Last updated on 25 August, 2024
Chuyển đổi số là một trong những mục tiêu được quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp công nghệ tại Việt Nam. Chính phủ Việt nam cũng đặc biệt quan tâm đến vấn để chuyển đổi số trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và giao cho Bộ Thông tin & Truyền thông xây dựng Đề án Chuyển đổi số quốc gia và trình Đề án cho Thủ tướng. Vậy chuyển đổi số là gì và có tầm quan trọng như thế nào trong cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0?
Table of Contents
ToggleMặc dù đã xuất hiện từ rất lâu trên thế giới nhưng ở Việt Nam, khái niệm chuyển đổi số mới chỉ xuất hiện trong vài năm trở lại đây với nhiều định nghĩa, cách hiểu khác nhau.
Gartner – công ty nghiên cứu và tư vấn công nghệ thông tin hàng đầu thế giới đưa ra định nghĩa về chuyển đổi số như sau: “Chuyển đổi số là việc sử dụng các công nghệ số để thay đổi mô hình kinh doanh, tạo ra những cơ hội, doanh thu và giá trị mới”
Còn Microsoft thì cho rằng “Chuyển đổi số là việc tư duy lại cách thức các tổ chức tập hợp mọi người, dữ liệu và quy trình để tạo những giá trị mới”
Tại Việt Nam, chuyển đổi số được hiểu theo nghĩa là quá trình thay đổi từ mô hình truyền thống sang doanh nghiệp số bằng cách áp dụng công nghệ mới như dữ liệu lớn (Big Data), Internet vạn vật (IoT), điện toán đám mây (Cloud)… thay đổi phương thức điều hành, lãnh đạo, quy trình làm việc, văn hóa công ty.
Xóa nhòa khoảng cách giữa các phòng ban trong doanh nghiệp: Khi áp dụng chuyển đổi số có nghĩa là doanh nghiệp đã tạo ra một nền tảng kết nối được tất cả các phòng ban nội bộ lại với nhau. Mỗi phòng ban vẫn có công cụ để phục vụ nghiệp vụ chuyên môn mà vẫn có thể giao tiếp với bộ phận khác. Thông qua các kết nối này, các vấn đề được nhận dạng, phòng ngừa trước khi xảy ra và sẽ được xử lý nhanh chóng khi các chức năng có thể thấy và phối hợp cùng nhau.
Tăng cường sự minh bạch và hiệu quả trong hệ thống quản trị doanh nghiệp: Thay vì phải ngồi chờ nhân viên gửi báo cáo qua đường email hoặc báo cáo bản cứng, các CEO hoàn toàn có thể chủ động xem các loại báo cáo mà mình muốn bất cứ lúc nào. Đây là lợi ích vô cùng to lớn do chuyển đổi số mang lại.
Tối ưu hóa năng suất nhân viên: Quyết định thuê nhân viên vào làm việc, doanh nghiệp nào cũng muốn khai thác được tối đa năng lực của họ trong công việc, chuyển đổi số sẽ giúp doanh nghiệp thực hiện điều này. Thứ nhất, những công việc có giá trị gia tăng thấp, hệ thống có thể tự động thực hiện mà doanh nghiệp không cần tốn chi phí trả lương cho nhân viên thực hiện. Thứ hai, vì vậy mà nhân viên có thêm thời gian để nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ và thực hiện các công việc có giá trị gia tăng cao. Bên cạnh đó, chuyển đổi số cũng giúp người quản lý dễ dàng đánh giá chất lượng công việc của nhân viên thay vì quan điểm lỗi thời chú trọng đến thời gian đầu vào như trước đây.
Nâng cao khả năng cạnh tranh: Chuyển đổi số giúp doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh còn thể hiện ở việc tương tác nhanh chóng với khách hàng, chăm sóc cá nhân hóa khách hàng và phục vụ khách hàng tốt hơn.
VPBank đã cắt giảm hơn 2.300 nhân viên ngân hàng trong 9 tháng qua, tương đương giảm 20%, nhằm tinh gọn bộ máy. Số nhân viên làm việc cho Ngân hàng mẹ VPBank giảm từ 11.466 người vào đầu năm, xuống 9.144 người tính đến 30/9/2019.
Lượng nhân sự ở Ngân hàng mẹ giảm mạnh, nhưng tổng nhân viên làm việc cho cả Ngân hàng và hai công ty con (FE Credit và VPBank AMC) tăng hơn 10% so với đầu năm nay, đạt gần 17.600 người. Cuối tháng 9/2019, tổng nhân viên của VPBank và các công ty con là 26.733 người, giảm gần 700 người so với đầu năm.
Về kết quả kinh doanh, lãi sau thuế 9 tháng đầu năm 2019 của riêng VPBank mẹ là 4.369 tỷ đồng, giảm hơn 26% so với cùng kỳ 2018, trong khi lãi sau thuế hợp nhất đạt 5.754 tỷ đồng, tăng hơn 17%.
Tại OCB, số lượng nhân sự giảm 941 người trong quý III/2019, từ 7.098 người xuống 6.157 người. Trước đó, trong 6 tháng đầu năm, OCB đã giảm 310 nhân sự. Tổng cộng, 9 tháng qua, OCB cắt giảm tổng cộng 1.251 nhân sự.
Kết thúc quý III/2019, OCB đạt 825 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, tăng 51,6% và lợi nhuận trước thuế luỹ kế 9 tháng đạt 1.942 tỷ đồng, tăng 15,3% so với cùng kỳ 2018. OCB là một trong những ngân hàng đẩy mạnh đầu tư công nghệ trong thời gian qua và đây được xem là một trong những yếu tố để ngân hàng này tinh gọn bộ máy, giảm chi phí hoạt động…
LienVietPostBank đã và đang xây dựng chiến lược chuyển đổi số tổng thể và cụ thể cho từng giai đoạn. Khâu nào tác động trực tiếp đến hoạt động của Ngân hàng, ứng dụng công nghệ thuận lợi hơn, thì sẽ ưu tiên chuyển đổi số trước. Lộ trình sẽ kéo dài 2-3 năm để chuyển đối số toàn bộ hoạt động của Ngân hàng về quản trị, điều hành, hoạt động kinh doanh. Chuyển đổi số toàn diện chắc chắn sẽ mang lại hiệu quả rất lớn cho ngân hàng. Chi phí hoạt động của ngân hàng online chỉ bằng khoảng ¼ so với chi phí ngân hàng truyền thống.
Đặc biệt, ngân hàng sẽ kiểm soát được rủi ro tốt hơn, hoạt động kinh doanh hệ thống an toàn hơn. Kinh doanh ngân hàng online an toàn, tiện ích, mọi lúc, mọi nơi, với chất lượng phục vụ khách hàng cao hơn.
Nếu như ngân hàng truyền thống chỉ phục vụ được những khách hàng đến trực tiếp giao dịch, thì ngân hàng số hoá có thể phục vụ khách hàng khắp nơi trên toàn quốc và tiến tới người sử dụng ví điện tử có thể thanh toán mua sắm, tiêu dùng giữa các nước trên thế giới; hoặc ứng dụng công nghệ blockchain trong thanh toán xuất nhập khẩu hàng hóa cho doanh nghiệp, hay hỗ trợ cho vay tín dụng theo nhóm đối tượng…
Đọc thêm: HRM và sự phổ biến hóa của phần mềm nhân sự
Một công ty mì ăn liền đang trong quá trình xem xét lại hệ thống logistics tại Việt Nam với tham vọng tăng gấp đôi doanh thu thông qua việc nâng cao hiệu quả vận hành. Sự gia tăng doanh thu này cũng đòi hỏi tăng gấp đôi không gian kho và các nguồn lực khác, điều đó có nghĩa chi phí sẽ bị đội lên, tác động trực tiếp đến hiệu quả vận hành.Ban đầu họ bắt buộc phải sử dụng các nhà phân phối địa phương, phân phối sản phẩm từ bảy địa điểm khác nhau trên khắp đất nước mà không có sự quản lý tập trung. Công ty đã thiết lập một mạng lưới hiệu quả hơn bao gồm nhiều tuyến đường hoạt động ngoài căn cứ trung tâm.
Fujitsu đồng thời cung cấp cho họ một giải pháp số hóa nhằm tối ưu hóa không gian kho và các nguồn lực khác, tập trung vào một hệ thống logistics giúp thu thập, đối chiếu dữ liệu về xe và thiết bị với các ghi chép phân phối từ các nhà phân phối địa phương trên khắp đất nước. Hệ thống này cho phép họ xây dựng các kế hoạch phân phối hiệu quả và theo dõi các hoạt động phân phối trong thời gian thực, cũng như để phát triển các thiết kế mạng hiệu quả hơn.
Fujitsu cũng cung cấp các giải pháp an toàn cho nhà phân phối. Fujitsu đã xây dựng một hệ thống phân phối hàng hóa sử dụng nội bộ với sự tập trung mạnh mẽ vào việc tuân thủ an toàn cho người lái xe. Một trong những vấn đề an toàn mấu chốt là ngăn ngừa người lái xe ngủ gật khi đang điều khiển xe.
Giải pháp Fujitsu sử dụng cảm biến chuyển động trang bị cho người lái xe, cảm biến sẽ phát ra cảnh báo nếu người lái xe có nguy cơ ngủ gật khi đang điều khiển xe. Hệ thống cũng giám sát lịch sử lái xe. Dữ liệu giám sát được chuyển tiếp đến người điều hành tại trung tâm kiểm soát, người này có thể gọi người lái xe để kiểm tra tình trạng của họ hoặc yêu cầu đổi một người lái xe khác nếu cần.
Fujitsu cũng cung cấp các giải pháp cho lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ, chẳng hạn như hệ thống theo dấu các chuyển động dành cho dịch vụ theo dõi, chăm sóc người cao tuổi. Nhà sản xuất vật liệu sử dụng một hệ thống phân tích giám sát hoạt động sản xuất, sử dụng năng lượng và cung cấp các báo cáo hàng giờ kèm theo các hiển thị trực quan và phân tích dữ liệu. Bằng cách này, Fujitsu đang dẫn đầu quá trình chuyển đổi số trong nhiều lĩnh vực.
——————————-
Công ty Tư vấn Quản lý OCD (OCD Management Consulting Co) là một trong những đơn vị tư vấn chuyển đổi số hàng đầu Việt Nam với tính chuyên nghiệp, thực tiễn và chất lượng cao.
Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí và bắt đầu hành trình chuyển đổi số của bạn! 🚀
Thông tin chính thức về OCD được cập nhật tại website: https://ocd.vn
Fanpage chính thức của OCD vui lòng truy cập: https://facebook.com/OCDConsulting
Liên hệ nhanh Hotline/Zalo: 0886595688 hoặc gửi email đến: ocd@ocd.vn