Last updated on 5 May, 2020
“Thiếu vắng một chiến lược, một tổ chức giống như một con thuyền không có bánh lái.” – Joel Ross & Michael Kami
Tuy nhiên, làm thế nào để có thể xây dựng một chiến lược phát triển phù hợp để khai thác tối đa các cơ hội và giải quyết thỏa đáng những thách thức là một bài toán khó đặt ra với các Doanh nghiệp.
Rất nhiều Doanh nghiệp đã nhận thức sai lầm rằng khi hoạt động kinh doanh đang tiến triển tốt đẹp thì chưa cần xây dựng chiến lược phát triển. Vấn đề ở chỗ chúng ta đang hoạt động trong bối cảnh thế giới thay đổi rất quá nhanh: nhận thức của khách hàng, công nghệ, nguồn lực … thay đổi chóng mặt từng ngày. Mọi thứ sẽ trở nên lỗi thời và tồi tệ đi rất nhanh, kéo theo doanh thu giảm, chi phí gia tăng và cả sự đình trệ. Như vậy, một Doanh nghiệp thông minh sẽ không chờ đến khi trời mưa mới lo sửa mái. Việc xây dựng chiến lược cũng giống như việc giữ gìn sức khỏe cho doanh nghiệp: không bao giờ là quá đủ, kết quả không nhìn thấy ngay nhưng đó là việc cần ưu tiên trước mắt.
Để đạt được hiệu quả, một chiến lược cần phải được xây dựng dựa trên thực lực của công ty và sự hiểu biết sâu sắc về thị trường và môi trường kinh doanh. Làm thế nào để một Doanh nghiệp định hướng phát triển nếu họ không có thông tin về khách hàng, đối thủ cạnh tranh, thị phần, phương hướng phát triển trong tương lai của thị trường và môi trường kinh doanh v.v.?
Cho dù Doanh nghiệp là một start-up đang tìm cách thâm nhập thị trường hay chuẩn bị tung ra sản phẩm mới. Cũng có thể Doanh nghiệp đang xây dựng chiến lược đảm bảo sự phát triển bền vững và ổn định của mình. Hoặc Doanh nghiệp ấp ủ tham vọng vào một cú hích cho sự thay đổi và bước tiến táo bạo. Đây là lúc Doanh nghiệp rất cần đến Nghiên cứu thị trường.
Đọc thêm: Báo cáo Thị trường Thương mại điện tử Việt nam, Quý 1 – 2020