Jidoka là gì? Hướng dẫn từng bước triển khai Jidoka

cách quản lý tài liệu
9 Cách quản lý tài liệu hiệu quả, dễ dàng cho doanh nghiệp
23 July, 2024
hệ thống kiểm soát tài liệu
Hệ thống kiểm soát tài liệu là gì? Vai trò của nó trong doanh nghiệp 
25 July, 2024
5/5 - (1 vote)

Last updated on 17 September, 2024

Jidoka là gì?

Jidoka, trong tiếng Nhật có nghĩa là “Tự động hóa”, là một nguyên tắc trong sản xuất tinh gọn. Theo đó, máy móc sẽ tự động ngừng hoạt động khi phát hiện ra sự cố bất thường và công nhân sẽ cố gắng khắc phục lỗi này để ngăn chặn nó tái diễn trong tương lai.

Về nghĩa đen, Jidoka có nghĩa là tự động hóa với sự can thiệp của con người. Đây là một trụ cột quan trọng trong Hệ thống sản xuất Toyota (TPS), bên cạnh trụ cột Just In Time (JIT). Khái niệm này là sự kết hợp giữa trí thông minh của con người và máy móc giúp công nhân vận hành một lúc nhiều máy móc với ít công sức nhất. Điều này thúc đẩy công ty tăng trưởng lợi nhuận do năng suất làm việc tăng lên.

Nguồn gốc lịch sử của Jidoka

Khái niệm Jidoka được khởi xướng bởi Sakichi Toyoda (Nhà sáng lập Toyota) vào năm 1987 khi ông đang hoàn thiện máy dệt Toyota. Vào thời điểm đó, công ty của ông không phải là nhà sản xuất ô tô mà là nhà sản xuất máy dệt may. 

Ở Nhật Bản, máy dệt tự động của Sakichi Toyoda mang tính cách mạng vì nó có một tính năng đặc biệt. Tính năng này giúp tự động dừng máy dệt nếu sợi ngang trong thoi bị đứt hoặc hết, ngăn ngừa các lỗi trên vải dệt.

Nhờ tính năng này, công nhân không cần phải liên tục kiểm tra, theo dõi máy dệt để tránh lỗi trên vải. Trong nhà máy sử dụng máy dệt tự động, một công nhân có thể chịu trách nhiệm cho nhiều máy cùng lúc. ĐIều này giúp tiết kiệm chi phí thuê nhân công và hiệu quả làm việc tăng lên đáng kể.

Nguyên tắc Jidoka trong sản xuất tinh gọn

Trong quản lý sản xuất, Jidoka được xây dựng dựa trên 4 nguyên tắc cơ bản: phát hiện, dừng sản xuất, phản ứng, phòng ngừa. Nắm vững những yếu tố cơ bản này có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về nguyên tắc và cách áp dụng nó vào các hoạt động kinh doanh của các nhà sản xuất hiện đại.

nguyên tắc jidoka

Các nguyên tắc của Jidoka

Phát hiện bất thường

Mọi thiết bị cần được tích hợp tính năng phát hiện lỗi. Bên cạnh đó, cần có một hệ thống cảnh báo để thông báo về bất kỳ sự bất thường nào được phát hiện, chẳng hạn như lỗi sản phẩm, lỗi nguyên vật liệu hay máy móc bị hỏng hóc.

See also  Operational Excellence là gì? 10 nguyên tắc cốt lõi

Dừng sản xuất

Khi phát hiện sự cố bất thường, máy móc cần có khả năng tự động dừng hoạt động để ngăn chặn ngay nó lại. Công nhân cũng cần có những biện pháp thủ công để dừng sản xuất trong trường hợp họ phát hiện ra bất kỳ sản phẩm nào đang không đạt tiêu chuẩn.

Khắc phục sự cố

Lúc này, công nhân cần đánh giá lại tinh hình và kêu gọi hỗ trợ từ các bên liên quan nếu cần thiết. Các biện pháp khắc phục cần được thực hiện ngay lập tức trong một khoảng thời gian được định sẵn. Sau đó, họ cần ra quyết định xem có nên tiếp tục sản xuất nữa hay không.

Phòng ngừa tái diễn

Nếu sự cố được xử lý một cách nhanh chóng và tiếp tục được sản xuất, các nhà quản lý cần xem xét lại vấn đề để đưa ra các giải pháp dài hạn. Trường hợp vượt quá khung thời gian quy định và sự cố vẫn tiếp diễn, một đội chuyên trách sẽ tiến hành điều tra để tìm ra nguyên nhân gốc rễ của vấn đề và khôi phục sản xuất sớm nhất có thể. Phương pháp 5 whys hoặc 8D có thể được áp dụng trong lúc này.

Triển khai Jidoka: Hướng dẫn từng bước

Triển khai các nguyên tắc Jidoka đòi hỏi một phương pháp tiếp cận toàn diện và có hệ thống. Dưới đây là các bước mà bạn nên tham khảo để áp dụng cho doanh nghiệp mình:

triển khai jidoka

Hướng dẫn triển khai Jidoka

Yêu cầu sự cam kết của ban quản lý

Việc triển khai Jidoka thành công bắt đầu từ sự lãnh đạo mạnh mẽ và cam kết của ban quản lý. Ban lãnh đạo cấp cao cần hiểu biết sâu sắc và đặt nhiều tâm huyết với triết lý này. Sự hỗ trợ và tham gia của họ sẽ định hướng đúng cho toàn bộ tổ chức. Điều này bao gồm việc phân bổ các nguồn lực cần thiết, cung cấp chương trình đào tạo và tích cực thúc đẩy sáng kiến Jidoka trên tất cả các cấp, các bộ phận.

See also  Hệ thống MES tại Samsung

Truyền thông nội bộ

Sau khi có được sự cam kết của ban quản lý, bước tiếp theo là truyền đạt hiệu quả ý nghĩa của Jidoka tới toàn bộ tổ chức. Việc này bao gồm việc đào tạo nhân viên về các nguyên tắc, lợi ích và ứng dụng thực tế của Jidoka. Các buổi đào tạo và cuộc họp định kỳ giúp đảm bảo mọi người trong doanh nghiệp đều thống nhất với nhau cùng thực hiện các mục tiêu chung.

Đánh giá mức độ sẵn sàng

Trước khi triển khai Jidoka, việc đánh giá mức độ sẵn sàng của tổ chức là rất quan trọng. Nó bao gồm việc đánh giá các quy trình hiện tại, xác định các điểm nghẽn và đánh giá mức độ tham gia, hiểu biết của nhân viên về các nguyên tắc trong kiểm soát chất lượng.

Áp dụng thực tế

Sau khi đã xây dựng nền tảng vững chắc, bước tiếp theo là bắt đầu triển khai các ứng dụng thực tiễn của Jidoka trên toàn bộ tổ chức, bao gồm:

  • Áp dụng tự động hóa và kiểm tra lỗi dựa trên cảm biến: Giúp phát hiện các lỗi nhanh chóng và chính xác hơn.
  • Trao quyền cho công nhân dừng dây chuyền sản xuất: Cho phép công nhân chủ động ngăn chặn các vấn đề và cải thiện chất lượng sản phẩm.
  • Thiết lập quy trình phân tích nguyên nhân gốc rễ và giải quyết vấn đề hiệu quả: Xác định nguyên nhân gốc rễ của các sự cố và ngăn chặn chúng tái diễn.

Hãy bắt đầu với các dự án thí điểm nhỏ, dễ quản lý và dần dần mở rộng quy mô khi doanh nghiệp dần làm quen tốt hơn với phương pháp Jidoka.

Trong suốt quá trình triển khai, việc liên tục theo dõi và đo lường tác động của Jidoka lên hiệu quả hoạt động doanh nghiệp là điều cần thiết.  Điều này sẽ giúp bạn xác định các khu vực cần cải tiến, điều chỉnh cách tiếp cận và đảm bảo những lợi ích thiết thực. Bạn nên ghi nhớ rằng việc triển khai Jidoka không phải là một sự kiện diễn ra trong một khoảnh khắc mà là hành trình cải tiến liên tục.

See also  Khóa đào tạo Giải pháp cắt giảm chi phí trong sản xuất

Lợi ích và hạn chế của Jidoka trong quản lý sản xuất

Những lợi ích của Jidoka trong quản lý sản xuất bao gồm:

  • Nâng cao chất lượng sản phẩm: Bằng cách giúp phát hiện lỗi ngay lập tức, Jidoka góp phần giảm thiểu đáng kể các sản phẩm lỗi, nâng cao chất lượng sản phẩm tổng thể.
  • Tăng hiệu quả vận hành: Việc tích hợp Jidoka giúp đơn giản hóa các nhiệm vụ, thúc đẩy quy trình làm việc liền mạch và giảm thiểu thời gian thực hiện.
  • Lực lượng lao động được trao quyền: Jidoka trao quyền cho công nhân giải quyết các vấn đề nhanh chóng, khuyến khích tinh thần trách nhiệm và tăng tính tự chủ, sáng tạo trong công việc.

Bên cạnh những ưu điểm trên, Jidoka còn tồn tại một vài mặt hạn chế:

  • Thách thức triển khai ban đầu: Tích hợp Jidoka vào hệ thống hoạt động của doanh nghiệp dễ gặp phải một số khó khăn như ứng dụng công nghệ mới và sự thích nghi của công nhân.
  • Yêu cầu về nguồn lực: Để triển khai Jidoka, doanh nghiệp cần đầu tư vào máy móc tiên tiến và các chương trình đào tạo. Điều này có thể làm tăng chi phí vận hành trong ngắn hạn.

Tạm kết

Việc áp dụng Jidoka được coi là một bước chuyển đổi sang mô hình sản xuất hiện đại, mang tính tự chủ, ý thức chất lượng và hiệu quả vào quy trình sản xuất. Trong bối cảnh các ngành công nghiệp đang đòi hỏi những yêu cầu ngày càng cao về độ chính xác và tin cậy, các nguyên tắc của Jidoka đóng vai trò như một con đường chỉ lối đến Vận hành xuất sắc (Operational Excellence).

——————————-

Công ty Tư vấn Quản lý OCD (OCD Management Consulting Co) là một trong những công ty tư vấn quản lý hàng đầu Việt Nam với tính chuyên nghiệp, thực tiễn và chất lượng cao.

Nếu bạn quan tâm, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí!

Thông tin chính thức về OCD được cập nhật tại website: https://ocd.vn

Fanpage chính thức của OCD vui lòng truy cập: https://facebook.com/OCDConsulting

Liên hệ nhanh Hotline/Zalo: 0886595688 hoặc gửi email đến: ocd@ocd.vn