Last updated on 27 June, 2024
Gần đây, Digital Marketing đã và đang trở thành công cụ chính để giúp các doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp vừa và nhỏ tăng trưởng doanh số và xây dựng thương hiệu với chi phí thấp. Digital Marketing đóng vai trò quan trọng như là cầu nối giữa người dùng và doanh nghiệp.
Table of Contents
ToggleKể từ khi có Internet, hành vi và xu hướng mua hàng của người tiêu dùng có nhiều thay đổi. Nhiều đối tượng khách hàng ưa chuộng việc tìm kiếm thông tin trên các công cụ tìm kiếm hay mạng xã hội, vv… Điều này đã tạo nên một phân khúc khách hàng mới – khách hàng trên Internet. Việc Internet ngày càng phát triển kéo theo đó dịch vụ Digital Marketing ngày càng mở rộng. Cuộc cách mạng truyền thông sẽ gia tăng và do đó đòi hỏi các nhà quản lý cần xây dựng một chiến lược Digital Marketing thật hiệu quả. Digital Marketing ra đời kể từ đây.
Digital Marketing có thể hiểu là các hoạt động quảng bá cho sản phẩm/ thương hiệu nhằm tác động đến nhận thức khách hàng, kích thích hành vi mua hàng của họ thông qua một hoặc nhiều phương tiện kỹ thuật số trên Internet.
Mục tiêu của Digital marketing đó chính là tăng độ nhận diện thương hiệu, xây dựng lòng tin và gia tăng chuyển đổi bán hàng dựa trên các phương tiện kỹ thuật số. Mục tiêu này sẽ được thực hiện dựa trên Kế hoạch chiến lược cụ thể (Strategy plan) và các Kênh Digital Marketing (Channels) phù hợp. Để có được một Kế hoạch chiến lược, thông thường các marketer sẽ tiến hành 4 bước đi quan trọng nhất đó là:
Chi phí làm Digital Marketing thấp hơn nhiều so với marketing truyền thống. Doanh nghiệp không phải đóng phí thuê mặt bằng hay bảo trì, doanh nghiệp có thể đặt hàng phù hợp với nhu cầu nhằm tiết kiệm chi phí kho bãi.
Ví dụ đối với một chiến lược nhận diện thương hiệu cho một doanh nghiệp tại một đô thị sầm uất. Nếu sử dụng phương pháp marketing truyền thống (tivi, biển hiệu, báo đài, tạp chí, tờ rơi, thư tín, gọi điện hay thậm chí là chào bán, giới thiệu sản phẩm trực tiếp) thì chi phí lên đến hàng chục tỷ đồng là điều hoàn toàn có thể xảy ra.
Tuy nhiên, Digital Marketing lại không đòi hỏi cao về chi phí, đây là môi trường cạnh tranh mở cho tất cả các doanh nghiệp từ lớn, nhỏ đến rất nhỏ. Tất cả các công cụ tìm kiếm như Google, Bing, Cốc Cốc và các nền tảng kênh xã hội như Facebook, Pinterest, Instagram đều đưa ra những giá thầu linh động (flexible bid) để mọi doanh nghiệp có thể chạy quảng cáo tùy vào việc quản lý ngân sách của họ.
Một điểm thú vị về chi phí nữa là trong khi chi phí cho các loại quảng cáo truyền thống thường vượt quá ngân sách dự kiến thì Digital Marketing lại hoàn toàn ngược lại. Google Adwords là một ví dụ điển hình, giá thực tế doanh nghiệp phải trả cho Google để quảng bá thương hiệu thường thấp hơn ngân sách dự kiến nếu như họ quản lý tốt các công cụ quảng cáo và chọn lựa giá thầu hợp lý.
Tiếp cận nhanh chóng hơn đến khách hàng: khách hàng có thể dễ dàng tìm thấy thông tin về loại bánh mình cần trên các trang web của một doanh nghiệp bánh ngọt, thậm chí khách hàng còn có thể tìm hiểu được hình ảnh, giá cả và nguyên liệu, dịch vụ. Digital marketing dựa trên công nghệ là Internet, vì vậy việc tiếp cận rất dễ dàng. Digital Marketing có thể tiếp cận với bất cứ nơi đâu, bất kỳ khách hàng nào.
Với Digital Marketing bạn có thể xóa bỏ khoảng cách địa lý, bạn có thể bán hàng cho khách hàng ở bất cứ nơi đâu, bất cứ quốc gia nào mà không cần mở cửa hàng ở nơi đó, mở rộng thị trường mục tiêu, tổ chức hình thức kinh doanh xuất khẩu mà không cần xây dựng mạng lưới kênh phân phối ở các quốc gia khác. Tuy nhiên, nếu việc kinh doanh mang tính quốc tế, bạn nên sử dụng dịch vụ nội địa hóa để đảm bảo sản phẩm của bạn phù hợp với thị trường nội địa và tuân thủ các quy định của doanh nghiệp địa phương. Dịch vụ nội địa hóa nghĩa là phải biết tùy biến sản phẩm và dùng ngôn ngữ cho phù hợp tùy theo những khác biệt ở thị trường mỗi nơi.
Dễ nhận thấy tất cả các công cụ tìm kiếm và nền tảng kênh xã hội đều cung cấp những lựa chọn về nhân khẩu học (như giới tính, tuổi tác, nghề nghiệp, địa chỉ vùng miền…), về thói quen mua sắm, sở thích và hành vi cụ thể của hàng triệu người dùng.
Khi bạn dự định chạy quảng cáo trên Facebook, Facebook sẽ hỏi đối tượng khách hàng bạn muốn tiếp cận trong chiến dịch quảng cáo này với những chọn lựa tiêu biểu như: địa điểm, tuổi, giới tính, ngôn ngữ, sở thích, hành vi và rất nhiều lựa chọn khác.
Những công cụ phân tích kỹ thuật số (digital analytic tools) có thể đánh giá chính xác số lượt người quan tâm, truy cập quảng cáo của bạn, số lượt tìm kiếm ngành của bạn với từ khóa cụ thể.
Thậm chí những công cụ này còn đo lường được hướng đi của người dùng như họ đến website của bạn qua nguồn nào: trang Facebook hay tự tìm kiếm trên Google, họ được điều hướng đến đâu trong website của bạn, ở lại website của bạn bao lâu, nội dung họ đọc trên website của bạn.
Ngoài ra những công cụ này còn đo lường được độ chuyển đổi từ độc giả sang khách hàng bằng những thông số cụ thể.
Tính linh hoạt của Digital Marketing là rõ ràng bởi vì bản chất của Internet, nền tảng của công nghệ trực tuyến là linh hoạt. Từ khi bắt đầu chiến dịch Digital Marketing đến lúc hoàn tất bạn có thể theo dõi độ hiệu quả thông qua các số liệu thống kê.
Rất nhiều công ty – kể cả công ty lớn ở Việt Nam hiện vẫn chưa chú ý và hoạch định ngân sách cho việc xây dựng thương hiệu qua các kênh truyền thông số (digital) như các mạng xã hội (Facebook, Youtube…), web, app…
Với các kênh và phương tiện truyền thống, chiến dịch quảng cáo nhắm đến đối tượng chỉ có thể ước định chung chung. Việc lên kế hoạch sẽ dựa trên ước định, bao gồm cả định tính và một số dữ liệu nghiên cứu thị trường (chủ yếu theo các phương pháp truyền thống).
Với Digital thì rất chính xác, đến mức chi tiết, và bạn có thể lọc được đối tượng theo các tiêu chí mong muốn chỉ trong một số click chuột mà thôi.
Tiếp theo, khi các doanh nghiệp tiến hành quảng bá trên các phương tiện truyền thông truyền thống thì hiệu quả chủ yếu cũng dựa trên các phương tiện và cách đo đếm truyền thống như phương pháp chọn mẫu, phỏng vấn… và thường thì đo đếm hiệu quả không chính xác lắm, còn với nền tảng Digital, bạn nhìn cực rõ chân dung đối tượng mà bạn nhắm tới: giới tính, địa bàn sinh sống, phân khúc thu nhập, tình trạng hôn nhân, mối quan tâm hiện tại… nói chung có vô số các chỉ số được xác định một cách cực kỳ chi tiết và chính xác.
Các chiến dịch đến từ Digital Marketing đều nhận được phản ứng 2 chiều giữa marketer và người dùng, giúp marketer nắm bắt được vấn đề và xử lý nhanh hành vi và phản ứng của khách hàng.
Đây chính là là ưu điểm nổi bật nhất của phương thức marketing dựa vào những phương tiện kỹ thuật số. Một số sự kiện thậm chí còn khuyến khích người tham dự không chỉ chia sẻ trước khi sự kiện được diễn ra, mà ngay tại sự kiện cũng có thể post những trạng thái, hình ảnh và cảm xúc của mình, để tăng tính chân thật.
Digital Marketing không chỉ giúp các công ty được PR một cách miễn phí mà còn tạo nên hiệu ứng đám đông “social proof” khiến những người không tham gia cũng biết đến tên tuổi doanh nghiệp hay ít nhiều dành chút thiện cảm cho thương hiệu này.
Nguồn: Công ty Giải pháp Công nghệ OOC tổng hợp
Đọc thêm: Martech xu hướng công nghệ Marketing của doanh nghiệp
You must be logged in to post a comment.