Last updated on 24 May, 2024
Để có thể trở thành một nhà quản lý tốt, sự nỗ lực phát triển và liên tục trau dồi chuyên môn, kỹ năng là điều vô cùng quan trọng. Việc được đào tạo trong một môi trường chuyên nghiệp, từ các giảng viên uy tín sẽ không chỉ góp phần tạo nên sự thành công trong sự nghiệp của nhà quản lý mà còn tác động tích cực đến hiệu suất làm việc của các nhân viên trong doanh nghiệp. Vì vậy, việc đầu tư cho các chương trình đào tạo quản lý cho nhân viên và lãnh đạo cấp cao sẽ nâng cao giá trị hiệu quả cho toàn doanh nghiệp. Bên cạnh đó, để có thể tổ chức khóa học, doanh nghiệp cần hiểu rõ chính xác những gì mình đang thiếu và cần phải làm để có thể triển khai chương trình đào tạo một cách hợp lý nhất.
Table of Contents
ToggleCác khóa đào tạo về quản lý bao gồm nhiều chủ đề khác nhau và có thể thay đổi dựa trên mức độ yêu cầu, kinh nghiệm và ngành nghề làm việc của từng doanh nghiệp. Tuy nhiên, các khóa đào tạo quản lý hầu hết sẽ bao gồm những chủ đề cơ bản như kỹ năng giao tiếp, cách tạo động lực làm việc cho nhân viên, quản lý hiệu suất, quản lý nhóm và dự án. Ngoài ra, những chủ đề cần thiết khác phát triển kỹ năng có thể đưa vào trong chương trình đào tạo như cách quản lý thời gian, giải quyết xung đột hoặc đào tạo các nhân viên.
Một chương trình phát triển kỹ năng quản lý thường bao gồm nhiều phương pháp đào tạo khác nhau. Với những chủ đề nhất định, cách giúp người học tiếp thu tốt nhất là qua văn bản bản như sách, tài liệu. Ngược lại, một số chủ đề khác lại yêu cầu tương tác trực tiếp với giảng viên đào tạo. Vì vậy, nếu khoá học có sự kết hợp của nhiều phương pháp truyền tải thông tin khác nhau thì sẽ tạo ra những trải nghiệm hữu ích hơn. Ngoài ra, áp dụng công nghệ vào các chương trình học phát triển và đào tạo quản lý không những cung cấp cho giảng viên và học viên có thêm nhiều phương tiện để trao đổi, tăng sự tương tác như sử dụng webcast hoặc video trực tuyến mà còn giảm đáng kể các chi phí ngoài phát sinh. Qua đó, doanh nghiệp có cơ hội đào tạo thêm nhiều học viên hoặc cử những người có kinh nghiệm quản lý đến nhiều lớp hơn.
Phần lớn các loại hình đào tạo thông thường sẽ truyền đạt thông tin từ giảng viên đến người quản lý bằng tài liệu văn bản, tuy nhiên các nhà quản lý vẫn có có cơ hội tiếp nhận những giá trị quan trọng khác như tương tác trực tiếp giữa mọi người và cải thiện kỹ năng bằng việc thực hành trong quá trình đào tạo. Chính vì vậy, các hoạt động theo nhóm hay xử lý các tình huống thực tế cùng nhau đóng vai trò tất yếu trong chương trình phát triển và đào tạo quản lý. Thêm vào đó, trong các buổi đào tạo sẽ yêu cầu nhà quản lý đưa ra các câu hỏi hoặc vấn đề thực tế mà họ đang gặp phải trong quá trình làm việc. Qua đó, sẽ không chỉ giúp người quản lý ấy áp dụng ngay những gì họ được đào tạo vào công việc thực tế, mà còn có thể tiếp thu những phản hồi và ý kiến đa dạng hơn từ những người khác.
Việc xây dựng đội ngũ còn được xem như là một trong những yếu tố thiết yếu trong khóa học phát triển quản lý. Tùy thuộc vào thành phần của lớp mà yếu tố này có thể đem lại các mục đích khác nhau. Nếu lớp học bao gồm toàn bộ nhân viên từ một doanh nghiệp, thì việc xây dựng đội ngũ hiệu quả có thể tạo ra mối quan hệ thân thiết để nhân viên có thể gắn kết với nhau. Đối với một nhóm các nhà quản lý từ một số doanh nghiệp khác nhau, một bài tập xây dựng đội ngũ trước khi học có thể phá bỏ mọi rào cản và khiến những người tham gia sẵn sàng để làm việc, học tập cùng nhau .
Bên cạnh đó, việc tạo dựng lên kế hoạch cho sự nghiệp trong tương lai cũng là một nội dung quan trong của chương trình phát triển và đào tạo quản lý. Nhà quản lý sẽ có cơ hội kết nối với cố vấn riêng để giúp họ phát triển, hoạch định kế hoạch cho sự nghiệp của mình trong thời gian ngắn và dài hạn. Kế hoạch sẽ bao gồm các mục tiêu của người quản lý và lộ trình mong muốn cho con đường sự nghiệp của họ. Tư vấn viên sẽ có trách nhiệm trong việc đưa ra những đường lối và đề xuất phù hợp, đúng đắn nhất. Qua đó, người quản lý không chỉ lập ra một kế hoạch chắc chắn, mà còn là một kế hoạch có thể giúp nhà quản lý thực hiện được. Khi kế hoạch được triển khai, người quản lý có thể dựa vào đó để đưa ra các quyết định trong một thời gian ngắn hay dài hạn, ví dụ như loại hình đào tạo nào họ cần phải có để đạt được mục tiêu đề ra. Cuối cùng, bất kỳ nhân sự nào nhận được sự quan tâm, hỗ trợ và cung cấp những tài nguyên cần thiết từ doanh nghiệp để họ xây dựng sự nghiệp thành công, họ sẽ nhiệt tình và làm tốt công việc của mình hơn.
Lược dịch bởi Công ty Tư vấn Quản lý OCD
Nguồn: http://www.managementhelp.net