Mô hình quản trị chiến lược là gì? Các thành phần chính

Kế hoạch Phát triển Cá nhân (PDP)
Kế hoạch Phát triển Cá nhân (PDP) là gì? Vai trò của PDP
27 November, 2024
Machine Learning (Máy học) là gì? Vai trò của Machine Learning
27 November, 2024
Rate this post

Last updated on 27 November, 2024

Yếu tố phân biệt quan trọng nhất giữa các doanh nghiệp thành công và không thành công chính là chiến lược. Một chiến lược tốt yêu cầu một mô hình quản trị vững chắc để giúp tổ chức lập kế hoạch, xây dựng và triển khai hiệu quả. Mô hình quản trị chiến lược là một phương pháp toàn diện, bao gồm quá trình phân tích chi tiết cả các yếu tố bên ngoài và bên trong, với sự tham gia của các bên liên quan qhính và đảm bảo việc cải tiến liên tục.

Mô hình quản trị chiến lược là gì?

khái niệm mô hình quản trị chiến lược

Khái niệm mô hình quản trị chiến lược

Mô hình quản trị chiến lược (Strategic Management Model) là một khung có cấu trúc hỗ trợ tổ chức đạt được mục tiêu một cách toàn diện. Mô hình này chủ yếu tập trung vào một chiến lược cụ thể được tổ chức áp dụng sau khi đã phân tích kỹ lưỡng các yếu tố bên trong và môi trường bên ngoài doanh nghiệp. Ngoài ra, nó còn chú trọng đến sự phát triển tổng thể của tổ chức. Quản trị chiến lược cần tích hợp các lĩnh vực như marketing, tài chính, kế toán, nhân sự, công nghệ thông tin và sản xuất để tạo ra những kết quả thuận lợi cho tổ chức.

Việc phát triển mô hình quản trị chiến lược rất quan trọng vì nó giúp lãnh đạo doanh nghiệp và các nhà quản lý hiểu cách vận hành chiến lược cấp công ty. Hơn nữa, mô hình này giúp hiểu rõ hơn về cách tiếp cận lặp đi lặp lại trong việc thực hiện quản lý chiến lược thực tế trong môi trường doanh nghiệp.

Các thành phần chính trong mô hình quản trị chiến lược

các thành phần chính của mô hình quản trị chiến lược

Hình thành chiến lược

Các yếu tố chính cấu thành việc hình thành chiến lược bao gồm tầm nhìn, sứ mệnh và mục tiêu của tổ chức. Một số khía cạnh khác liên quan đến giai đoạn này là phân tích môi trường bên trong và bên ngoài, phân tích ngành, phân tích đối thủ cạnh tranh,… Thành phần này còn đôi khi được gọi là “Lập kế hoạch chiến lược”.

Triển khai chiến lược

Bất kỳ tổ chức nào cũng phải chuyển sang giai đoạn triển khai thực tế, bởi nếu không thực hiện, tất cả các kế hoạch và xây dựng chiến lược chỉ là tài liệu vô giá trị. Ba yếu tố vi mô chính ảnh hưởng đến giai đoạn triển khai là cơ cấu tổ chức, nguồn nhân lực, hệ thống tổ chức và quy trình. Đây là giai đoạn hành động của tổ chức để đạt được kết quả mong muốn. Thách thức thường gặp trong quá trình triển khai chiến lược bao gồm: sự kháng cự thay đổi từ nhân viên, nguồn lực hạn chế, thiếu cam kết từ lãnh đạo hay hệ thống giám sát yếu kém.

See also  Mô hình Kraljic là gì? Ứng dụng trong chiến lược mua hàng

Triển khai chiến lược bao gồm:

  • Triển khai chiến lược liên quan đến quản lý: Giải quyết các vấn đề liên quan đến quản lý như lãnh đạo, cơ cấu tổ chức và phân bổ nguồn lực.
  • Triển khai chiến lược liên quan đến Marketing, Tài chính, Kế toán, R&D, Hệ thống thông tin quản lý (MIS): Thực hiện chiến lược trên các lĩnh vực chức năng khác nhau của tổ chức, đảm bảo sự phù hợp với các mục tiêu chiến lược tổng thể.

Kiểm soát chiến lược

Kiểm soát chiến lược bao gồm việc đánh giá và đo lường kết quả đạt được so với các KPI đã đặt ra dựa trên ngành và lĩnh vực kinh doanh. Ngoài ra, các bước điều chỉnh cũng được xây dựng để đạt được kết quả tốt hơn nếu kết quả trước đó chưa đạt yêu cầu. Bên cạnh đó, đội ngũ chuyên gia của tổ chức thực hiện phân tích đối thủ cạnh tranh và các yếu liên quan để xác định sự khác biệt giữa kết quả dự kiến và kết quả đạt được theo thời gian.

Mô hình quản trị chiến lược cần được định nghĩa rõ ràng để tất cả mọi đối tượng trong tổ chức tham gia có thể hiểu và liên kết với quá trình quản lý chiến lược một cách dễ dàng và hiệu quả hơn.

Khung phân tích hình thành chiến lược của F.David (Strategy-Formulation Analytical Framework)

Khung phân tích hình thành chiến lược là một mô hình quản trị chiến lược được các tổ chức sử dụng để phát triển và phân tích các chiến lược tiềm năng. Nó giúp xác định, đánh giá và lựa chọn các phương án chiến lược tối ưu nhất để đạt được mục tiêu của tổ chức.

Khung này thường bao gồm 3 giai đoạn chính: Giai đoạn nhập vào, Giai đoạn kết hợp, và Giai đoạn quyết định. Mỗi giai đoạn sử dụng các công cụ và phương pháp cụ thể để đảm bảo chiến lược phù hợp với mục tiêu, nguồn lực và điều kiện thị trường của tổ chức.

khung phân tích hình thành chiến lược của f.david

Giai đoạn nhập vào (Input stage)

Giai đoạn nhập vào tập trung thu thập thông tin cần thiết về các yếu tố bên trong và bên ngoài của tổ chức. Đây là nền tảng cho việc phân tích chiến lược, thông qua việc đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức (SWOT), đồng thời hiểu rõ vị thế của tổ chức trên thị trường.

Mục đích: Thu thập dữ liệu liên quan về các yếu tố nội bộ và bên ngoài ảnh hưởng đến lựa chọn chiến lược.

Công cụ:

See also  Chiến lược đại dương xanh là gì? Phân biệt với đại dương đỏ

Ví dụ

Trong giai đoạn đầu vào của mô hình quản trị chiến lược, Vinamilk sử dụng ma trận EFE để nhận diện cơ hội từ thị trường sữa tăng trưởng và các thỏa thuận thương mại quốc tế, đồng thời đối mặt với thách thức từ cạnh tranh và biến động giá nguyên liệu. Ma trận IFE giúp Vinamilk nhận ra điểm mạnh của mình là thương hiệu uy tín và hệ thống phân phối rộng khắp, nhưng cũng thấy được sự phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu. Ma trận CPM cho thấy Vinamilk dẫn đầu về nhận diện thương hiệu và hệ thống phân phối, nhưng cần cải thiện khả năng đổi mới sản phẩm để cạnh tranh với các đối thủ quốc tế.

Giai đoạn kết hợp (Matching Stage)

Đây là giai đoạn kết hợp các yếu tố nội bộ và bên ngoài để tạo ra các lựa chọn chiến lược khả thi. Giai đoạn này điều chỉnh điểm mạnh và điểm yếu của tổ chức dựa vào các cơ hội và thách thức bên ngoài để xác định các chiến lược phù hợp với tình hình cụ thể của tổ chức hiện tại.

Mục đích: Phát triển các lựa chọn chiến lược bằng cách kết hợp khả năng nội bộ với điều kiện bên ngoài.

Công cụ:

  • Phân tích SWOT: Kết hợp điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức để tạo ra các chiến lược tận dụng điểm mạnh, giảm thiểu điểm yếu, khai thác cơ hội và đối phó với thách thức.
  • Ma trận SPACE: Phân tích vị trí của công ty dựa trên bốn yếu tố: sức mạnh tài chính, lợi thế cạnh tranh, sức mạnh ngành và sự ổn định môi trường. Sau đó, đề xuất chiến lược dựa trên vị trí của công ty: thận trọng, phòng thủ, tấn công, cạnh tranh.
  • Ma trận BCG: Phân loại các đơn vị kinh doanh hoặc sản phẩm dựa trên thị phần và tăng trưởng thị trường, giúp đưa ra quyết định về đầu tư hay thoái vốn.
  • Ma trận IE: Kết hợp các ma trận EFE và IFE để đánh giá vị trí chiến lược tổng thể và xác định các chiến lược phù hợp như tăng trưởng, ổn định hoặc cắt giảm.
  • Ma trận chiến lược chính GSM (Grand Strategy Matrix): Hỗ trợ các tổ chức lựa chọn chiến lược dựa trên vị thế cạnh tranh và tăng trưởng thị trường.

Giai đoạn quyết định (Decision Stage)

Đây là bước cuối cùng trong mô hình quản trị chiến lược, nơi tổ chức đánh giá và chọn lựa chiến lược tốt nhất từ các lựa chọn chiến lược đã được tạo ra trong giai đoạn kết hợp. Giai đoạn này đảm bảo chiến lược được chọn phù hợp với mục tiêu của tổ chức và có tính khả thi trong việc triển khai.

Mục đích: Chọn lựa chiến lược phù hợp nhất dựa trên phân tích kỹ lưỡng và tính khả thi.

Công cụ:

  • Ma trận QSPM: Đánh giá và ưu tiên các lựa chọn chiến lược bằng cách gán trọng số cho các yếu tố đã được xác định trong các ma trận EFE và IFE. QSPM cung cấp một phương pháp khách quan để xác định chiến lược nào là thuận lợi nhất bằng cách định lượng chi tiết.
See also  Tầm nhìn chiến lược là gì?

Ví dụ: Một công ty năng lượng có thể sử dụng QSPM để quyết định giữa việc mở rộng việc kinh doanh năng lượng tái tạo hay nâng cao các nguồn năng lượng truyền thống bằng cách gán điểm cho mỗi lựa chọn dựa trên các yếu tố như chi phí, tiềm năng doanh thu và tác động đến môi trường.

Lợi ích của mô hình quản trị chiến lược

Mô hình quản trị chiến lược mang lại nhiều lợi ích quan trọng cho các tổ chức. Dưới đây là một số lợi ích chính:

  1. Cải thiện khả năng ra quyết định: Mô hình giúp lãnh đạo tổ chức đưa ra quyết định dựa trên việc phân tích kỹ lưỡng các yếu tố bên trong và bên ngoài. Các công cụ như phân tích SWOT, ma trận EFE và IFE giúp xác định cơ hội và mối đe dọa từ môi trường bên ngoài, đồng thời đánh giá điểm mạnh và điểm yếu nội bộ, từ đó đưa ra các quyết định chiến lược phù hợp​.
  2. Tăng cường sự liên kết trong tổ chức: Mô hình quản trị chiến lược giúp các bộ phận trong tổ chức phối hợp chặt chẽ hơn. Khi mỗi bộ phận hiểu rõ chiến lược chung, họ có thể hoạt động hiệu quả hơn để đạt được mục tiêu chung của tổ chức​.
  3. Tạo sự linh hoạt và cải tiến liên tục: Mô hình chiến lược giúp tổ chức điều chỉnh chiến lược khi cần thiết, đảm bảo tổ chức có thể thích nghi với những thay đổi trong môi trường kinh doanh và duy trì sự phát triển bền vững​.
  4. Tăng cường hiệu quả và hiệu suất: Một chiến lược rõ ràng và được thực hiện tốt có thể cải thiện hiệu quả tổng thể của tổ chức, giúp tiết kiệm nguồn lực và nâng cao năng suất​.

Kết luận

Trong bối cảnh kinh doanh thay đổi không ngừng, một chiến lược hợp lý có thể đưa tổ chức đạt đến đỉnh cao thành công. Mô hình quản trị chiến lược cung cấp một khuôn khổ để mọi doanh nghiệp hoạt động hiệu quả, có định hướng rõ ràng.

Một con tàu không có đích đến sẽ không bao giờ đến đâu. Vì vậy, nếu không có mục tiêu hay mục đích, không có doanh nghiệp nào có thể thành công. Mô hình này cũng cho phép doanh nghiệp dễ dàng đưa ra các quyết định kinh doanh quan trọng và giải quyết vấn đề, bên cạnh việc tận dụng các cơ hội. Các nhà lãnh đạo cũng được trang bị tốt hơn để dẫn dắt tổ chức đi theo một hướng cụ thể mà không có sự mơ hồ.

——————————-

Công ty Tư vấn Quản lý OCD (OCD Management Consulting Co) là một trong những công ty tư vấn quản lý hàng đầu Việt Nam với tính chuyên nghiệp, thực tiễn và chất lượng cao.

Nếu bạn quan tâm, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí!

Thông tin chính thức về OCD được cập nhật tại website: https://ocd.vn

Fanpage chính thức của OCD vui lòng truy cập: https://facebook.com/OCDConsulting

Liên hệ nhanh Hotline/Zalo: 0886595688 hoặc gửi email đến: ocd@ocd.vn