càng nhanh hơn vì trong đầu họ đã in đậm hỉnh ảnh của bao bì đó.

Tác động do sai lệch trong việc lựa chọn đối tượng để thử nghiệm

Nếu chọn nhóm thử nghiệm gồm những người rất khác biệt với khách hàng tiềm năng thì không thể áp dụng kết quả vào thực tế. Vì vậy khi thử nghiệm cần phải đảm bảo hai yêu cầu:

  • Những đối tượng được thử nghiệm phải đại diện cho khách hàng mục tiêu mà sản phẩm hay dịch vụ của công ty hướng đến.
  • Các nhóm thử nghiệm và các nhóm đối chứng phải tương đồng.

Tác động do mất đơn vị thử nghiệm

Ví dụ khi đang tiến hành thử nghiệm về hiệu quả của một chương trình huấn luyện bán hàng mà một số nhân viên lại thôi việc. Khi đó tất nhiên là kết quả sẽ không còn chính xác nữa, vì số nhân viên thôi việc đó có thể là những người đã cải tiến được hoạt động của mình hoặc có thể ngược lại.

Các mô hình thử nghiệm trong thu thập dữ liệu

Có hai loại mô hình thử nghiệm:

Những thử nghiệm theo tự nhiên

Đây là loại thử nghiệm trong đó người nghiên cứu không can thiệp vào quá trình thử nghiệm, chỉ đo lường kết quả. Những thử nghiệm này được gọi là những thử nghiệm giả hay bán thử nghiệm, đó là những thử nghiệm không có nhóm đối chứng, không tuân theo nguyên tắc ngẫu nhiên.

Những thử nghiệm có nhóm đối chứng hay thử nghiệm có kiểm soát

Là loại thử nghiệm mà trong đó người nghiên cứu ngoài việc đo lường kết quả , còn can thiệp vào hai vấn đề:

  • Gây ra tác động của ít nhất là một nhân tố hay một biến số được giả thiết là nguyên nhân gây nên kết quả mong muốn tìm kiếm về
  • Chỉ định ngẫu nhiên các đối tượng chịu thử nghiệm và các nhóm đối tượng

Những thử nghiệm này còn được gọi là các thử nghiệm thật, có nhóm đối ứng và theo nguyên tắc ngẫu nhiên.

——————————

Công ty Tư vấn Quản lý OCD (OCD Management Consulting Co) là một trong những công ty tư vấn quản lý hàng đầu Việt Nam với tính chuyên nghiệp, thực tiễn và chất lượng cao.

Nếu bạn quan tâm, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí!

Thông tin chính thức về OCD được cập nhật tại website: https://ocd.vn

Fanpage chính thức của OCD vui lòng truy cập: https://facebook.com/OCDConsulting

Liên hệ nhanh Hotline/Zalo: 0886595688 hoặc gửi email đến: ocd@ocd.vn

Contact Us

//]]>