Last updated on 5 December, 2024
Table of Contents
ToggleAnsoff Matrix hay còn được gọi là Ma trận/Mô hình Ansoff, là một công cụ phân tích chiến lược doanh nghiệp, mô hình marketing được đặt tên theo nhà kinh tế học và nhà chiến lược Igor Ansoff. Mô hình Ansoff giúp doanh nghiệp đánh giá và lựa chọn các chiến lược phát triển kinh doanh dựa trên hai yếu tố chính: thị trường và sản phẩm. Cụ thể, nó tập trung vào sự kết hợp giữa việc mở rộng thị trường và mở rộng sản phẩm, cung cấp tổng cộng bốn lựa chọn chiến lược.
Mô hình Ansoff chia ra thành bốn phần chính, mỗi phần tương ứng với một chiến lược phát triển kinh doanh:
Mục đích chính của mô hình Ansoff là giúp doanh nghiệp xác định và chọn lựa chiến lược phát triển phù hợp với tình hình thị trường và khả năng nội tại của doanh nghiệp. Cụ thể, những lợi ích chính của việc sử dụng mô hình Ansoff bao gồm:
Bước 1: Đánh giá thị trường hiện tại
Bước 2: Phân tích sản phẩm hiện tại
Bước 3: Nghiên cứu thị trường mới và sản phẩm tiềm năng
Bước 4: Xác định các chiến lược phù hợp
Bước 5: Xây dựng kế hoạch thực hiện
Thu thập dữ liệu và phân tích là giai đoạn quan trọng trong việc triển khai Ma trận Ansoff. Doanh nghiệp cần tiến hành nghiên cứu thị trường, khảo sát ý kiến khách hàng, phân tích dữ liệu thống kê, và đánh giá các yếu tố môi trường liên quan. Các nguồn dữ liệu và công cụ phân tích có thể bao gồm:
Dựa trên các phân tích và nghiên cứu, doanh nghiệp cần đưa ra quyết định chiến lược và xây dựng kế hoạch hành động cụ thể. Kế hoạch hành động này sẽ nêu rõ các hoạt động và biện pháp cụ thể để triển khai chiến lược được chọn. Quyết định và kế hoạch hành động có thể bao gồm:
Theo dõi và đánh giá là yếu tố quan trọng để đảm bảo rằng chiến lược triển khai đạt được kết quả như kỳ vọng và được điều chỉnh khi cần thiết. Doanh nghiệp cần đo lường hiệu quả của chiến lược thông qua các chỉ số và mục tiêu đã đề ra. Theo dõi và đánh giá có thể bao gồm:
Phương pháp này sẽ giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về hiệu quả của chiến lược và cải thiện quyết định và kế hoạch trong tương lai.
Nike đã thâm nhập thị trường bằng cách sản xuất cùng một sản phẩm trong cùng một thị trường và phân khúc thị trường với nhiều sản phẩm có các mức giá khác nhau. Công ty đã cạnh tranh thông qua nhiều cách khác nhau như chiến lược dẫn đầu chi phí đã giúp công ty mở rộng thị trường nhờ bán giày của mình với giá rất thấp và khách hàng luôn bị thu hút bởi giá thấp. Bằng cách này, ngày càng có nhiều khách hàng mua sản phẩm của họ làm tăng thị phần của công ty Nike trên thị trường ngành. Nike còn thực hiện chiến lược thâm nhập thông qua quan hệ đối tác với các kênh phân phối lớn, chẳng hạn như Walmart, Target và Costco, cũng như các cửa hàng bán lẻ NikeTown do công ty sở hữu.
Đây là chiến lược kinh doanh sinh lợi nhất vì nó hỗ trợ mở rộng tăng trưởng của công ty bằng cách tập trung vào các thị trường và phân khúc khác nhau của nó. Ví dụ, Nike dự định mở các cửa hàng bán lẻ giày ở Châu Phi và Trung Đông để tăng doanh thu và lợi nhuận. Nike cũng đã thực hiện chiến lược phát triển thị trường của mình bằng cách sản xuất các sản phẩm cải tiến và đổi mới tại các thị trường mới chẳng hạn như sản xuất sản phẩm và dịch vụ cho người tập thể hình.
Nike quyết định mang lại những sản phẩm đổi mới cho khách hàng hiện tại của họ thông qua việc thay đổi thiết kế, tính năng hoặc đặc điểm của sản phẩm, để giữ chân khách hàng hiện tại. Họ phát triển các tính năng sản phẩm mới và sáng tạo như thiết kế giày độc đáo và khác biệt mang lại những mẫu giày độc lạ và phiên bản giới hạn như Nike SB Dunk Low ‘Chunky Dunky’, Nike Lebron 9 Low Lebonald Palmer, …. Mục tiêu chính của kế hoạch tăng trưởng chuyên sâu của Nike là mở rộng thị phần của nhánh công ty giày bằng cách tích hợp các công nghệ mới nhất vào thiết kế và chất lượng của giày thể thao.
Nike đã đa dạng hóa sản phẩm và dịch vụ của họ theo hai chiều ngang và dọc. Với phương pháp đa dạng hóa theo chiều dọc Nike đã ra mắt những mẫu mã sản phẩm giày mới sẽ tương tự và dựa trên những sản phẩm đã hiện có . Còn theo chiều ngang, nghĩa là Nike sẽ tạo ra những mặt hàng hoàn toàn như là găng tay bóng đá, hay quả bóng, …. Trong đa dạng hóa, mục tiêu chiến lược còn là bán sản phẩm mới tại các thị trường mới, chẳng hạn như một khu vực hoặc quốc gia bổ sung cho các sản phẩm của Nike. Việc tạo ra các cửa hàng NikeTown là một bước để đa dạng hóa, như một chiến lược tăng trưởng chuyên sâu, bổ sung dịch vụ bán lẻ như một sản phẩm của công ty.
Tham khảo thêm:
Mô hình 5 forces (5 lực lượng cạnh tranh) là gì?
Công ty Tư vấn Quản lý OCD (OCD Management Consulting Co.) thành lập năm 2003, là một trong những công ty tư vấn quản lý hàng đầu Việt Nam với tính chuyên nghiệp, thực tiễn và chất lượng cao. Trong hơn 20 năm qua, Công ty Tư vấn Quản lý OCD đã thực hiện thành công hàng trăm dự án tư vấn và đào tạo quản lý cho nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam.
OCD cung cấp các dịch vụ sau:
OCD tự hào có một đội ngũ chuyên gia tư vấn và giảng viên:
Ngoài ra, đội ngũ chuyên gia tư vấn của OCD luôn được khách hàng đánh giá cao về năng lực chuyên môn, khả năng giải quyết vấn đề cũng như tâm huyết với bài toán của khách hàng.
——————————-
Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn ngay!
Thông tin chính thức về OCD được cập nhật tại website: https://ocd.vn
Fanpage chính thức của OCD vui lòng truy cập: https://facebook.com/OCDConsulting
Liên hệ nhanh Hotline/Zalo: 0886595688 hoặc gửi email đến: ocd@ocd.vn
You must be logged in to post a comment.