Chuyển đổi số ngành xây dựng: Lợi ích, thách thức và giải pháp

tư duy số
Tư duy số là gì? Cách phát triển tư duy số trong doanh nghiệp
25 May, 2024
văn hoá số là gì
Văn hóa số là gì? Các yếu tố cốt lõi và cách xây dựng văn hoá số trong doanh nghiệp
28 May, 2024
5/5 - (1 vote)

Last updated on 17 September, 2024

Ngành xây dựng được coi là một ngành truyền thống và có tốc độ chuyển đổi số khá chậm. Những năm gần đây đã chứng kiến quá trình chuyển đổi số được đẩy nhanh trong ngành xây dựng với những công cụ tân tiến và quy trình hiện đại giúp nâng cao hiệu quả, năng suất và tính bền vững.

Tuy nhiên, các doanh nghiệp xây dựng đang phải đối mặt với áp lực trong việc áp dụng các công nghệ mới và hiện đại hóa quy trình. Nếu không, họ sẽ không thể đáp ứng nhu cầu ngày càng cao từ phía khách hàng hoặc có thể thua thầu trước các đối thủ cạnh tranh.

Vậy, chuyển đổi số ngành xây dựng là gì và đâu là những ảnh hưởng của chuyển đổi số lên các công ty xây dựng? Cùng OCD tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

Chuyển đổi số ngành xây dựng là gì?

Chuyển đổi số ngành xây dựng là sự tích hợp các công nghệ kỹ thuật số vào tất cả các hoạt động trong một doanh nghiệp xây dựng nhằm tối ưu vận hành và mang lại giá trị lớn. Một yếu tố quan trọng trong quá trình chuyển đổi số trong ngành xây dựng là sự thay đổi về tư duy, cũng như văn hóa nội bộ của doanh nghiệp.

Cụ thể, các doanh nghiệp cần hiểu về những thách thức hiện tại và tạo ra sự khác biệt để giải quyết chúng. Việc tìm kiếm và áp dụng công nghệ mới để giúp cải tiến quy trình công việc mang lại lợi thế cạnh tranh rõ rệt cho doanh nghiệp.

Những công nghệ chuyển đổi số được áp dụng trong ngành xây dựng

công nghệ áp dụng trong ngành xây dựng

Các công nghệ áp dụng trong ngành xây dựng

Mô hình thông tin công trình (BIM)

BIM là từ viết tắt của “Building Information Modeling” (hay Mô hình thông tin công trình). Đây là quy trình cộng tác mức độ cao cho phép các kiến trúc sư, kỹ sư, nhà thầu, nhà sản xuất và các chuyên gia xây dựng khác cùng nhau lên kế hoạch, thiết kế và xây dựng một công trình hay tòa nhà trong một mô hình 3D duy nhất.

Ngoài ra, BIM còn có thể mở rộng sang các tính năng về vận hành và quản lý tòa nhà bằng việc sử dụng dữ liệu mà chủ thầu tòa nhà hoặc công trình có quyền truy cập. Dữ liệu cho phép chính phủ, các đô thị và các nhà quản lý tài sản đưa ra quyết định chính xác dựa trên thông tin được thu thập từ mô hình. Điều này có thể được thực hiện ngay cả sau khi tòa nhà được xây dựng.

Các thiết bị đeo thông minh

Các công nhân xây dựng có thể được trang bị các thiết bị đeo thông minh giúp giám sát hiện trường công trình, áp lực thể chất và sức chứa của công trường. Loại thông tin này rất có giá trị khi tìm cách giảm thiểu các vấn đề an toàn, theo dõi năng suất của công nhân và liên lạc nhanh chóng với họ.

Công nghệ thực tế ảo (VR)

Công nghệ thực tế bảo có thể hỗ trợ giám sát viên công trường có thể quan sát được địa điểm của công trình trong khi đang ở xa. Nó cũng được sử dụng trong việc giới thiệu dự án và cập nhật thông tin mới nhất cho khách hàng.

See also  Chuyển đổi số doanh nghiệp - thách thức và giải pháp

Thiết bị bay không người lái (Drone)

Một vài công ty tận dụng thiết bị bay không người lái để khảo sát địa hình, cung cấp hình ảnh thực tế từ trên không và tiếp cận được những địa hình khó tiếp cận. Công nghệ này có thể sử dụng để kiểm tra sự an toàn trong các khu vực nhằm phát hiện các sự cố như hư hại trong kết cấu.

Công nghệ in 3D

Trong quá khứ, công nghệ in 3D từng là công nghệ dành cho những người yêu thích việc tự chế các sản phẩm và tạo ra các đồ thủ công trang trí nhỏ trong nhà. Tuy nhiên, ngày nay, công nghệ này trở nên phổ biến hơn trong ngành xây dựng.

Hiện tại, các doanh nghiệp xây dựng lớn sử dụng các kỹ thuật in 3D để sản xuất các cấu kiện xây dựng chính của tòa nhà. Công nghệ này mang lại hiệu quả cao và giảm thiểu việc tạo ra chất thải.

Điện toán đám mây

Công nghệ điện toán đám mâydữ liệu lớn (big data) cho phép các công ty xây dựng chuyển đổi các phương pháp truyền thống trong việc thu thập và chia sẻ dữ liệu giữa các công trình xây dựng.

Lợi ích của chuyển đổi số ngành xây dựng

Dưới đây là một số lợi ích quan trọng mà chuyển đổi số mang lại cho ngành xây dựng:

Chuyển đổi số giúp tăng tính an toàn và hạn chế rủi ro trong ngành xây dựng

Các thiết bị đeo cảm biến thông minh có thể phát hiện các mối nguy theo thời gian và giảm thiếu thương tích cho nhân viên. Việc kết nối tất cả các nguồn dữ liệu có thể hỗ trợ quản lý rủi ro, vì các chuyên gia xây dựng có thể nắm được các vấn đề tiềm ẩn trước khi chúng thực sự xảy ra.

Một nghiên cứu của một công ty cung cấp các giải pháp chuyển đổi số ngành xây dựng cho thấy việc sử dụng sản phẩm của họ có thể giảm tỷ lệ tai nạn tới 40% và tỷ lệ ngày nghỉ giảm 39% so với mức trung bình toàn ngành.

chuyển đổi số giúp giảm tỷ lệ tai nạn trong xây dựng

Chuyển đổi số giúp giảm tỷ lệ tai nạn trong xây dựng

Chuyển đổi số giúp ngành xây dựng giảm thiểu chi phí

Hoạch định nguồn lực, theo dõi nguyên vật liệu và phân tích báo cáo được tối ưu giúp các công ty xây dựng theo dõi ngân sách cho các dự án lớn. Bằng cách giảm lãng phí, sai sót và tăng năng suất, chuyển đổi số giúp các doanh nghiệp ngành xây dựng gia tăng mức lợi nhuận ròng của mình.

Với ngành xây dựng, việc cắt giảm chi phí ở bất cứ hoạt động nào cũng rất quan trọng bởi chi phí hiện nay đang tăng lên ở mọi khía cạnh trong lĩnh vực này. Giá máy móc và trang thiết bị xây dựng đã tăng lên đáng kể trong suốt nhiều năm qua.

Ngành xây dựng cải thiện quy trình và hiệu quả vận hành nhờ chuyển đổi số

Các giải pháp số hóa có thể cải thiện quy trình trong mọi hoạt động của xây dựng. Điều này giúp công việc ở mọi khâu trở nên trơn tru, mượt mà hơn. Phần mềm BIM (Mô hình thông tin công trình) cho phép thiết kế và lên kế hoạch cộng tác.

Trong khi đó, nền tảng quản lý dự án tích hợp kết nối chu trình mua sắm nguyên vật liệu. Những công cụ thông minh này giúp các bên liên quan làm việc dễ dàng và phối hợp với nhau chặt chẽ hơn,

Trong suốt dự án, bảng trực quan hóa quy trình sẽ cung cấp thông tin cụ thể cho các nhà quản lý xây dựng. Bằng việc theo sát lịch trình kế hoạch, thiết bị, dòng chảy công việc và các tài liệu liên quan, nhà quản lý có thể ra quyết định kịp thời để tối ưu việc phân bổ nguồn lực. Những thay đổi về việc sử dụng đúng các nguồn lực và giao tiếp hiệu quả sẽ giảm thiểu độ trì trệ của dự án và tránh việc làm lại mọi thứ từ đầu.

Chuyển đổi số giúp tăng trải nghiệm khách hàng ngành xây dựng

Các nền tảng công nghệ số là cầu nối quan trọng giữa khách hàng và doanh nghiệp. Nó đã thay đổi cách thức khách hàng tương tác với công ty và trải nghiệm của họ trên mọi phương diện. Rõ ràng, các công ty đang quan tâm nhiều hơn về vấn đề này. Trong đó, dữ liệu và tính toàn vẹn của nó là yếu tố quan trọng thúc đẩy sự gia tăng trải nghiệm khách hàng.

See also  Định biên nhân sự và cơ cấu tổ chức - Vấn đề nóng từ sau đại dịch

Ví dụ, công nghệ thực tế ảo cho phép khách hàng dễ hình dung về sản phẩm do nó đã được trực quan hóa ở mọi giai đoạn. Từ đó, khách hàng dễ hình dung các chi tiết về công năng cũng như kỹ thuật của sản phẩm.

Khách hàng có thể đưa ra góp ý để điều chỉnh kịp thời và điều này giúp đáp ứng tối đa kỳ vọng của họ. Đây là một hình thức củng cố lòng tin và sự trung thành thông qua kênh giao tiếp hiệu quả giữa doanh nghiệp với khách hàng.

Tăng cường khả năng phối hợp giữa các bên

Các bên liên quan tham gia vào dự án từ kiến trúc sư, kỹ sư cho đến khách hàng đều có thể kết nối thông qua một nền tảng chung để trao đổi thông tin về tiến độ dự án cũng như những phản hồi từ phía khách hàng. Điều này giúp doanh nghiệp xây dựng tránh việc hiểu sai ý khách hàng và hoàn thành dự án một cách thành công.

Thách thức ngành xây dựng phải đối mặt khi thực hiện chuyển đổi số

Chuyển đổi số có thể mang lại những thay đổi tích cực cho ngành xây dựng, nhưng nó cũng đi kèm với hàng loạt những khó khăn. Dưới đây là một số những thách thức phổ biến trong quá trình chuyển đổi số của các doanh nghiệp ngành xây dựng:

Nguồn lao động trong ngành đang già hóa

Ngành xây dựng hiện đang đối mặt với tình trạng thiếu hụt lao động trầm trọng do làn sóng nghỉ hưu của những người lao động lớn tuổi. Trong khi đó, nhiều lao động trẻ lại có xu hướng không theo đuổi ngành nghề này.

Ngoài ra, các công nhân lớn tuổi thường không am hiểu công nghệ và có thể chống đối việc sử dụng những công nghệ mới. Việc ép buộc họ thay đổi quá nhanh có thể dẫn đến tỷ lệ nghỉ hưu tăng lên. Điều này khiến nguồn lao động trong ngành vốn đã eo hẹp nay lại càng ít ỏi hơn.

Quản lý đội thi công phân tán

Hiện nay, ngày càng nhiều doanh nghiệp áp dụng mô hình làm việc phi tập trung, nơi nhân viên có thể làm việc từ xa hoặc theo giờ giấc linh hoạt. Đó là lý do vì sao chuyển đổi số có lợi cho các doanh nghiệp hiện đại, đặc biệt trong ngành xây dựng.

Tuy nhiên, việc áp dụng các công cụ kỹ thuật số cũng có thể tạo ra những thách thức mới về quản lý dữ liệu. Nó bao gồm việc đảm việc chất lượng dữ liệu chính xác và nhất quán, kiểm soát việc phân quyền truy cập, quản lý các phiên bản được cập nhật theo thời gian.

Các công ty xây dựng cần triển khai phần mềm hỗ trợ làm việc nhóm mạnh mẽ. Nền tảng này cho phép các đội nhóm phối hợp cùng nhau và trao đổi công việc, tài liệu ngay cả khi làm việc từ xa. Việc bổ sung các hướng dẫn sử dụng và quy định về quyền truy cập sẽ giúp người dùng tránh được sự nhầm lẫn khi làm việc.

triển khai phần mềm để quản lý dữ liệu từ xa

Triển khai phần mềm để quản lý dữ liệu từ xa

Tuân thủ các quy định, điều luật chặt chẽ

Chuyển đổi số định hình lại các quy trình trong ngành xây dựng nên các doanh nghiệp phải đảm bảo việc đổi mới phải gắn liền với sự an toàn, chất lượng và quản trị dữ liệu. Không có một câu trả lời chung cho tất cả các trường hợp. Vì vậy, các công ty ngành xây dựng cần chủ động tìm hiểu các quy định hiện hành và đảm bảo rằng các sáng kiến chuyển đổi số cần tuân thủ những quy định này.

Ví dụ, nhiều công ty xây dựng có thể có lợi từ việc áp dụng các thiết bị IoT (Internet kết nối vạn vật). Tuy nhiên, các quy định về quyền riêng tư dữ liệu và hệ thống bảo vật cần được tuân thủ với các công cụ này. Các doanh nghiệp có IoT trong chiến lược số hóa cần đầu tư vào cơ sở hạ tầng an ninh mạng, đào tạo nội bộ và đánh giá rủi ro của bên thứ ba cung cấp phần mềm.

Kỹ năng quản trị dữ liệu kém

Khối lượng lớn thông tin được tạo ra trong mỗi dự án đòi hỏi dữ liệu được kiểm soát và bảo mật chặt chẽ. Việc không quản lý dữ liệu chặt chẽ sẽ đe dọa đến tính minh bạch và khiến các công ty xây dựng phải đối mặt với rủi ro về quy định bảo mật dữ liệu.

Các công ty xây dựng không thể bỏ qua việc quản trị dữ liệu này. Một nghiên cứu của Autodesk và FMI dự tính rằng dữ liệu kém chất lượng gây thiệt hại cho ngành xây dựng trên toàn thế giới tới 1.800 tỷ USD. Việc tích hợp với các phần mềm cộng tác, cảm biến thiết bị và các công cụ khác cần đáp ứng các quy tắc về việc ai có thể truy cập dữ liệu và họ có thể làm gì với dữ liệu đó. Điều quan trọng là phải theo dõi

See also  Triển khai phần mềm quản trị nhân sự trong doanh nghiệp

Giải pháp triển khai chuyển đổi số trong ngành xây dựng

Hiểu được doanh nghiệp cần chuyển đổi số và triển khai chuyển đổi số là hai việc hoàn toàn khác nhau. Việc triển khai rõ ràng phải đối mặt với nhiều thách thức. Tuy nhiên, mọi thách thức đều có thể được giải quyết nếu có phương pháp tiếp cận đúng. Dưới đây là một số bước giúp việc triển khai dự án chuyển đổi số trong ngành xây dựng trở nên mượt mà hơn.

giải pháp triển khai chuyển đổi số ngành xây dựng

Giải pháp triển khai chuyển đổi số ngành xây dựng

Bước 1: Xác định mục tiêu rõ ràng

Bước đầu tiên giúp triển khai chuyển đổi số trong ngành xây dựng thành công là xác định mục tiêu dự án rõ ràng ngay từ ban đầu. Điều này bao gồm xác định các công nghệ kỹ thuật số và quy trình cụ thể, xác định kết quả mong muốn và lợi ích của việc triển khai kỹ thuật số và xây dựng tiến độ triển khai từng mục tiêu có thể đo lường.

Bước này rất quan trọng trong việc đảm bảo mọi người sẽ cùng thống nhất và hướng đến mục tiêu chung. Doanh nghiệp cần phân tích kỹ dự án, xem xét các yếu tố như ngân sách, lộ trình, nguồn lực và kỳ vọng của các bên liên quan.

Bước 2: Lựa chọn đúng công cụ

Sau khi xác định tầm nhìn và mục tiêu dự án, bước tiếp theo là lựa chọn đúng công cụ cho dự án. Bước này bao gồm việc xem xét nhu cầu cụ thể của dự án, chẳng hạn như quản lý dữ liệu, lên lịch trình, theo sát tiến độ, giao tiếp và cộng tác.

Lựa chọn các công cụ tương thích với chiến lược kỹ thuật số của dự án là điều thiết yếu. Đồng thời, công cụ này phải thân thiện với người dùng và có khả năng mở rộng các tính năng.

Việc lưu trữ tất cả các thông tin quan trọng xuyên suốt dự án vào nguồn dữ liệu trung tâm đảm bảo những người cần đến có thể dễ dàng truy cập dữ liệu liên quan có sẵn. Bằng việc sử dụng công nghệ số để tạo lập và lưu trữ thông tin, nguồn dữ liệu trung tâm này trở nên hiệu quả và hữu dụng hơn. Những thông tin chính xác có thể được truy xuất dễ dàng vào thời điểm thích hợp cho những người phù hợp.

Bước 3: Đảm bảo sự ủng hộ từ các bên liên quan

Sự thành công của chuyển đổi số ngành xây dựng phụ thuộc vào sự tham gia của tất cả các bên liên quan bao gồm nhân viên, nhà thầu và khách hàng. Nó liên quan đến việc truyền tải lợi ích của việc triển khai các công nghệ số để giải quyết các mối lo ngại hay khó khăn các bên liên quan gặp phải.

Bước 4: Đánh giá mức độ sẵn sàng số hóa

Trước khi triển khai các công nghệ và quy trình số hóa, điều quan trọng là phải đánh giá mức độ sẵn sàng chuyển đổi số hiện tại của doanh nghiệp ngành xây dựng. Điều này bao gồm việc đánh giá cơ sở hạ tầng hiện có, xác định những lỗ hổng và thách thức, cũng như xác định các nguồn lực cần thiết để triển khai dự án thành công.

Bước 5: Hỗ trợ và đào tạo toàn diện cho nhân viên

Việc triển khai chuyển đổi số trong ngành xây dựng đòi hỏi đào tạo và hỗ trợ toàn diện để đảm bảo các bên liên quan cảm thấy thoải mái trong việc sử dụng các công cụ công nghệ mới.

Các chương trình đạo tạo nên được tổ chức ở các giai đoạn khác nhau của dự án và cung cấp những hỗ trợ cần thiết trong suốt dự án. Bước này bao gồm thiết kế tài liệu đào tạo, đào tạo kết hợp hướng dẫn thực hành và hỗ trợ liên tục để đảm bảo các bên liên quan hiểu và sử dụng được các công cụ công nghệ số.

Bước 6: Theo dõi và đánh giá thành công

Cuối cùng là bước theo dõi và đánh giá thành công của các giải pháp kỹ thuật số. Điều này đảm bảo dự án đạt được các kết quả và lợi ích mong muốn. Nó liên quan đến việc theo dõi và điều chỉnh các chỉ tiêu KPI khi cần thiết. Các chỉ tiêu KPI này có thể bao gồm năng suất lao động, chất lượng đầu ra dự án, chi phí dự án, thời gian biểu, mức độ hài lòng của khách hàng.

Tạm kết

Chuyển đổi số là một quá trình chuyển đổi quan trọng mà ngành xây dựng cần áp dụng để duy trì lợi thế cạnh tranh trong bối cảnh nhu cầu khách hàng và thị trường liên tục biến đổi. Các doanh nghiệp xây dựng có thể cải thiện mức độ cộng tác, gia tăng hiệu quả kinh doanh và giảm thiểu chi phí bằng việc tận dụng các công nghệ mới như BIM, thiết bị bay không người lái, phần mềm quản lý dự án và công nghệ AR/VR.

Công ty Tư vấn Quản lý OCD (OCD Management Consulting Co) là một trong những đơn vị tư vấn chuyển đổi số hàng đầu Việt Nam với tính chuyên nghiệp, thực tiễn và chất lượng cao.

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí và bắt đầu hành trình chuyển đổi số của bạn! 🚀

Thông tin chính thức về OCD được cập nhật tại website: https://ocd.vn

Fanpage chính thức của OCD vui lòng truy cập: https://facebook.com/OCDConsulting

Liên hệ nhanh Hotline/Zalo: 0886595688 hoặc gửi email đến: ocd@ocd.vn