Môi trường kinh doanh quốc tế ảnh hưởng như thế nào đến công ty đa quốc gia?

OCD tuyển dụng Giám đốc Nghiên cứu thị trường
OCD tuyển dụng Giám đốc Nghiên cứu thị trường
14 July, 2020
Dự án Xây dựng sổ tay văn hóa doanh nghiệp cho Funtap (tiếp)
Hội thảo Xây dựng bộ hành vi văn hóa doanh nghiệp cho Funtap
16 July, 2020
5/5 - (1 vote)

Last updated on 18 September, 2024

Môi trường kinh doanh quốc tế là gì mà có tầm ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các công ty đa quốc gia? Hãy cùng OCD tìm hiểu qua bài viết dưới đây:

Khái niệm môi trường kinh doanh quốc tế

Môi trường kinh doanh quốc tế là tổng hợp các yếu tố môi trường như pháp luật, chính trị, kinh tế, văn hóa, tài chính… Những yếu tố này tác động và chi phối mạnh mẽ đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Chúng buộc các doanh nghiệp phải điều chỉnh mục đích, hình thức và chức năng hoạt động nhằm nắm bắt kịp thời các cơ hội kinh doanh và đạt hiệu quả cao trong hoạt động kinh doanh. Trong những điều kiện của xu hướng toàn cầu hóa và khu vực hóa nền kinh tế thế giới, hoạt động kinh doanh quốc tế ngày càng được mở rộng và phát triển, để thích ứng với xu hướng này, các doanh nghiệp phải tăng dần khả năng hội nhập, thích ứng của mình với điều kiện mới của môi trường kinh doanh trong và ngoài nước.

Do khác nhau về điều kiện địa lý, trình độ phát triển kinh tế, văn hóa, trình độ nhận thức, phong tục tập quán, chính trị, pháp luật… Mỗi quốc gia tồn tại môi trường kinh doanh không giống nhau, nó ảnh hưởng không chỉ đối với các hoạt động và kết quả kinh doanh của các công ty nước ngoài đang hoạt động kinh doanh ở nước sở tại, mà còn ảnh hưởng cả đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp kinh doanh nội địa.

Những yếu tố ảnh hưởng tới môi trường kinh doanh quốc tế

Môi trường kinh tế

Đặc điểm

  • Tính ổn định của kinh tế vĩ mô bao gồm: chính sách thuế, tiền tệ, lãi suất, tỷ giá, mức độ lạm phát, tốc độ tăng trưởng kinh tế…
  • Mô hình kinh tế bao gồm: Kinh tế thị trường tự do; Kinh tế mệnh lệnh; kinh tế hỗn hợp…
  • Sự hình thành các khối liên kết thương mại nhằm dàn xếp các hoạt động kinh tế và thực hiện ưu đãi giữa các quốc gia thành viên. Đó là các hình thức như: khu vực thương mại tự do, hội đồng hải quan, thị trường chung, hội đồng kinh tế. Ví dụ như: AFTA, NAFTA, EFTA, CPTPP,…

Ảnh hưởng

Các yếu tố kinh tế của một quốc gia như thuế quan, thuế, hệ thống tài chính và mức thu nhập… có sự ảnh hưởng lớn đến sự thâm nhập của các công ty đa quốc gia. Các quốc gia thực hiện các chính sách thuế quan để điều tiết thương mại với các quốc gia khác. Mức thuế khác nhau giữa các địa phương ảnh hưởng đến việc công ty đa quốc gia lựa chọn địa điểm để sản xuất kinh doanh. Một số quốc gia đánh thuế doanh nghiệp cao hơn đối với các công ty nước ngoài trong khi các quốc gia khác đối xử bình đẳng với các nhà đầu tư nước ngoài và địa phương. Bên cạnh đó, hệ thống tài chính đóng một vai trò quan trọng trong môi trường kinh doanh quốc tế. Toàn cầu hóa lĩnh vực tài chính đã giúp các công ty đa quốc gia dễ dàng huy động vốn. Nền kinh tế vĩ mô ổn định cũng thúc đẩy các công ty đa quốc gia đầu tư vào thị trường mới. Mức thu nhập ở một quốc gia quyết định khả năng tồn tại của thị trường. Khi đó, GDP bình quân đầu người cao hoặc thu nhập hộ gia đình cao thì sức mua của con người ở quốc gia đó cũng cao hơn bởi vì xu hướng thu nhập ảnh hưởng đến quyết định giá cả và quyết định đầu tư.

Môi trường văn hóa- xã hội

Đặc điểm

  • Giá trị và thái độ: Giá trị là những gì thuộc về quan niệm, niềm tin và tập quán gắn với tình cảm của con người. Các giá trị bao gồm những vấn đề như trung thực, chung thủy, tự do và trách nhiệm. Thái độ là những đánh giá, tình cảm và khuynh hướng tích cực hay tiêu cực của con người đối với một khái niệm hay một đối tượng nào đó.
  • Phong tục: Phong tục là toàn bộ những hoạt động sống của con người được hình thành trong quá trình lịch sử và ổn định thành nề nếp, được cộng đồng thừa nhận, truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Phong tục không mang tính cố định, bắt buộc như nghi thức, nghi lễ, nhưng cũng không tùy tiện như hoạt động sống thường ngày.
  • Cách ứng xử: Ứng xử làmột biểu hiện của giao tiếp, là sự phản ứng của con người trước sự tác động của người khác với mình trong một tình huống nhất định được thể hiện qua thái độ, hành vi, cử chỉ, cách nói năng của con người nhằm đạt kết quả tốt trong mối quan hệ giữa con người với nhau.
  • Tôn giáo: Tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội phản ánh hoang đường và hư ảo hiện thực khách quan. Qua sự phản ánh của tôn giáo mọi sức mạnh tự phát của tự nhiên và xã hội đều trở thành thần bí. Tôn giáo là sản phẩm của con người, gắn với những điều kiện lịch sử tự nhiên và lịch sử xã hội xác định. Do đó xét về mặt bản chất, tôn giáo là một hiện tượng xã hội phản ánh sự bất lực, bế tắc của con người trước tự nhiên và xã hội. ở một mức độ nhất định tôn giáo có vai trò tích cực trong văn hoá, đạo đức xã hội như: đoàn kết, hướng thiện, quan tâm đến con người… Tôn giáo là niềm an ủi, chỗ dựa tinh thần của quần chúng lao động.
  • Ngôn ngữ: Là ngôn ngữ duy nhất đại diện cho bản sắc dân tộc của một dân tộc hay quốc gia, và vì vậy được chỉ định bởi chính phủ của một quốc gia. Một số ngôn ngữ dân tộc thiểu số về mặt kỹ thuật được quy định ngôn ngữ quốc gia, và trong danh sách dưới đây được xếp theo thứ tự ưu tiên về sử dụng. Một số quốc gia có nhiều hơn một ngôn ngữ được công nhận là ngôn ngữ quốc gia.
  • Thẩm mỹ: là nhận định, quan điểm về cái đẹp của một quốc gia mà được toàn thể nhân dân công nhận. Thẩm mỹ quốc gia có thể thay điểm theo từng thời điểm,…
  • Cấu trúc xã hội: Cấu trúc xã hội là sự sắp xếp, mối quan hệ và cơ chế vận hành của các bộ phận, các yếu tố trong một hình thái kinh tế xã hội nhất định, trong đó phương thức sản xuất là cơ sở, là nền tảng của cấu trúc.

Ảnh hưởng

  • Văn hoá của mỗi dân tộc có những nét đặc thù riêng biệt. Mỗi doanh nghiệp khi tham gia kinh doanh trên thị trường quốc tế cần hiểu rõ về văn hóa của quốc gia mình đang thâm nhập. Văn hoá có sự ảnh hưởng tới với mọi khía cạnh kinh doanh quốc tế như tiếp thị, quản lý nguồn nhân công, sản xuất tài chính… Đặc biệt, nhiều quốc gia mang tính tự hào dân tộc cao như Nhật Bản thì việc hiểu viết về văn hóa trước khi gia nhập càng tôn trọng. Trên thực tế, các công ty địa phương cạnh tranh thành công hơn so với công ty nước ngoài do ứng dụng văn hoá truyền thống dân tộc để thực hiện các chiến dịch quảng cáo.
  • Mỗi nền văn hoá lại có thái độ và đức tin ảnh hưởng đến hầu hết tất cả các khía cạnh của hoạt động đời sống hằng ngày. Doanh nghiệp càng biết nhiều về những thái độ và đức tin của con người ở quốc gia ấy bao nhiêu thì họ càng chuẩn bị tốt hơn cho việc thâm nhập.
  • Việc thuê mướn nhân công, buôn bán của doanh nghiệp đều được điều chỉnh bởi con người. Vì vậy, doanh nghiệp phải cân nhắc sự khác nhau giữa những nhóm xã hội để dự đoán, điều hành các mối quan hệ và hoạt động của mình. Sự khác nhau về con người dẫn đến những sự khác biệt trong hoạt động kinh doanh ở nhiều quốc gia trên thế giới. Điều đó buộc các nhà hoạt động quản lý, các nhà kinh doanh phải có sự am hiểu về văn hoá của nước sở tại, văn hoá của từng khu vực trên thế giới.
  • Thị hiếu, tập quán tiêu dùng có ảnh hưởng rất lớn đến nhu cầu, vì mặc dù hàng hoá có chất lượng tốt nhưng nếu không được người tiêu dùng ưa chuộng thì cũng khó được họ chấp nhận. Vì vậy, nếu nắm bắt được thị hiếu, tập quán của người tiêu dùng, doanh nghiệp có điều kiện mở rộng khối lượng cầu một cách nhanh chóng. Và thị hiếu, tập quán của người tiêu dùng mang đặc điểm riêng của từng vùng, từng châu lục, từng dân tộc và chịu ảnh hưởng của các yếu tố văn hoá, lịch sử, tôn giáo.
  • Ngôn ngữ cũng là một yếu tố quan trọng trong nền văn hoá của từng quốc gia. Ngôn ngữ cung cấp cho các nhà sản xuất kinh doanh một phương tiện quan trọng để giao tiếp trong quá trình kinh doanh quốc tế.
  • Tôn giáo có thể ảnh hưởng đến hoạt động hàng ngày của con người và ảnh hưởng đến phương châm trong hoạt động kinh doanh. Ví dụ, thời gian mở cửa hoặc đóng cửa; ngày nghỉ, kỳ nghỉ, lễ kỷ niệm… Vì vậy, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phải được tổ chức cho phù hợp với từng loại tôn giáo đang chi phối thị trường mà doanh nghiệp đang hoạt động.

Môi trường chính trị

Đặc điểm

  • Môi trường chính trị – luật pháp bao gồm thể chế chính trị, sự ổn định của chính phủ, hệ thống các văn bản pháp quy, chính sách, các đạo luật, bộ luật và các quy định, hướng dẫn thi hành của từng quốc gia.
  • Các luật lệ và quy định của nước sở tại: Luật thương mại, luật sở hữu trí tuệ, luật đầu tư nước ngoài, luật chuyển nhượng thương hiệu, luật doanh nghiệp, luật ngân hàng, luật quảng cáo, luật đối với ngành nghề kinh doanh, luật bảo vệ môi trường, luật lao động…
  • Các quy định, hướng dẫn các tổ chức kinh tế, tài chính quốc tế ban hành đối với các quốc gia thành viên.
  • Việc thực thi pháp luật.

Ảnh hưởng

  • Các yếu tố pháp lý liên quan đến môi trường chính trị liên quan đến sự hoạt động của công ty đa quốc gia. Các công ty khác nhau sẽ có những điều khoản luật khác nhau và các công ty đa quốc gia bắt buộc phải tuân thủ theo.
  • Môi trường chính trị tạo nên một sự khác biệt trong môi trường và điều kiện kinh doanh ở mỗi quốc gia. Môi trường chính trị của các quốc gia phản ánh khả năng phát triển của quốc gia đó cả đối nội và đối ngoại. Đường lối, định hướng của đảng cầm quyền ảnh hưởng quyết định đến xu hướng đối nội, đối ngoại và chiến lược phát triển kinh tế xã hội. Sự tác động của môi trường chính trị-luật pháp ảnh hưởng vĩ mô đến môi trường hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp.
  • Các doanh nghiệp khi tham gia kinh doanh vào một khu vực thị trường mới, họ thường tập trung nghiên cứu kỹ lưỡng hệ thống luật pháp và các chính sách của quốc gia đó để xây dựng kế hoạch kinh doanh thích hợp.

Môi trường tự nhiên

Đặc điểm:  Những yếu tố liên quan tới tự nhiên của quốc gia như khí hậu, tài nguyên,..

Ảnh hưởng:

  • Các yếu tố điều kiện tự nhiên như khí hậu ,thời tiết không những ảnh hưởng đến tình hình sản xuất kinh doanh cua các công ty địa phương mà còn ảnh hưởng sâu sắc tới công ty đa quốc gia. Đó là sự ảnh hưởng đến chu kỳ sản xuất kinh doanh trong khu vực, các hoạt động dự trữ, bảo quản hàng hoá. Đối với cơ sở hạ tầng kỹ thuật, các điều kiện phục vụ cho sản xuất kinh doanh một mặt tạo cơ sở cho kinh doanh thuận lợi khi khai thác cơ sở hạ tầng sẵn có của nền kinh tế, mặt khác nó cũng có thể gây hạn chế khả năng đầu tư, phát triển kinh doanh đặc biệt với doanh nghiệp thương mại trong quá trình vận chuyển, bảo quản, phân phối…
  • Bên cạnh đó, việc nâng cao nhận thức về môi trường đang ngày càng trở nên quan trọng. Các công ty đa quốc gia cần hướng tới các sản phẩm và dịch vụ thân thiện với môi trường, các hoạt động kinh doanh không được ảnh hưởng tới môi trường tự nhiên, gây nên những tác nhân xấu cho xã hội.

Môi trường công nghệ

Đặc điểm:

Môi trường công nghệ bao gồm các yếu tố gây tác động đến công nghệ mới, sáng tạo sản phẩm và cơ hội thị trường mới. Công nghệ và sự phát triển của công nghệ ảnh hưởng mạnh mẽ đến các doanh nghiệp.

Ảnh hưởng:

Sự tiến bộ công nghệ của một quốc gia hay sự chấp nhận công nghệ quyết định nhiều đên sự đầu tư của công ty đa quốc gia. Những thay đổi công nghệ trong ngành có cả tác động tích cực và tiêu cực đến hoạt động kinh doanh. Thay đổi công nghệ và phát triển các quy trình làm việc tự động giúp tăng hiệu quả làm việc, tuy nhiên, những thay đổi công nghệ cũng đe dọa nhu cầu của các sản phẩm và dịch vụ khác nhau trong ngành.

Môi trường nhân khẩu học

Đặc điểm

  • Qui mô dân số, cơ cấu dân số, mật độ dân cư
  • Thu nhập bình quân đầu người, sự phân hóa giàu nghèo
  • Quan điểm/ thái độ về tiêu dùng sản phẩm
  • Tỷ lệ người đã sử dụng sản phẩm
  • Mức chi phí cho sản phẩm/ người/ tháng hoặc năm
  • Đối tượng khách hàng mục tiêu, đặc điểm của khách hàng mục tiêu (nhân khẩu học, thói quen mua hàng..

Ảnh hưởng

Môi trường nhân khẩu học là những yếu tố liên quan đến con người, có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hoạt động sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp. Bởi vì các hoạt động kinh doanh cuối cùng cũng hướng về con người, nhằm thỏa mãn nhu cầu con người để thu lại lợi nhuận. Chẳng hạn,  thu nhập là một biến số nhân khẩu học có thể ảnh hưởng đến các doanh nghiệp. Sản phẩm của công ty thường thu hút các nhóm thu nhập nhất định. Số lượng người có cùng nhu nhập cao thì khả năng họ chi trả cho sản phẩm sẽ cao hơn. Ví dụ, các sản phẩm quần áo phụ nữ cao cấp thường thu hút phụ nữ có thu nhập cao hơn. Quan điểm về tiêu dùng sản phẩm của mỗi quốc gia cũng khác nhau. Chẳng hạn, người Nhật Bản rất thích thức ăn có vị nhớt. Người Hàn Quốc lại ưa chuộng thực phẩm có màu đỏ, vị cay. Nếu hiểu rõ về thị hiếu từng quốc gia, sản phẩm khi vào thị trường sẽ có khả năng tiêu thụ rộng rãi và hiệu quả.

Do đó, các công ty đa quốc gia khi thâm nhập vào thị trường mới cần xem xét độ rộng của thị trường mục tiêu để xác định có nên thâm nhập hay không. Các quốc gia khác nhau sẽ có thói quen mua hàng khác nhau, việc hiểu và nắm rõ thói quen mua hàng sẽ hỗ trợ doanh nghiệp rất nhiều trong việc xây dựng kế hoạch Marketing, cách thức quảng cáo,…

Môi trường cạnh tranh

Đặc điểm

  • Đối thủ cạnh tranh trực tiếp-gián tiếp: Đối thủ cạnh tranh là những doanh nghiệp phục vụ cùng phân khúc khách hàng mục tiêu, cùng chủng loại sản phẩm, cùng thỏa mãn một nhu cầu của khách hàng. Qua việc hiểu biết về đối thủ sẽ giúp doanh nghiệp hình dung ra bức tranh tổng quát về thị trường và ngành mà doanh nghiệp tham gia hoạt động kinh doanh.
  • Nguồn cung ứng nguyên vật liệu: Nguồn cung ứng nguyên vật liệu quyết định hoạt động sản xuất của công ty có diễn ra thuận lợi hay không. Đó có thể là chi phí, số lượng, ưu đãi từ nhà cung cấp,…
  • Khách hàng: Khách hàng là những cá nhân hay tổ chức mà doanh nghiệp đang nổ lực Marketing hướng tới, là đối tượng thửa hưởng những đặc tính chất lượng của sản phẩm – dịch vụ. Khách hàng là đối tượng quan trọng quyết định mức thành hay bại trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Ảnh hưởng

Sự hiểu biết về môi trường cạnh tranh có một ý nghĩa quan trọng đối với các doanh nghiệp đa quốc gia. Chặng hạn, các đối thủ cạnh tranh nhau sẽ quyết định tính chất và mức độ ganh đua, thủ thuật dành lợi thế trong ngành. Mức độ cạnh tranh phụ thuộc vào mối tương tác giữa các yếu tố như: số lượng doanh nghiệp tham gia cạnh tranh, mức độ tăng trưởng của các ngành, cơ cấu chi phí cố định và mức độ đa dạng hoá sản phẩm. Ngoài ra các đối thủ cạnh tranh mới và giải pháp công nghệ mới cũng thường làm thay đổi mức độ và tính chất cạnh tranh. Bên canh đó, quốc gia mà công ty quốc gia đang thâm nhập nếu có một nguồn cung ứng vật liệu đủ tốt với chi phí rẻ sẽ giúp công ty tối ưu hóa chi phí rất lớn. Khách hàng phải là những người có khả năng chấp nhận sản phẩm của doanh nghiệp. Nếu bị khách hàng “bỏ lơ” thì kế hoạch xâm nhập không thành công.