KPI nhân sự 2

BSC - KPI là cặp bài trùng
Tổng hợp KPI cần thiết cho phòng nhân sự
9 September, 2017
BSC - KPI là cặp bài trùng
KPI về nhân sự 3
10 September, 2017
Show all
BSC - KPI là cặp bài trùng

BSC - KPI là cặp bài trùng

Rate this post

Last updated on 22 May, 2024

+ KPI về tuyển dụng:

1. Tổng số CV / đợt tuyển dụng (đối với từng chức danh).
– Chỉ số này đo lường mức độ hiệu quả truyền thông của bạn, số lượng CV bạn nhận được nhiều có thể là do danh tiếng công ty bạn có thể do truyền thông tốt, có thể do công việc hấp dẫn.
– Bạn cần làm một bảng đánh giá hỏi lại ứng viên để xem xét xem số lượng CV của bạn nhiều hay ít vì lý do nào để cải tiến cho các đợt tuyển dụng sắp tới.

2. Tỷ lệ ứng viên đạt yêu cầu:
– Đó là mức các ứng viên đạt các yêu cầu cơ bản theo tiêu chuẩn của bạn.
– Tỷ lệ này = số ứng viên đạt yêu cầu / tổng số ứng viên.
– Nếu tỷ lệ này càng cao thì chứng tỏ bạn đã truyền thông những cốt lõi của bạn đến các ứng viên, điều này giúp bạn đỡ vất vả trong việc lọc hồ sơ ứng viên.
– Nếu tỷ lệ này quá thấp, chứng tỏ bạn đã không truyền thông cho ứng viên hiểu tiêu chuẩn, nội dung công việc và điều kiện công việc là gì (quan trọng là họ có thể hiểu được các thông điệp của bạn).

3. Chỉ số hiệu quả quảng cáo tuyển dụng:
– Tổng chi phí / Tổng số CV. Chỉ tiêu này xác định xem để thu được một CV bạn mất bao nhiêu đồng.
– Số người tuyển được/từng kênh.

See also  Sai lầm phổ biến khi áp dụng BSC & KPI cho doanh nghiệp

4. Thời gian để tuyển nhân viên.
– Chỉ số thời gian tuyển dụng là số thời gian trung bình kể từ khi yêu cầu tuyển dụng được chấp nhận đến khi nhận được nhân sự, ví dụ là 21 ngày.
– Chỉ số này vừa ràng buộc trách nhiệm của bộ phận nhân sự trong việc tìm người, vừa là cơ sở định hướng cho các bộ phận trong việc chủ động xây dựng kế hoạch nguồn nhân lực.

5. % ứng viên/phí tuyển dụng
6. Chỉ số hiệu quả các nguồn tuyển dụng
– Chỉ số này đo lường số CV nhận được, số CV đạt yêu cầu trên mỗi chức danh.
– Chỉ số chi phí trung bình / 1 CV = tổng số tiền cho kênh quảng cáo / tổng số CV nhận được từ kênh đó. Tức là với mỗi CV thu được thì từng kênh quảng cáo bạn mất bao nhiêu tiền. Bạn so sánh số tiền của từng kênh để xem xét kênh nào hiệu quả nhất. Điều đó không đồng nghĩa với việc bạn chỉ thực hiện quảng cáo trên kênh hiệu quả nhất nhé. Ví nó còn phụ thuộc vào độc giả của kênh quảng cáo đó là gì…

+ KPI về đào tạo:

1. Tổng số giờ huấn luyện/nhân viên:
– Chỉ số này bằng tổng số giờ huấn luyện trong một đơn vị thời gian cho mỗi chức danh.
– Chỉ số này cho biết, bạn đã huấn luyện nhân viên đủ thời gian hay chưa theo kế hoạch.

See also  Triển khai dự án Xây dựng hệ thống chỉ tiêu KPIs cho NASCO

2. Giờ đào tạo trung bình / NV:
– Bạn xem xét số giờ đào tạo trung bình / chức danh.
– Khi xem xét chỉ số này bạn thấy rằng mức độ thời gian đào tạo đã hợp lý chưa, nhất là đối với các chức danh có trình độ thấp.

3. Chi phí huấn luyện / NV
– Chi phí huấn luyện cho bạn biết bạn đang đầu tư cho một nhân viên bằng bao nhiêu.
– Chi phí huấn luyện trung bình = tổng chi phí / tổng nhân viên. Lưu ý, bạn nên tính chi phí theo chức danh.
– Trong đó tổng chi phí gồm chi phí thuê giảng viên (hoặc giảng viên nội bộ), các giáo trình, phương tiện…

4. Tỷ lệ nhân viên đào tạo:
– Tỷ lệ này được tính cho số nhân viên được đào tạo / tổng số nhân viên cần đào tạo áp dụng cho cùng một chức danh và lĩnh vực đào tạo nào đó.
– Bạn có thể dùng các tỷ lệ nhân viên được đào tạo nội bộ hay đào tạo bên ngoài.

5. Hiệu quả đào tạo:
– Tỷ lệ nhân viên áp dụng sau đào tạo / tổng số nhân viên được đào tạo (do quản lý đánh giá).
– Tất nhiên, trong báo cáo đánh giá kết quả đào tạo, bạn cần biết nhân viên đã ứng dụng đào tạo ntn vào công việc.

Còn nữa

Tham khảo thêm phần mềm quản lý KPI hiệu quả cho doanh nghiệp:

Phần mềm quản lý công việc và cộng tác – digiiTeamW

Contact Us

//]]>