Nghề tư vấn quản lý là gì? (Kì I)

OCD thực hiện nhiều dự án tư vấn hệ thống quản lý
Tư vấn hệ thống quản lý
7 September, 2017
Management Consultant
Nghề tư vấn quản lý là gì? (Kì II)
8 September, 2017
5/5 - (2 votes)

Last updated on 24 May, 2024

Nhiều bạn quan tâm đến nghề tư vấn quản lý thường hỏi tôi: “em cần gì để trở thành một chuyên gia tư vấn? Chuyên gia tư vấn chiến lược có gì khác biệt?”

Theo tiêu chuẩn của Công ty Tư vấn Quản lý OCD, một chuyên gia tư vấn phải đạt tiêu chuẩn S.W.A.N (smart, work hard, ambitious, nice). Để Smart, bạn phải có kiến thức vừa sâu về quản lý đồng thời hiểu rộng về các lĩnh vực của quản lý. Vì tư vấn phải cùng khách hàng giải quyết vấn đề của họ nên bạn phải thông minh, nhanh nhạy để có thể nhận diện vấn đề và đưa ra các giải pháp cho khách hàng. Do vấn đề của khách hàng khá đa dạng và bạn phải làm việc với các khách hàng đến từ các ngành khác nhau nên bạn phải có khả năng học hỏi tốc độ. Ví dụ, có thể bạn chưa biết nhiều về ngành bảo hiểm nhưng khi tư vấn cho doanh nghiệp trong ngành này, bạn phải tự tìm hiểu về ngành thường trong vòng 1-2 tháng và sau đó bạn phải có hiểu biết về ngành giống như một giám đốc kinh doanh của họ.

Làm tư vấn luôn phải chấp nhận “work hard“. Có thể bạn nhìn thấy một chuyên gia tư vấn ăn mặc chuyên nghiệp làm việc điềm tĩnh nhưng thực tế thì áp lực rất lớn. Thông thường, ban ngày bạn phải làm việc trực tiếp với cán bộ quản lý cấp cao và trung của khách hàng và tối về bạn phải chuẩn bị rất nhiều tài liệu, phân tích, báo cáo…cho ngày làm việc tiếp theo. Áp lực đặc biệt cao nếu bạn làm việc trong một công ty tư vấn có nhiều khách hàng. Hàng tuần, có thể bạn phải đi lại hàng ngàn km bằng máy bay, ô-tô, hay tàu hoả,và trong lúc đi lại, bạn vẫn phải làm việc. Vì vậy, không ít người đã phải bỏ cuộc vì không chịu được áp lực cả về công việc lẫn đi lại.

See also  Đánh giá sự hài lòng của khách hàng cho EVN - 6 năm thực hiện

Theo nghề tư vấn quản lý, bạn phải là người thực sự có hoài bão, tham vọng hay “ambitious”. Không phải là tham vọng trở thành một người nổi tiếng hay một người có quyền lực mà là tham vọng hay đam mê chinh phục các đỉnh cao. Mỗi khách hàng với vấn đề của họ giống như những ngọn núi và bạn phải chinh phục đỉnh núi đó và chẳng ngọn núi nào giống ngọn núi nào. Chỉ có đam mê chinh phục mới giúp bạn không bỏ cuộc vì những khó khăn, đôi khi là bế tắc, khách hàng khó tính, từ đó giúp khách hàng của mình giải quyết những vấn đề hóc búa. Và đam mê đó mới giúp bạn đi xa hơn với nghề tư vấn quản lý.

Áp lực là vậy nhưng bạn vẫn phải “nice” với khách hàng dù là khách hàng khó tính nhất. Luôn phải lịch thiệp, sẵn sàng giúp đỡ khách hàng đôi khi cả những vấn đề cá nhân của họ dù trong những tình huống làm bạn muốn đập bàn ra về hay rút khỏi dự án. Tư vấn quản lý là một quá trình quản lý thay đổi khó khăn. Dù bạn có đưa ra được giải pháp tốt nhất cho khách hàng nhưng bạn có thể vẫn thất bại nếu khách hàng không hiểu và không chấp nhận vì họ phải thay đổi, phải từ bỏ lợi ích nào đó. Bạn phải kiên nhẫn giải thích, thuyết phục có khi là huấn luyện, mặc cả với nhiều người bên khách hàng cho đến khi đạt được sự đồng thuận. Làm tư vấn, bạn không thể đơn phương độc mã mà phải làm việc với đồng đội của mình, vì vậy tinh thần hợp tác, chia sẻ, hỗ trợ và giúp nhau phát triển là cực kỳ quan trọng.

See also  Tư vấn Xây dựng hệ thống quản lý nhân sự cho Công ty Tư vấn Thiết kế Xây dựng Anh Linh

(còn tiếp)

Ngô Quý Nhâm

Giám đốc Tư vấn Chiến lược – Công ty Tư vấn Quản lý OCD

Đọc thêm: Phần mềm Quản lý Nhân sự (HR Software) được tin dùng nhất 2020