Last updated on 18 November, 2024
Trong quản lý sản xuất, các doanh nghiệp gặp phải rất nhiều các loại sự cố hoặc sai sót như: máy móc đang chạy thì bị dừng, công nhân lắp ráp sai vị trí, dùng dụng cụ hoặc vật liệu sai cách, quy trình phức tạp nhiều bước,… Lúc này, phương pháp Poka Yoke xuất hiện như một công cụ phát hiện, nhận dạng, kiểm tra và ngăn ngừa lỗi trong quá trình sản xuất kinh doanh.
Trong bài viết dưới đây, OCD sẽ cùng bạn tìm hiểu sâu hơn về công cụ Lean hữu ích này nhé!
Table of Contents
TogglePoka Yoke là một chiến lược cải tiến liên tục của người Nhật. Nó có nghĩa là “phòng chống lỗi” hoặc “ngăn ngừa lỗi trước khi nó xảy ra”. Nói cách khác, Poka Yoke tập trung vào các hành động phòng ngừa nhằm xác định và loại bỏ sai sót. Đồng thời, nó còn tìm ra và hạn chế nguyên nhân gây ra các khuyết tật trong hoạt động sản xuất.
Thuật ngữ Poka Yoke bắt nguồn từ Baka Yoke trong tiếng Nhật, có nghĩa là “chống lại sự ngu ngốc”. Cách gọi này được coi là xúc phạm đến nhân viên nên sau đó nó được thay thế bằng cụm từ Poka Yoke, có nghĩa là “chống sai sót”.
Ứng dụng của phương pháp Poka Yoke có thể được nhìn thấy trong nhiều biện pháp an toàn hiện nay. Ví dụ, cầu dao an toàn tự ngắt điện khi hệ thống quá tải hay lò vi sóng và máy sấy quần áo tự động ngắt khi mở cửa.
Shigeo Shingo, một kỹ sư công nghiệp người Nhật, là người đã sáng tạo ra phương pháp Poka Yoke. Ông được coi là chuyên gia hàng đầu thế giới về thực hành sản xuất và Hệ thống sản xuất Toyota. Vào đầu những năm 1960, khi tham quan một nhà máy sản xuất, ông thấy công nhân đã bỏ quên việc lắp lò xo vào công tắc bật/tắt. Điều này dẫn đến việc toàn bộ sản phẩm bị lỗi công tắc được sản xuất và xuất xưởng.
Xuất phát từ việc quan sát lỗi sao đơn giản này của con người, Shingo bắt đầu nghiên cứu các cách cải tiến và thiết kế lại quy trình để đảm bảo hoạt động sản xuất không thể tiếp tục diễn ra cho đến khi lò xo được lắp vào công tắc.
Poka Yoke là một phần quan trọng của hệ thống sản xuất tinh gọn. Mục đích cuối cùng là loại bỏ lãng phí trong sản xuất, cải tiến quy trình liên tục và gia tăng giá trị sản phẩm. Việc này không những giải quyết các vấn đề của khách hàng mà còn giảm chi phí cho nhà sản xuất.
Các nhà sản xuất sử dụng các kỹ thuật Poka Yoke để cải thiện quy trình thiết kế và sản xuất sản phẩm. Quy trình cải tiến liên tục giúp loại bỏ lỗi của con người và máy móc, giúp sản phẩm đạt chất lượng ngay từ lần đầu tiên. Ngoài ra, nó còn giúp giảm thiểu chi phí cho những lần thử nghiệm sai sót.
Các loại thiết bị này được thiết kế để ngăn ngừa lỗi ngay từ đầu. Nó bao gồm:
Ví dụ, trong lắp ráp động cơ ô tô, một thiết bị Poka Yoke phòng ngừa lỗi là cờ lê đo lực mô-men xoắn. Nó được sử dụng để đảm bảo bu lông được siết chặt với lực mô-men xoắn theo đúng thông số kỹ thuật.
Trước đây, công nhân thường vặn bu-lông quá chặt hoặc không đủ chặt, dẫn đến hỏng hóc động cơ hoặc các vấn đề khác. Với việc sử dụng cờ lê đo lực mô-men xoắn, công nhân có thể dễ dàng và nhanh chóng vặn chặt bu-lông theo thông số mô-men xoắn chính xác mà không xảy ra sai sót.
Các thiết bị này được thiết kế để phát hiện lỗi càng sớm càng tốt. Nó cho phép thực hiện các biện pháp khắc phục trước khi hư hỏng hoặc xảy ra thiệt hại. Các ví dụ bao gồm:
Một nhà sản xuất có thể sử dụng cảm biến để phát hiện khi máy móc không hoạt động với hiệu suất bình thường, chẳng hạn như khi sản xuất ra các sản phẩm lỗi hoặc hoạt động ở mức không hiệu quả. Điều này cho phép công nhân xác định vấn đề và thực hiện các biện pháp khắc phục trước khi nó gây ra thiệt hại lớn hơn hoặc làm gián đoạn quy trình.
Phương pháp này bao gồm việc sử dụng các thiết bị vật lý để phát hiện ra lỗi. Ví dụ, máy móc được thiết kế với các cảm biến để ngăn chặn việc lắp ráp các bộ phận không chính xác. Hoặc sử dụng một giá đỡ tiếp xúc với sản phẩm để đảm bảo định vị chính xác khi gia công.
Phương pháp Poka Yoke này liên quan đến việc thiết lập một giá trị cố định hoặc tiêu chuẩn cần đạt được để quy trình tiếp tục diễn ra. Ví dụ, máy móc được thiết lập tự động dừng lại nếu một bộ phận không đúng kích thước giới hạn cho phép.
Phương pháp này sử dụng một trình tự các bước hoặc hành động để ngăn ngừa lỗi. Ví dụ, một loại thiết bị được thiết kế với cổng an toàn để ngăn chặn người vận hành tiếp xúc các khu vực nguy hiểm cho đến khi hoàn thành một số bước nhất định. Một ví dụ khác là phần mềm có thể yêu cầu người dùng hoàn thành các tác vụ nhất định trước khi chuyển sang bước tiếp theo.
Việc triển khai phương pháp Poka Yoke trong quy trình sản xuất là một cách để nâng cao chất lượng và hiệu quả. Bây giờ, chúng ta hãy cùng xem qua hướng dẫn cơ bản về cách triển khai Poka Yoke thành công:
Đầu tiên, hãy bắt đầu bằng việc chỉ ra những khu vực có quy trình sản xuất thường xuyên xảy ra lỗi. Nó có thể là một bước hay phát sinh lỗi hoặc một nhiệm vụ thường phải làm lại. Hiểu bản chất và tần suất xảy ra các vấn đề này là rất quan trọng để Poka Yoke hướng đến một mục tiêu hiệu quả.
Sau khi xác định được các khu vực có vấn đề, hãy tiến hành xác định nguyên nhân gây ra các lỗi này. Các công cụ phân tích nguyên nhân gốc rễ (Root Cause Analysis) như phương pháp 5 whys hoặc biểu đồ xương cá có thể rất hữu ích trong việc truy tìm vấn đề đến tận gốc.
Ví dụ, nếu một bộ phận cụ thể thường xuyên bị lắp đặt ngược, hãy hỏi tại sao điều này xảy ra cho đến khi bạn tìm ra lý do cuối cùng gây ra vấn đề, chẳng hạn như thiết kế các chi tiết của bộ phận không rõ ràng.
Sau khi tìm hiểu rõ nguyên nhân gốc rễ, bạn có thể lựa chọn phương pháp Poka Yoke phù hợp nhất với tình hình hiện tại. Ví dụ, nếu vấn đề xuất phát từ các bộ phận dễ lắp đặt sai, phương pháp tiếp xúc có thể được áp dụng để thiết kế lại các bộ phận sao cho chúng chỉ khớp với nhau nếu được lắp theo hướng chính xác.
Sau khi lựa chọn được Poka Yoke phù hợp, bước tiếp theo là thiết kế và triển khai phương pháp này vào quy trình. Bạn nên bắt đầu với việc triển khai thử nghiệm. Điều này cho phép bạn quan sát giải pháp hoạt động như thế nào và thực hiện các điều chỉnh cần thiết. Việc kiểm tra là rất quan trọng trong giai đoạn này vì nó đo lường được tính hiệu quả của phương pháp Poka Yoke và đảm bảo nó khớp với quy trình làm việc hiện tại mà không gây ra vấn đề mới.
Sau khi Poka Yoke được đưa vào hoạt động, việc đào tạo là cần thiết để đảm bảo mọi nhân viên hiểu cách thức hoạt động và sử dụng biện pháp mới này. Các buổi đào tạo nên giải thích mục tiêu chính của Poka Yoke, truyền thông được lợi ích nó mang lại và vai trò của nhân viên trong việc duy trì nó.
Sau khi triển khai, hãy theo dõi chặt chẽ quy trình để đo lường tác động của Poka Yoke lên tỷ lệ lỗi sản phẩm và hiệu quả sản xuất. Dữ liệu này sẽ rất hữu ích để đánh giá hiệu quả của giải pháp này và xác định các lĩnh vực tiềm năng khác để cải thiện tốt hơn nữa.
Sau khi hiểu được các quy trình có thể hưởng lợi từ thiết bị Poka Yoke, hãy cân nhắc đặt thiết bị này vào luồng công việc để cải thiện mức độ hiệu quả của quy trình.
Bên cạnh mục tiêu chính là loại bỏ lỗi của con người và máy móc, không chấp nhận hoặc xuất xưởng các sản phẩm lỗi trong sản xuất, Poka Yoke còn mang lại những lợi ích khác như sau:
Poka Yoke là một phương pháp hiệu quả để loại bỏ một số lỗi nhất định. Ngay cả khi không thể loại bỏ hoàn toàn lỗi, phương pháp này thường hỗ trợ phát hiện lỗi sớm hơn trong quy trình, giúp giảm chi phí cho việc khắc phục và giảm thiểu khả năng sản phẩm lỗi ảnh hưởng tiêu cực đến khách hàng.
Do không tốn kém và được mọi người dễ dàng chấp nhận, Poka Yoke có thể là một phương án hữu ích cho doanh nghiệp muốn việc quản lý chất lượng trở nên dễ dàng hơn và tạo ra môi trường làm việc giảm căng thẳng cho nhân viên.
——————————-
Công ty Tư vấn Quản lý OCD (OCD Management Consulting Co) là một trong những công ty tư vấn quản lý hàng đầu Việt Nam với tính chuyên nghiệp, thực tiễn và chất lượng cao.
Nếu bạn quan tâm, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí!
Thông tin chính thức về OCD được cập nhật tại website: https://ocd.vn
Fanpage chính thức của OCD vui lòng truy cập: https://facebook.com/OCDConsulting
Liên hệ nhanh Hotline/Zalo: 0886595688 hoặc gửi email đến: ocd@ocd.vn