Last updated on 18 September, 2024
Table of Contents
ToggleKhái niệm: Tổng hợp thống kê là tiến hành tập trung chỉnh lý và hệ thống hóa một cách khoa học toàn bộ tài liệu thu thập được trong điều tra thống kê.
Ví dụ: Sau khi điều tra về thị trường kem chống nắng ở Việt Nam hiện nay, chúng ta thu được một tập số liệu nhưng chưa biết được hiện có bao nhiêu chủng loại, giá bán mỗi loại, thị phần,… Tổng hợp thống kê sẽ giúp giải quyết những câu hỏi đó.
Ý nghĩa:
– Là giai đoạn trung gian của quá trình nghiên cứu thống kê
– Giúp nhận xét, phân tích đặc trưng cơ bản hiện tượng nghiên cứu
– Là cơ sở để vận dụng các phương pháp phân tích thống kê
Có 3 phương pháp tổng hợp: phân tổ thống kê, bảng thống kê và đồ thị thống kê
Khái niệm: Phân tổ thống kê là căn cứ vào một hay một số tiêu thức nào đó để tiến hành phân chia các đơn vị của hiện tượng nghiên cứu thành các tổ và các tiểu tổ có tính chất khác nhau.
Ví dụ: Trong điều tra thị trường kem chống nắng ở nước ta hiện nay, căn cứ theo tiêu thức loại chống nắng để phân chia tổng thể điều tra thành các loại kem chống nắng với nhãn hiệu khác nhau; hoặc căn cứ vào tiêu thức giá bán để phân chia thành các loại sữa với mức giá bán khác nhau
Ý nghĩa: Có ý nghĩa trong cả quá trình nghiên cứu thống kê
Nhiệm vụ:
Các loại phân tổ thống kê
Các bước phân tổ thống kê
Khái niệm: Bảng thống kê là hình thức biểu hiện các tài liệu thống kê một cách có hệ thống, hợp lý và rõ ràng nhằm nêu lên các đặc trưng về lượng của hiện tượng nghiên cứu
Tác dụng:
– Dễ dàng đối chiếu, so sánh số liệu, có sức thuyết phục
– Giảm thiểu số liệu các giá trị của dữ liệu trong văn bản
– Thu hút sự chú ý của độc giả
Cấu trúc bảng thống kê
Tiêu đề của bảng thống kê phản ánh nội dung, ý nghĩa của bảng
Tiêu đề cột xác định các dữ liệu được trình bày trong mỗi cột của bảng
Tiêu đề dòng xác định các dữ liệu được trình bày trong mỗi hàng của bảng
Dữ liệu, các số liệu trong bảng là kết quả của quá trình tổng hợp thống kê
Ghi chú, cung cấp thông tin bổ sung cần thiết, các công thức (nếu cần)
Nguồn thông tin, cung cấp nguồn dữ liệu (cơ quan, đơn vị tạo ra các dữ liệu và phương pháp thu thập dữ liệu)
Các loại bảng thống kê
Nguyên tắc biểu thị bảng thống kê
– Quy mô bảng vừa phải
– Tiêu đề bảng, tiêu mục ghi chính xác, ngắn gọn
– Các cột nên cách nhau đều, độ rộng vừa với nội dung
– Các chỉ tiêu được sắp xếp theo thức tự hợp lý
– Không được để ô trống nào trong bảng, nếu không có dữ liệu thì ghi bằng các ký hiệu
Nguyên tắc ghi ký hiệu
– Hiện tượng không có số liệu, ghi (-)
– Số liệu còn thiếu, có thể bổ sung, ghi (…)
– Nếu hiện tượng không liên quan, ghi (x)
Khái niệm: Đồ thị thống kê là các hình vẽ hoặc đường nét hình học dùng để miêu tả có tính chất quy ước các tài liệu thống kê
Tác dụng:
– Hình tượng hóa các số liệu nhằm so sánh, nghiên cứu kết cấu, xu hướng, mối liên hệ,…
– Giúp đơn giản hóa các mối quan hệ phức tạp
– Có được những phác thảo cơ bản về hiện tượng
– Người đọc ghi nhận thông tin một cách nhanh chóng
– Sinh động, có sức hấp dẫn
Các loại đồ thị thống kê
Nguyên tắc trình bày đồ thị
– Quy mô của đồ thị hợp lý (chiều dài, chiều cao)
– Lựa chọn dạng đồ thị phù hợp
– Khoảng cách giữa các cột hợp lý
– Thang đo, tỷ lệ xích phù hợp (tỷ lệ 1:1,33 hoặc 1:1,5)
– Không nên có quá nhiều hiện tượng trong một đồ thị
Sau khi đã có kết quả tổng hợp dưới dạng các bảng biểu, đồ thị…, chúng ta bước sang giai đoạn phân tích và dự đoán thống kê.
Khái niệm:
Phân tích và dự đoán thống kê là nêu lên một cách tổng hợp bản chất cụ thể và tính quy luật của các hiện tượng và quá trình kinh tế xã hội trong điều kiện nhất định qua biểu hiện bằng số lượng và tính toán các mức độ trong tương lai, nhằm đưa ra những căn cứ cho quyết định quản lý.
Ý nghĩa:
– Là giai đoạn cuối cùng của quá trình nghiên cứu thống kê và nó biểu hiện tập trung nhất kêt quả toàn bộ quá trình đó
– Phân tích và dự đoán thống kê không chỉ có nghĩa nhận thức mà còn góp phần cải tạo hiện tượng
Yêu cầu:
– Phải tiến hành trên cơ sở phân tích lý luận kinh tế xã hội. Khi đó, mới lựa chọn ra những chỉ tiêu phân tích phù hợp.
– Phải căn cứ vào toàn bộ sự kiện và đặt chúng trong mối liên hệ với nhau
– Đối với những hiện tượng có tính chất khác nhau phải áp dụng các phương pháp khác nhau
Một số vấn đề chủ yếu của phân tích và dự đoán thống kê
– Xác định nhiệm vụ cụ thể của phân tích thống kê, tức là phân tích đó nhằm giải quyết vấn đề gì.
– Lựa chọn và đánh giá tài liệu dùng để phân tích.
– Tính toán các chỉ tiêu cần thiết để phân tích.
– So sánh đối chiếu các chỉ tiêu, từ đó phát hiện ra vấn đề tồn tại trong bản thân hiện tượng nghiên cứu.
– Dự đoán về mức độ của hiện tượng trong tương lai.
– Kết luận những vấn đề đã được phân tích và đưa ra giải pháp.
Tổng quan về quá trình nghiên cứu thống kê (Phần 1)
——————————-
Công ty Tư vấn Quản lý OCD (OCD Management Consulting Co) là một trong những công ty tư vấn quản lý hàng đầu Việt Nam với tính chuyên nghiệp, thực tiễn và chất lượng cao.
Nếu bạn quan tâm, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí!
Thông tin chính thức về OCD được cập nhật tại website: https://ocd.vn
Fanpage chính thức của OCD vui lòng truy cập: https://facebook.com/OCDConsulting
Liên hệ nhanh Hotline/Zalo: 0886595688 hoặc gửi email đến: ocd@ocd.vn
You must be logged in to post a comment.