Last updated on 24 April, 2020
Table of Contents
ToggleTrong những năm tới đây, ngành thương mại điện tử Việt Nam sẽ tiến vào giai đoạn mới với nhiều sự cạnh tranh nhưng cũng sẽ có không ít những cơ hội phát triển mà các công ty doanh nghiệp hoạt động trong ngành cần phải năm bắt được.
Thực sự 2019 là một năm với rất nhiều biến động của thị trường thương mại điện tử Việt Nam. Thị trường xuất hiện thêm Voso.vn của tập đoàn Viettel mang tham vọng trở thành đơn vị hàng đầu tại thị trường Việt Nam, đến sự thành công trong việc tiếp cận thị trường của Sendo, Tiki, Lozi, và kết thúc bằng việc kết thúc hoạt động kinh doanh bất ngờ của Lotte.vn và Adayroi!
Đánh giá của báo The Business Times ngày 27/1, trong 4 năm qua, khoảng 1 tỉ USD vốn tài trợ đã được rót vào khu vực TMĐT của Việt Nam và đạt mức cao kỷ lục vào năm 2019. Trong 2 năm qua, khu vực Đông Nam Á đã chứng kiến sự nổi lên của các bên tham gia Thương mại điện tử tại Việt Nam, như Tiki, Thế giới di động và Sendo nằm trong số những nền tảng Thương mại điện tử thành công nhất khu vực.
Các chuyên gia lĩnh vực này cũng cho rằng, với việc phát triển nhanh của việc mua hàng qua mạng, ít nhất còn duy trì trong vòng 5 năm tới thì ngành Thương mại điện tử của Việt Nam sẽ còn thu được nhiều thành công. Thời điểm hiện tại, không chỉ các doanh nghiệp bán hàng qua mạng của người Việt Nam phát triển mà nhà đầu tư nước ngoài cũng đang có xu hướng đầu tư nhiều hơn vào mảnh đất màu mỡ này.
Tuy nhiên, thị trường TMĐT ở Việt Nam cung sẽ phải đối diện nhiều khó khăn và thách thức không nhỏ:
Đầu tiên có thể nhận thây sự thiếu sự tin tưởng của khách hàng đối với đơn vị bán hàng trong thời gian qua. Một số điểm khiến khách hàng chưa thực sự tin tưởng với thị trường TMĐT có thể kể đến như: Chất lượng sản phẩm không tốt như quảng cáo, dịch vụ chăm sóc khách hàng còn kém, vẫn xảy ra tình trạng gian lận trong giao dịch qua hình thức ngân hàng,…
Hiện nay, tại Việt Nam thì xu hướng sử dụng tiền mặt vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong giao dịch hàng ngày của người dân, việc sử dụng thanh toán qua các kênh điện tử còn nhiều hạn chế, chưa phổ biến khiến cho việc phát triển thị trường thương mại điện tử gặp nhiều khó khăn. Chinh vì vậy nên hình thức Cash on Delivery (Nhận hàng mới trả tiền) là hình thức chủ yếu khách hàng lựa chọn. Tuy vậy, điều này cũng dẫn đến tỷ lệ hủy đơn cao, ảnh hưởng đến việc kinh doanh của đơn vị bán hàng.
Cũng phải kể đên mạng lưới giao hàng và hệ thống Logistic kém phát triển là một trong những khó khăn lớn trong việc phát triển thị trường thương mại điện tử tại Việt Nam trong thời gian tới. Các đơn vị bán hàng vẫn còn phụ thuộc nhiều vào nhân viên giao hàng cho cả việc giao hàng và thu tiền. Trong thời gian tới, các doanh nghiệp bán hàng cần đầu tư thêm vào mảng logistics để giải quyết các vấn đề hiện có như giao hàng thất bại, chi phí cao, mạng lưới chậm trễ.
Nhận thức được sự ảnh hưởng to lớn cũng như những khó khăn của ngành Thương mại điện tử trong thời gian tới, Công ty Tư vấn Quản lý OCD đã thực hiện “Báo cáo thị trường Thương mại Điện tử Việt Nam – Quý I năm 2020”
Báo cáo không chỉ phác ra bức tranh toàn cảnh về thị trường này mà còn đưa ra các xu hướng thị trường ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành TMĐT. Bên cạnh đó, báo cáo đề cập đến chiến lược phát triển của một số “ông lớn” trong ngành TMĐT tại Việt Nam như: Shoppe, Lazada, Tiki,.. là những đơn vị đã gây chú ý trong thời gian vừa qua
Báo cáo của chúng tôi chắc chắn sẽ mang đến những thông tin tổng quan vô cùng hữu ích cho những người đang và sẽ quan tâm đến ngành TMĐT tại thị trường Việt Nam.
Đọc thêm: Những lý do để Tiki có sự phát triển “thần kỳ” tại Việt Nam