Sai lầm thường gặp khi xây dựng kế hoạch đào tạo trong doanh nghiệp

Cần nhiều hơn những thành phố không ngủ để phát triển kinh tế đêm?
Cần nhiều hơn những thành phố không ngủ để phát triển kinh tế đêm?
22 July, 2020
Lễ ký kết thỏa thuận hợp tác giữa OCD và CÔNG TY TNHH SYNO INTERNATIONAL VIETNAM
Lễ ký kết thỏa thuận hợp tác giữa OCD và Công ty TNHH SYNO International Viet Nam 
23 July, 2020
Show all
Sai lầm thường gặp khi xây dựng kế hoạch đào tạo trong doanh nghiệp

Sai lầm thường gặp khi xây dựng kế hoạch đào tạo trong doanh nghiệp

5/5 - (1 vote)

Last updated on 22 May, 2024

Xây dựng kế hoạch đào tạo là hoạt động luôn được các doanh nghiệp quan tâm để phát triển đội ngũ nhân lực. Tuy nhiên, đôi khi doanh nghiệp cũng phạm phải những sai lầm nghiêm trọng hoặc không có một kế hoạch đào tạo cụ thể. 

Không phân tích nhu cầu đào tạo thực tế

Khi không phân tích nhu cầu đào tạo thực tế, doanh nghiệp sẽ xác định sai nhu cầu đào tạo. Mỗi doanh nghiệp sẽ có những vấn đề, lỗ hổng riêng. Mỗi doanh nghiệp cũng đều có những hạn chế về mặt chuyên môn hay nguồn lực khác nhau. Cái sai của doanh nghiệp là đôi khi chạy theo xu hướng đào tạo mà không thực sự hiểu doanh nghiệp mình đang thực sự cần điều gì?

Sau khi xác định được chất lượng nguồn nhân lực hiện tại, doanh nghiệp sẽ có cơ sở để phân khúc đào tạo bài bản. Điều này sẽ hạn chế việc đào tạo đánh đồng, chỉ mang tính hình thức. Những hình thức đào tạo này không những gây lãng phí nguồn lực mà còn không mang lại hiệu quả đáng kể khi đào tạo. Thậm chí trong thời gian đó, doanh nghiệp có thể làm được vô số những công việc khác hữu ích hơn. Dựa trên đánh giá thực tế có thể phân bốn cấp đào tạo tương ứng với bốn khung năng lực của doanh nghiệp như bảng bên dưới:

Đào tạo mớiĐào tạo lạiĐào tạo bổ sungĐào tạo nâng cao
Đối tượng là người lao động chưa qua đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ hoặc được chuyển giao một dây chuyền công nghệ hoàn toàn mớiĐối tượng là những người lao động đã qua đào tạo nhưng chuyên môn không phù hợp với công việc hiện tại hoặc thay đổi công nghệĐối tượng là những nhân sự còn thiếu hụt về kiến thức và kỹ năng cần thiết để thực hiện tốt công việcĐối tượng là những người lao động có trình độ chuyên môn tốt, tay nghề cao mục đích giúp cho người lao động tăng thêm kiến thức và kỹ năng ở trình độ cao hơn.
See also  Đánh giá năng lực nhân viên hàng năm: Quy trình và Công cụ

Dưới đây là những công việc cần làm khi phân tích nhu cầu đào tạo

  • Xác định mục tiêu của tổ chức/phòng ban trong doanh nghiệp
  • Xác định kỹ năng cần có của nhân viên
  • Đánh giá nhân sự và đánh giá kỹ năng nhân viên – xác định kỹ năng đang có
  • Nhận định thiếu hụt cần đào tạo (kiến thức – kỹ năng)

Chính vì vậy nội dung đào tạo được lựa chọn phải xuất phát từ nhu cầu đào tạo thực tế của doanh nghiệp là nguyên tắc tối quan trọng.

Xác định sai phương pháp đào tạo

Xác định đúng phương pháp đào tạo là một trong những bước tối quan trọng khi xây dựng kế hoạch đào tạo. Dựa vào tình hình nguồn nhân lực hiện tại và yêu cầu – điều kiện của doanh nghiệp về trình độ/kỹ năng với người lao động, doanh nghiệp sẽ xác định phương pháp đào tạo hợp lý nhất. Từ đó, doanh nghiệp sẽ có thể hạn chế nguồn lực tài chính, nguồn lực con người cũng như nguồn lực khác mà không đem lại hiệu quả.

Có thể phân làm ba phương pháp đào tạo:

Phương pháp đào tạo trong doanh nghiệp
Tổ chức lớp đào tạo
Tổ chức buổi hội thảo/ giao lưu – chia sẻ kinh nghiệm
Phương pháp đào tạo bên ngoàiCử đi học lớp chuyên môn/kỹ năng
Thuê đối tác liên kết đào tạo
Phương pháp đào tạo trong công việcKèm cặp, chỉ dẫn
Luân chuyển vị trí công việc
See also  Phần mềm nhân sự quản trị chuyên sâu - Giải pháp toàn diện cho doanh nghiệp

Đọc thêm: Học online (học trực tuyến) – nên hay không nên?

Lập kế hoạch đào tạo không có căn cứ

Bất kỳ hoạt động nào trong doanh nghiệp được thực hiện cũng cần dựa trên những căn cứ, nguyên do cụ thể. Điều này còn đặc biệt đúng đối với các hoạt động liên quan tới con người, nhân lực. Lên kế hoạch đào tạo không có căn cứ giống như doanh nghiệp không thể xác định được mục đích mong muốn đạt được. Từ đó sẽ xảy ra những hệ quả như lãng phí thời gian, nguồn lực và tài chính. 

Căn cứ để lập kế hoạch đào tạo:
–  Kế hoạch sản xuất – công tác trong năm của doanh nghiệp
–  Kiến thức và kỹ năng cần đào tạo
–  Số lượng người cần đào tạo và nguồn nhân lực hoạt động cho đào tạo
–  Kinh phí có thể chi cho đào tạo
–  Đội ngũ giảng viên có thể huy động/thuê ngoài
–  Thời gian và địa điểm đào tạo
–  Cơ sở vật chất phục vụ cho đào tạo

Lập kế hoạch đào tạo không có căn cứ là 1 trong những sai lầm thường gặp

Lập kế hoạch đào tạo không có căn cứ là 1 trong những sai lầm thường gặp

Lên kế hoạch đào tạo nhưng không lên kế hoạch sử dụng nhân lực sau đào tạo

Câu hỏi đặt ra là: Đào tạo nhưng không có kế hoạch sử dụng thì đào tạo để làm gì? Mục đích cuối cùng của đào tạo là bổ sung kiến thức, kinh nghiệm cho nhân lực. Từ đó, họ sẽ có đủ khả năng để làm việc, phục vụ cho doanh nghiệp hướng tới những mục đích tốt đẹp.

See also  Các tính năng chính của phần mềm Quản lý Năng lực OOC - digiiCAT

Nhân sự đã mất nhiều thời gian và công sức để đào tạo. Nhưng sau đó, họ không có cơ hội để thể hiện nó. Việc này khiến họ cảm thấy không có cơ hội phát triển dẫn đến việc sớm hay muộn cũng sẽ chấm dứt mối quan hệ lao động.  Nếu không có kế hoạch sử dụng nhân lực sau đào tạo một cách hiệu quả sẽ dẫn đến lãng phí các nguồn lực của doanh nghiệp một cách đáng kể.  Vì vậy doanh nghiệp cần sử dụng nguồn nhân lực sau đào tạo bằng cách:

Tạo cơ hội cho người lao động sử dụng các kiến thức và kỹ năng đã được đào tạo

Mở rộng phạm vi công việc cho người lao động

Trao dần quyền tự chủ trong giải quyết công việc cho người lao động

Khuyến khích, động viên kịp thời người lao động khi thực hiện nhiệm vụ mới

Tăng thù lao cho người lao động xứng đáng với trình độ mới.

Đọc thêm:  Thuê ngoài là gì (Outsourcing)? Ưu điểm và hạn chế của thuê ngoài?

Nguồn: OCD tổng hợp