Chiến lược thâm nhập thị trường là gì? Khái niệm, phân loại và ví dụ

Công nghệ nhận diện giọng nói
Công nghệ nhận diện giọng nói (voice recognition)
17 December, 2024
Trợ lý ảo AI chatbot - Ứng dụng AI phản ứng
Trợ lý ảo (Virtual Assitant) là gì? Ứng dụng của trợ lý ảo
17 December, 2024
5/5 - (1 vote)

Last updated on 24 December, 2024

Thâm nhập thị trường là một chiến lược marketing nhằm mở rộng thị phần của một sản phẩm hoặc dịch vụ sẵn có trong một thị trường hiện tại. Bằng cách triển khai các chiến lược thâm nhập thị trường hiệu quả, các doanh nghiệp có thể thúc đẩy sự tăng trưởng doanh số, đa dạng dòng doanh thu, giành được lợi thế cạnh tranh và thành công trong việc gia nhập các thị trường mới sau này.

Trong bài viết dưới đây, OCD sẽ cùng bạn tìm hiểu kỹ hơn về chiến lược này nhé!

Chiến lược thâm nhập thị trường là gì?

khái niệm chiến lược thâm nhập thị trường

Khái niệm chiến lược thâm nhập thị trường

Chiến lược thâm nhập thị trường (Market Penetration Strategy) là một kế hoạch mà doanh nghiệp xây dựng để gia tăng thị phần của sản phẩm hoặc dịch vụ hiện tại trong một thị trường mục tiêu cụ thể. Mục tiêu của chiến lược này là đẩy mạnh sự hiện diện của doanh nghiệp trong thị trường hiện tại bằng cách tăng số lượng khách hàng, khuyến khích khách hàng hiện tại mua sắm nhiều hơn hoặc thu hút khách hàng từ đối thủ cạnh tranh.

Những bước hoặc hành động cụ thể mà một doanh nghiệp có thể thực hiện để gia tăng thị phần chính là nền tảng của chiến lược này. Chúng có thể bao gồm đẩy mạnh các chiến thuật quảng cáo, kế hoạch tiếp thị, tăng cường phân phối hoặc thậm chí điều chỉnh giá cả. Chiến lược thâm nhập thị trường là một trong bốn chiến lược tăng trưởng kinh doanh được xác định trong Ma trận Ansoff. Ba chiến lược còn lại bao gồm chiến lược phát triển thị trường, chiến lược phát triển sản phẩmchiến lược đa dạng hóa.

Các loại chiến lược thâm nhập thị trường

Dưới đây là một số loại chiến lược thâm nhập thị trường mà doanh nghiệp có thể áp dụng:

các loại chiến lược thâm nhập thị trường

Các loại chiến lược thâm nhập thị trường

Điều chỉnh giá sản phẩm

Hạ giá sản phẩm hoặc dịch vụ để phù hợp với giá của đối thủ cạnh tranh có thể giúp tăng thị phần. Nếu sản phẩm của bạn có giá trị tương đương với sản phẩm của đối thủ, điều chỉnh giá là một cách dễ dàng để tạo lợi thế cạnh tranh.

Ví dụ: Một nhà sản xuất nước giải khát có thể điều chỉnh giá của sản phẩm để cạnh tranh với các đối thủ. Ví dụ, nếu một công ty nước ngọt mới gia nhập thị trường với giá thấp hơn, các công ty hiện tại có thể giảm giá sản phẩm của mình để giữ thị phần.

Tăng cường hoạt động quảng bá

Việc tăng ngân sách quảng cáo và tiếp thị để nâng cao nhận thức về thương hiệu có thể giúp bạn chiếm lĩnh thị phần lớn hơn.

Ví dụ: Một công ty sản xuất giày tăng số lượng quảng cáo trên tạp chí in và các trang web thời trang để thu hút sự chú ý của khách hàng đối với sản phẩm của họ.

Mở rộng kênh phân phối

Thêm các kênh phân phối mới cho sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn có thể giúp tăng khả năng tiếp cận khách hàng, từ đó tăng thị phần một cách đáng kể. Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý đến việc liệu khoản đầu tư cho các kênh mới có đem lại lợi nhuận thích đáng không.

See also  Data-driven marketing là gì? Cách tiếp cận khách hàng thông minh hơn với dữ liệu

Ví dụ: Một cửa hàng bán lẻ chỉ phụ thuộc vào doanh số tại cửa hàng truyền thống có thể mở rộng bằng cách tạo một trang web để khách hàng có thể đặt hàng trực tuyến.

Cải tiến sản phẩm

Nâng cấp sản phẩm để đáp ứng nhu cầu và sở thích của phân khúc khách hàng đang phát triển có thể giúp doanh nghiệp bạn cạnh tranh hiệu quả hơn trên thị trường.

Ví dụ: Thị trường điện thoại di động là minh chứng rõ ràng về các công ty cạnh tranh bằng cách cải tiến sản phẩm, như nâng cấp chất lượng camera, tăng tốc độ xử lý và cải thiện tốc độ mạng.

Tạo chương trình khách hàng thân thiết

Thiết kế các chương trình tặng thưởng dành cho khách hàng trung thành là một cách hữu ích để tăng thị phần. Khi sản phẩm của bạn tương đồng với các lựa chọn khác trên thị trường, đây là một yếu tố quyết định khiến khách hàng không ngần ngại lựa chọn thương hiệu của bạn.

Ví dụ: Một cửa hàng bán lẻ tặng 1000 điểm thưởng cho mỗi 100.000 đồng khách hàng chi tiêu tại cửa hàng. Điểm thưởng có thể quy đổi ra tiền mặt và trừ vào hóa đơn của khách mua sau này. Ngoài ra, cửa hàng còn gửi phiếu giảm giá 30% cho khách hàng trong tháng sinh nhật của họ.

Cách tính mức độ thâm nhập thị trường

Mức độ thâm nhập thị trường liên quan đến việc xác định tỷ lệ phần trăm của thị trường mục tiêu đang sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn. Điều này cung cấp cái nhìn về sự thành công và phạm vi tiếp cận của sản phẩm trong thị trường hiện tại. Để tính mức độ thâm nhập thị trường, bạn có thể sử dụng công thức sau:

Mức độ thâm nhập thị trường = (Số lượng khách hàng sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn / Tổng số khách hàng tiềm năng trong thị trường mục tiêu) x 100%

Ví dụ, nếu doanh nghiệp của bạn cung cấp phần mềm quản lý KPI và bạn có 1.000 khách hàng trong thị trường mục tiêu với 10.000 khách hàng tiềm năng, thâm nhập thị trường của bạn sẽ là 10%. Điều này có nghĩa là 10% khách hàng tiềm năng trong thị trường mục tiêu đang sử dụng phần mềm KPI của bạn.

mức độ thâm nhập thị trường

Bằng cách tính toán mức độ thâm nhập thị trường, bạn có thể thu thập thông tin quý giá về hiệu suất của sản phẩm trong thị trường và nhận diện các cơ hội tăng trưởng. Nó giúp bạn đánh giá thị phần, phân tích hành vi khách hàng và đưa ra quyết định thông minh để tăng cường khả năng nhận diện thương hiệu, tiếp cận khách hàng mới và thúc đẩy tăng trưởng doanh thu. Việc theo dõi và đánh giá thường xuyên là rất quan trọng để duy trì tính cạnh tranh và điều chỉnh chiến lược thâm nhập thị trường nhằm đạt được thành công lâu dài.

Ví dụ về chiến lược thâm nhập thị trường

Vậy, chiến lược thâm nhập thị trường trông như thế nào trong thực tế? Dưới đây là một số ví dụ thực tế về chiến lược thâm nhập thị trường đã thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp.

Coca-Cola

Tổng quan:

Coca-Cola hoạt động tại hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, với ngân sách marketing toàn cầu hàng năm lên tới 4,3 tỷ USD. Gã khổng lồ nước giải khát này sử dụng nhiều chiến lược thâm nhập thị trường để duy trì và mở rộng thị phần thống trị của mình tại các thị trường quốc tế.

See also  Bản đồ chiến lược (Strategy Map) là gì? Cách tạo bản đồ chiến lược

công ty coca cola

Chiến lược thâm nhập thị trường của Coca-Cola:

  • Chiến dịch marketing mạnh mẽ: Coca-Cola nổi tiếng với các chiến dịch marketing toàn cầu như “Share a Coke” và “Open Happiness”, được thiết kế để làm sâu sắc hơn sự hiện diện của thương hiệu tại các thị trường hiện tại.
  • Khuyến mãi và giảm giá: Coca-Cola thường xuyên thực hiện các chương trình khuyến mãi theo mùa để thúc đẩy doanh số, như quảng cáo Giáng sinh “Holidays are Coming”.
  • Phân phối rộng rãi: Coca-Cola liên tục mở rộng các kênh phân phối quốc tế để đảm bảo sản phẩm của mình có mặt tại vô số cửa hàng.
  • Hợp tác thương hiệu và tài trợ: Coca-Cola duy trì sự hiện diện của thương hiệu trong công chúng thông qua tài trợ cho các sự kiện lớn như FIFA World Cup và Thế vận hội.

Tác động:

Việc liên tục đầu tư vào các chiến lược thâm nhập thị trường toàn cầu đã giúp Coca-Cola giữ vững ngôi vị là công ty nước giải khát thành công nhất thế giới. Công ty đạt doanh thu ròng hoạt động toàn cầu 43 tỷ USD trong năm 2022 và kiểm soát khoảng 46% thị trường nước giải khát tại Mỹ.

Netflix

Tổng quan:

Netflix sử dụng sự kết hợp giữa phân tích dữ liệu và gợi ý nội dung cá nhân hóa để tăng cường thâm nhập sản phẩm trong ngành phát trực tuyến. Đầu tư vào nội dung toàn cầu của công ty đạt khoảng 16,7 tỷ USD trong năm 2022.

công ty netflix

Chiến lược thâm nhập thị trường của Netflix:

  • Tạo nội dung dựa trên dữ liệu (Data driven): Netflix sử dụng dữ liệu người xem để hiểu rõ hơn về những nội dung mới có khả năng thu hút khán giả.
  • Nội dung địa phương: Netflix đầu tư vào nội dung mang tính địa phương để thu hút khán giả quốc tế. Ví dụ, chương trình “Money Heist” đã thành công rực rỡ tại các thị trường nói tiếng Tây Ban Nha và có thể đóng vai trò lớn trong việc thu hút và giữ chân người đăng ký ở những thị trường đó.
  • Siết chặt việc chia sẻ mật khẩu: Vào năm 2023, Netflix thay đổi quy định về việc chia sẻ mật khẩu giữa các hộ gia đình. Biện pháp này đã thêm hàng triệu người đăng ký mới vào hệ thống người dùng của công ty.

Tác động:

Sự kết hợp giữa các chiến lược thâm nhập thị trường của Netflix đã giúp công ty tăng đáng kể số lượng người đăng ký trong năm 2023, mặc dù đã mất một phần thị phần vào tay các đối thủ ngày càng xuất hiện nhiều. Tính đến tháng 10 năm 2023, nền tảng này đã có khoảng 247 triệu người đăng ký toàn cầu.

Lợi ích của các chiến lược thâm nhập thị trường

  • Giảm rủi ro: Bán nhiều sản phẩm hiện có cho các thị trường hiện tại ít rủi ro hơn so với việc phát triển các thị trường mới hoặc phát triển sản phẩm mới. Điều này là vì bạn đã hiểu rất rõ về động lực thị trường và sở thích của khách hàng.
  • Hiệu quả chi phí: Xây dựng trên nền tảng sản phẩm và thị trường sẵn có cũng yêu cầu ít đầu tư hơn so với các chiến lược tăng trưởng khác. Sau cùng, bạn có thể tận dụng các kênh phân phối và chiến lược marketing hiện có làm nền tảng ban đầu.
  • Lòng trung thành của khách hàng cao hơn: Cải thiện mối quan hệ với tập khách hàng hiện tại giúp tăng lòng trung thành của họ với thương hiệu. Khách hàng hài lòng sẽ có xu hướng mua hàng lại và giới thiệu sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn cho người khác.
  • Tăng thị phần: Triển khai các chiến lược thâm nhập thị trường sẽ giúp bạn chiếm lĩnh một phần lớn hơn của thị trường hiện tại. Sự mở rộng này có thể dẫn đến doanh số và lợi nhuận cao hơn.
  • Lợi thế cạnh tranh: Tăng thị phần củng cố vị thế của bạn trên thị trường và khiến các đối thủ cạnh tranh khó có thể vượt qua bạn.
See also  Ansoff Matrix (Ma trận Ansoff) là gì? Phát triển chiến lược với mô hình Ansoff

Hạn chế của chiến lược thâm nhập thị trường

  • Thị trường bão hòa: Tăng cường thâm nhập thị trường ở các thị trường đã bão hòa cao sẽ khiến cho cơ hội tăng trưởng bị hạn chế.
  • Sự mệt mỏi từ khách hàng: Việc liên tục nhắm đến cùng một thị trường với các sản phẩm hoặc phương thức tiếp cận, marketing tương tự có thể khiến khách hàng chán ngán và quay lưng lại với thương hiệu của bạn.
  • Nguy cơ phản ứng từ đối thủ cạnh tranh: Triển khai các chiến lược thâm nhập thị trường mạnh mẽ có thể gây sự chú ý và phản kháng từ đối thủ. Ví dụ, họ có thể giảm giá, điều này có thể ảnh hưởng đến lợi nhuận của bạn và dẫn đến một cuộc cạnh tranh về giá khốc liệt.
  • Mức độ tập trung hẹp: Chỉ tập trung vào các sản phẩm và thị trường hiện tại có thể khiến bạn bỏ qua các cơ hội sinh lời trong các thị trường mới hoặc nhu cầu mới nổi.
  • Quá phụ thuộc vào thị trường hiện tại: Đặt quá nhiều trọng tâm vào một thị trường duy nhất sẽ khiến bạn dễ bị tổn thương trước các thay đổi bất ngờ của thị trường do suy thoái kinh tế, đại dịch hoặc thay đổi trong sở thích của người tiêu dùng.

Kết luận

Để thành công, doanh nghiệp cần thực hiện các chiến lược thâm nhập thị trường một cách linh hoạt và sáng tạo, đồng thời theo dõi sát sao hành vi người tiêu dùng và động thái của đối thủ cạnh tranh. Các chiến lược này sẽ mang lại lợi ích về việc mở rộng thị phần và gia tăng sự trung thành của khách hàng, nhưng cũng cần nhận thức rõ ràng về những rủi ro có thể phát sinh, đặc biệt là khi thị trường đã bão hòa.

Về Công ty Tư vấn Quản lý OCD

Công ty Tư vấn Quản lý OCD (OCD Management Consulting Co.) thành lập năm 2003, là một trong những công ty tư vấn quản lý hàng đầu Việt Nam với tính chuyên nghiệp, thực tiễn và chất lượng cao. Trong hơn 20 năm qua, Công ty Tư vấn Quản lý OCD đã thực hiện thành công hàng trăm dự án tư vấn và đào tạo quản lý cho nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam.

dịch vụ của ocd

Dịch vụ của OCD

OCD cung cấp các dịch vụ sau:

  • Tư vấn tái cơ cấu
  • Tư vấn Hệ thống Quản lý
  • Đào tạo Quản lý
  • Nghiên cứu Thị trường
  • Tư vấn Chuyển đổi số
  • Tư vấn chiến lược

OCD tự hào có một đội ngũ chuyên gia tư vấn và giảng viên:

  • Được đào tạo bài bản về quản trị doanh nghiệp, có bằng cấp quốc tế
  • Đã học tập và làm việc ở nước ngoài
  • Nắm giữ các vị trí quản lý cấp cao ở các doanh nghiệp
  • Bề dày kinh nghiệm triển khai các dự án tư vấn xây dựng chiến lược phát triển và hệ thống quản lý doanh nghiệp hiện đại
  • Bề dày thực hiện các chương trình đào tạo nâng cao năng lực theo hướng kết hợp giữa kiến thức quản lý quốc tế với kinh nghiệm địa phương

Ngoài ra, đội ngũ chuyên gia tư vấn của OCD luôn được khách hàng đánh giá cao về năng lực chuyên môn, khả năng giải quyết vấn đề cũng như tâm huyết với bài toán của khách hàng.

——————————-

🎯 Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn ngay!

Thông tin chính thức về OCD được cập nhật tại website: https://ocd.vn

Fanpage chính thức của OCD vui lòng truy cập: https://facebook.com/OCDConsulting

Liên hệ nhanh Hotline/Zalo: 0886595688 hoặc gửi email đến: ocd@ocd.vn