Dịch bệnh do virus Corona: tác động nặng nề về kinh tế

Quản lý nguồn nhân lực trong tổ chức
Quản lý Nhân sự trong doanh nghiệp
15 March, 2020
JD là gì
JD là gì? Cách viết JD hiệu quả nhất
18 March, 2020
Show all

tac-dong-kinh-te-ocd

Rate this post

Last updated on 24 May, 2024

Sau hơn 3 tháng bùng phát và chưa có dấu hiệu dừng lại, dịch bệnh do virus Corona được dự đoán sẽ có tác động rất mạnh, thậm chí là nghiêm trọng đến tất cả các ngành kinh tế Việt Nam; với ảnh hưởng chính vào tăng trưởng, đầu tư và thương mại; gián đoạn các chuỗi giá trị sản xuất quan trọng; suy giảm nhu cầu tiêu dùng

Ảnh hưởng chung của COVID-19 đến nền kinh tế

Với kim ngạch xuất nhập khẩu tương đương 2 lần GDP, Việt Nam là một trong những nền kinh tế có độ mở hàng đầu thế giới. Do vậy, cũng không khó hiểu khi nhiều ngành nghề sản xuất, dịch vụ trong nước chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh do virus Corona, khi đối mặt với những yếu tố khó khăn từ đầu vào đến đầu ra, và cả các vấn đề về vận tải, logistic.

Theo thống kê của Cục Quản lý đăng ký kinh doanh – Bộ Kế hoạch và Đầu tư, chỉ trong 2 tháng đầu năm nay đã có tới 16.151 doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, tăng 19,5% so với cùng kỳ năm trước. Cùng với đó, 2.807 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể.

Nghiên cứu thị trường cho thấy nhiều chỉ tiêu đều giảm sút so với cùng kỳ 2019. Vốn FDI thực hiện giảm 5%; vốn FDI đăng ký mới và điều chỉnh và góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài giảm 23,6% so với cùng kỳ năm 2019. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 8,3% (cùng kỳ tăng 9,3%); vận tải hành khách tăng 3,8% (cùng kỳ tăng 10,2%). Khách quốc tế tăng 4,8%, mức tăng thấp nhất của 2 tháng các năm 2016-2020.

Nền kinh tế gặp nhiều khó khăn trong thời kì đại dịch corona bùng phát

Nền kinh tế gặp nhiều khó khăn trong thời kì đại dịch bùng phát

Du lịch, hàng không dẫn đầu những ngành kinh tế chịu ảnh hưởng nặng nề nhất

Để ngăn chặn sự lây lan nhanh chóng của dịch bệnh do virus Corona, hàng triệu khách du lịch đã hủy kế hoạch du lịch, hạn chế di chuyển, khiến các công ty lữ hành và hàng không đứng trước nguy cơ hủy tour và mất trắng nhiều tỷ đồng.

See also  Sự hài lòng của khách hàng: 5 bước khảo sát hiệu quả (Kỳ 4)

Nghiên cứu ban đầu cho thấy, công suất phòng của các khách sạn ở Hà Nội, TP.HCM đã bị giảm từ 20% đến 50%. Các điểm đến nghỉ dưỡng trọng điểm trong nước như Sapa, Đà Nẵng, Cam Ranh, Nha Trang hay các công ty lữ hành tại TP.HCM, Vịnh Hạ Long cũng đều ghi nhận sụt giảm khoảng 50% công suất so với trước khi dịch xảy ra.

Các hãng hàng không Việt Nam cũng gặp nhiều khó khăn với hàng loạt chuyến bay bị hủy bỏ hoặc bị hạn chế đáng kể với tỷ lệ giảm khoảng 50% lượng đặt vé máy bay trong khu vực. Tính đến thời điểm này, doanh thu của ngành đã bị sụt giảm tới 25.000 tỷ đồng. Nếu dịch tiếp tục kéo dài thì ngành dự báo sẽ mất gần 20 triệu hành khách trong năm nay, đây là một con số tổn thất rất lớn. Theo các chuyên gia kinh tế, nếu không có những giải pháp tối ưu để cứu vãn thì hệ lụy của dịch bệnh sẽ kéo dài và tác động tiêu cực hơn tới mục tiêu phát triển của ngành giao thông.

Viêc gián đoạn nguồn cung ứng nguyên phụ liệu và linh kiện, đặc biệt là từ Trung Quốc, cũng gây ra rất nhiều khó khăn cho các ngành sản xuất, công nghiệp chế biến chế tạo trong nước. Trong đó, ngành điện, điện tử của Việt Nam là một trong những ngành kinh tế chịu ảnh hưởng nhiều nhất. Năm 2019, Việt Nam nhập khoảng 40 tỷ USD các mặt hàng linh kiện điện tử từ Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản. Hiện các doanh nghiệp điện tử chỉ còn đủ nguyên liệu phục vụ cho sản xuất đến khoảng giữa hoặc cuối tháng 3/2020.

See also  Lễ ra mắt Dịch vụ OOC - Giải pháp giúp doanh nghiệp tự thiết kế và vận hành hệ thống quản trị nhân sự

Tương tự, đa số các doanh nghiệp dệt may và da giày chỉ dự trữ nguyên phụ liệu đến đầu tháng 3/2020 hoặc đầu tháng 4/2020. Do đó, khả năng nhiều doanh nghiệp trong ngành kinh tế phải tạm ngừng sản xuất là rất lớn.

Tác động của Corona lên ngành dệt may

Tác động của Corona lên ngành dệt may

Ngân hàng, bất động sản bắt đầu ‘chịu nhiệt’

Ngân hàng là một ví dụ tiêu biểu của những ngành kinh tế chịu ảnh hưởng gián tiếp của việc dịch bệnh do virus Corona gây ra kéo dài. Trong bối cảnh thực tế các doanh nghiệp đi vay chưa thể thực hiện các nghĩa vụ đúng kì hạn với ngân hàng, sẽ có nhiều ảnh hưởng đến các con số về cả tăng trưởng tín dụng, doanh thu lãi thuần hay phát sinh tăng nợ xấu báo cáo nội bảng được dự đoán trong năm 2020.

Ngành bất động sản cũng đang phải gánh chịu nhiều hệ lụy, điển hình là bất động sản cho thuê thương mại do thị trường bán lẻ chịu tổn thương lớn từ dịch bệnh, đặc biệt là các ngành thực phẩm, đồ uống, giải trí. Bất động sản nghỉ dưỡng cũng đang thiệt hại nặng nề do thiếu hụt khách du lịch. Bên cạnh đó, trong phân khúc nhà ở bán, các chủ đầu tư và môi giới buộc phải hoãn các sự kiện quảng bá, mở bán căn hộ tại thời điểm này vì tâm lý tránh tụ tập đông người trong lúc dịch bệnh bùng phát.

Các dịch vụ trực tuyến ‘lên ngôi’

Không phải tất cả các ngành kinh tế chịu ảnh hưởng tiêu cực của dịch bệnh do virus Corona gây ra. Hành vi người tiêu dung đang có những thay đổi rõ rệt với việc người dân hạn chế ra ngoài và tiếp xúc trực tiếp, dẫn đến nhu cầu cao và cơ hội cho các ngành thương mại điện tử, học trực tuyến (E-learning) hay ngành game.

See also  HAY Method - phương pháp đo lường giá trị công việc

Ngoài ra, tuy dịch bệnh đã có những tác động tiêu cực của dịch đối với nền kinh tế nhưng không thể phủ nhận là đây sẽ là một cơ hội tốt để chúng ta đẩy mạnh hơn nữa các nỗ lực nhằm tái cơ cấu nền kinh tế, giảm bớt sự phụ thuộc quá lớn vào một thị trường, hay một nguồn cung cấp cho sản phẩm đầu ra, cho nguyên liệu đầu vào hay thiết bị, máy móc cần thiết cho quá trình sản xuất. Điều cần thiết nhất lúc này là những chỉ đạo, định hướng đúng đắn đến từ chính phủ, các bộ ban ngành cũng như những chính sách hỗ trợ hợp lý cho doanh nghiệp để cùng chung tay vượt qua thời kì khó khăn.

 

Bùng nổ thị trường khẩu trang, máy thở

Đại dịch Covid-19 cũng tạo ra sự phát triển bùng nổi và có thể hình thành những thói quen tiêu dùng mới. Đó là khẩu trang và máy thở. Không tính những nước có thói quen đeo khẩu trang khi ra đường do ô nhiễm như Việt nam, Trung Quốc thì các nước châu Âu, Mỹ, vốn ban đầu cực lực phản đối khẩu trang cũng phải khuyến khích người dân đeo khẩu trang. Đây là giai đoạn bùng nổ khủng khiếp của sản phẩm này, cũng với những sản phẩm như máy thở, nước rửa tay.

 

Bùi Doãn Huy

Giám đốc Dịch vụ Nghiên cứu Thị trường

Công ty Tư vấn Quản lý OCD

Chung tay hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ vượt khó vượt khó thời đại dịch bệnh do virus Corona gây ra, OOC cung cấp gói digiiTASK miễn phí cho 50 doanh nghiệp đầu tiên đăng ký (Dưới 20 người dùng). Xem post dưới đây để đăng ký.

https://www.facebook.com/oocdigiims/posts/1058592967851032