Kỹ năng bán hàng là gì? Quy trình trình bán hàng hiệu quả

Thông tin nhân sự
Doanh nghiệp Việt thời chuyển đổi số: Đừng chết như Kodak và Nokia!
27 December, 2023
Kỹ năng chăm sóc khách hàng là gì? Tầm quan trọng đối với doanh nghiệp
27 December, 2023
Show all

Kỹ năng bán hàng là gì?

5/5 - (1 vote)

Last updated on 21 May, 2024

I. Giới thiệu tổng quát

 Xã hội ngày càng phát triển, “kỹ năng bán hàng” trở thành thứ vũ khí để giữ tiếp cận gần hơn và giữ chân khách hàng, đặc biệt là những khách hàng tiềm năng nhằm tăng doanh thu, đem lại lợi ích kinh doanh cũng được doanh nghiệp đẩy mạnh .

 Việc quảng bá các sản phẩm, dịch vụ đến từ các thương hiệu khác nhau và thu hút được sự quan tâm của khách hàng phụ thuộc vào “Kỹ năng bán hàng” của mỗi một doanh nghiệp. Đây là một kỹ năng cơ bản nhưng chúng ta cần rèn luyện và tìm hiểu và trau dồi kiến thức thường xuyên thì mới có thể áp dụng được hiệu quả trong thực tế, cũng như sử dụng thành thạo. Vậy làm thế nào để trở thành “Sales” chuyên nghiệp và thành công?

1. Kỹ năng bán hàng là gì?

  Có thể nói đây là một kỹ năng mang tính khái quát và có phạm vi khá rộng, trong các lĩnh vực khác nhau các bạn hầu như đều sử dụng được kỹ năng này để thúc đẩy trao đổi các mặt hàng. Từ đó, chúng ta cần tìm hiểu “kỹ năng bán hàng” là gì? và lợi ích mà nó mang lại cho các doanh nghiệp tổ chức. 

 Nếu muốn hiểu rõ về “Kỹ năng bán hàng” chúng ta cần biết khái niệm của “Bán hàng” là gì? Bán hàng là khả năng tương tác với khách hàng dưới nhiều hình thức, qua đó thuyết phục họ mua hay sử dụng những sản phẩm hay dịch vụ do doanh nghiệp cung cấp. Kỹ năng bán hàng là một lựa chọn tối ưu giúp tăng doanh thu và hiểu được tâm lý, xu hướng khách hàng thông qua việc trao đổi nhằm hướng họ đến những sản phẩm hợp lý nhất. Đồng thời, đây còn được coi là cách duy trì mối quan hệ với khách hàng, tạo ra khách hàng tiềm năng và giữ chân họ lại.

II. Kỹ năng bán hàng

Kỹ năng bán hàng

Để thuyết phục khách hàng và sử dụng kỹ năng bán hàng một cách hiệu quả, doanh nghiệp cần chú trọng cải thiện và trau dồi một số kỹ năng sau:

  • Kỹ năng lắng nghe: Nhân viên bán hàng cần lắng nghe nhu cầu khách hàng để cung cấp sản phẩm phù hợp.
  • Kỹ năng giao tiếp với khách hàng: Cần truyền đạt thông tin một cách rõ ràng và đầy đủ.
  • Hiểu rõ về sản phẩm: Điều này sẽ giúp bạn chủ động tự tin hơn và có thể làm tăng tính thuyết phục.
  • Kỹ năng thương lượng và đàm phán: Kỹ năng này giúp bảo vệ lợi ích cho doanh nghiệp mà vẫn làm hài lòng khách.
  • Tư duy phân tích: Nó ảnh hưởng trong việc tìm kiếm giải pháp, định hình sản phẩm nhằm đáp ứng mong muốn của khách hàng.
  • Tạo mối quan hệ: Sự tương tác với khách hàng là yếu tố duy trì sự hài lòng và tạo ra cơ hội kinh doanh lâu dài.
  • Kỹ năng quản lý: Khả năng quản lý thời gian, công việc,… để duy trì và tăng cường hiệu suất làm việc.
  • Sự linh hoạt: Mỗi một khách hàng đều có nhu cầu không giống nhau,  cần thích ứng, điều chỉnh phương pháp bán hàng phù hợp.
  • Kiến thức về thị trường: Doanh nghiệp nên hiểu rõ về thị trường, xu hướng và đối thủ cạnh tranh nhằm kịp thời đưa ra chiến lược mới.
  • Kỹ năng chốt Sale: Đây là một kỹ năng quan trọng đòi hỏi sự tinh tế và khéo léo, chúng ta cần thuyết phục để khách hàng tự nguyện mua sản phẩm, mà không cảm thấy bị ép buộc.

III. Quy trình bán hàng cơ bản

Quy trình bán hàng cơ bản

  • Xác định mục tiêu: Cần đặt ra mục tiêu bán hàng cụ thể, ví dụ: doanh số bán hàng, thị phần, tìm kiếm khách hàng mới, KPI
  • Nghiên cứu thị trường:
    – Đánh giá thị trường và đối thủ cạnh tranh
    – Xác định đối tượng khách hàng và nhu cầu của họ
  • Xây dựng chiến lược bán hàng: Tiến hành kế hoạch bán hàng, bao gồm: lựa chọn đối tượng, xây dựng chiến lược quảng cáo,…
  • Tạo mối liên hệ mới:
    – Xây dựng danh sách khách hàng tiềm năng.
    – Liên hệ và tương tác với khách hàng thông qua sự kiện, hoặc các kênh như mạng xã hội, email, điện thoại,…
  • Thực hiện bán hàng:
    – Trao đổi với khách hàng để giới thiệu sản phẩm/ dịch vụ và giải đáp thắc mắc cho họ.
    – Thương lượng và đàm phán giá cả và điều kiện mua bán.
  • Thu tập phản hồi khách hàng:
    – Theo dõi sự hài lòng của khách hàng sau giao dịch và lắng nghe sự góp ý từ họ.
    – Hỗ trợ khách hàng giải quyết vấn đề nảy sinh.
  • Đánh giá và điều chỉnh chiến lược:
    – Đánh giá kết quả thu được so với mục tiêu ban đầu đề ra.
    – Điều chỉnh lại chiến lược bán hàng dựa trên kinh nghiệm tích lũy và phản hồi đã thu thập.

 Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần phải thường xuyên liên lạc và tương tác với khách hàng để tạo dựng mối quan hệ và giữ chân những khách hàng tiềm năng, xác định mối liên hệ dài hạn.

Tầm quan trọng và lợi ích 

Lợi ích của việc sử dụng hiệu quả kỹ năng bán hàng sẽ mang lại nhiều ý nghĩa lớn cho doanh nghiệp trong lĩnh vực kinh doanh, tiêu biểu như:

  • Tăng doanh thu bán hàng: kỹ năng bán hàng giúp tăng khả năng thuyết phục và đàm phán của người bán đối với khách hàng.
  • Tạo cho khách hàng trải nghiệm tích cực: Khách hàng được được đáp ứng mong muốn, giải quyết vấn đề và tư vấn trực tiếp…
  • Xây dựng mối quan hệ lâu dài: sử dụng kỹ năng giao tiếp và lắng nghe để duy trì mối liên hệ tích cực.
  • Nâng cao hiệu suất bán hàng: giúp người bán rèn luyện kỹ năng khác như quản lý thời gian, đàm phán và tư duy phân tích,…
  • Tối ưu hóa chi phí quảng cáo và tiếp thị: Kỹ năng bán hàng có thể hỗ trợ trong việc xây dựng chiến lược marketing hiệu quả, giúp giảm thiểu chi phí và tạo dấu ấn thương hiệu.
  • Nâng cao uy tín thương hiệu: Đóng góp vào việc duy trì và nâng cao uy tín cá nhân của người bán và thương hiệu của tổ chức.
  • Thích ứng với thị trường: Giao tiếp giúp doanh nghiệp thích ứng với sự biến động của thị trường và thay đổi trong nhu cầu của khách hàng.

Vì vậy, kỹ năng bán hàng cần được sử dụng hiệu quả bởi vì điều này không chỉ giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu bán hàng mà còn tăng doanh thu, duy trì mối quan hệ với những khách hàng tiềm năng.

Đọc thêm:

Chăm sóc khách hàng là gì?

Kỹ thuật bán hàng 

Đào tạo phương pháp, kỹ năng khảo sát và đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng sử dụng điện cho SPC

Contact Us

//]]>