Nói tóm lại, doanh nghiệp nên kết hợp chặt chẽ giữa 2 công cụ BSC và KPI để đảm bảo rằng chiến lược được thực hiện hiệu quả và đạt được mục tiêu chiến lược của tổ chức.
Đọc thêm: 4 sai lầm phổ biến trong khi hiểu và áp dụng BSC & KPI
Last updated on 24 May, 2024
Trong thời đại cạnh tranh và thay đổi nhanh chóng như hiện nay, việc quản trị doanh nghiệp một cách hiệu quả là yếu tố then chốt để tồn tại và phát triển. Tuy nhiên, làm thế nào để đánh giá được hiệu quả của quản trị doanh nghiệp? Làm thế nào để biết được doanh nghiệp đang đi đúng hướng và đạt được mục tiêu đã đề ra? Để trả lời cho những câu hỏi này, chúng ta cần có những công cụ đo lường hiệu quả trong quản trị doanh nghiệp. Trong số đó, hai công cụ nổi bật và phổ biến nhất là BSC và KPI.
Vậy BSC và KPI là gì? Chúng có mối quan hệ và sự khác biệt như thế nào? Cách ứng dụng chúng ra sao? Bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc trên.
Table of Contents
ToggleBSC là viết tắt của Balanced Scorecard, hay còn gọi là bảng điểm cân bằng. BSC là một công cụ quản lý chiến lược, giúp doanh nghiệp định hình, đo lường và quản lý hiệu suất kinh doanh theo bốn khía cạnh: tài chính, khách hàng, quy trình nội bộ và học tập phát triển.
KPI là viết tắt của Key Performance Indicators, hay còn gọi là chỉ số hiệu suất chính. Chỉ số KPI được sử dụng để đo lường, đánh giá mức độ đạt được mục tiêu và hiệu suất của một tổ chức, dự án hoặc quá trình kinh doanh. Và thường được lựa chọn dựa trên các yếu tố quan trọng và ảnh hưởng đến sự thành công của tổ chức.
BSC có mục đích giúp doanh nghiệp xây dựng và thực hiện chiến lược kinh doanh một cách toàn diện, cân bằng và hiệu quả. Qua việc xác định được tầm nhìn, sứ mệnh, mục tiêu chiến lược và các hành động cụ thể để đạt được mục tiêu đó. BSC cũng giúp doanh nghiệp theo dõi và đánh giá kết quả của việc thực hiện chiến lược, nhận biết được những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức, và điều chỉnh kịp thời khi cần thiết.
KPI có mục đích giúp doanh nghiệp đo lường và kiểm soát hiệu quả của các hoạt động kinh doanh. Xác định được những tiêu chí quan trọng để đánh giá thành công của một tổ chức, dự án hoặc quá trình kinh doanh. Ngoài ra, so sánh được hiệu suất của mình với các đối thủ cạnh tranh, các tiêu chuẩn ngành hoặc các mục tiêu đã đặt ra. Bằng việc đánh giá KPI doanh nghiệp sẽ nhận thức được những vấn đề, rủi ro và khuyết điểm cần được cải thiện.
BSC
KPI
Mối quan hệ giữa KPI và BSC là một mối quan hệ bổ sung và hỗ trợ lẫn nhau. BSC là một quá trình đạt được chiến lược mang tầm vĩ mô, bao gồm các mục tiêu và chiến lược cụ thể cho từng khía cạnh của doanh nghiệp. Trong khi đó, KPI là một công cụ đo lường hiệu suất mang tầm vi mô, bao gồm các chỉ số cụ thể và định lượng cho từng mục tiêu và chiến lược. KPI là một phần của BSC, giúp BSC có thể theo dõi và đánh giá kết quả đạt được của chiến lược một cách chính xác và khách quan.
Chuyển đổi chiến lược thành các mục tiêu cụ thể
BSC hỗ trợ doanh nghiệp xác định mục tiêu chiến lược và dựa vào đó để đặt ra các chỉ số đo lường cụ thể, trong nhiều khía cạnh của một doanh nghiệp như tài chính, khách hàng, quy trình nội bộ… KPI sẽ giúp đánh giá hiệu suất, theo dõi các chỉ số then chốt và phản ánh mục tiêu chiến lược đã đề ra trong BSC.
Ví dụ
Quản lý hiệu suất và thúc đẩy động lực cải tiến
BSC giúp quản lý hiệu suất toàn diện của doanh nghiệp bằng cách xem xét và cân bằng các chỉ số từ nhiều khía cạnh. Ngược lại KPI đóng vai trò then chốt trong việc đánh giá hiệu suất trong từng lĩnh vực hoạt động từ đó tạo động lực để cải tiến.
Ví dụ
Hỗ trợ, đồng bộ hoá và đảm bảo sự nhất quán
BSC và KPI tương hỗ nhau trong việc đảm bảo sự nhất quán và xây dựng chiến lược toàn diện của doanh nghiệp. BSC giúp đồng bộ hóa các mục tiêu và hoạt động với chiến lược, trong khi KPI cung cấp thông tin định hướng và đo lường kết quả.
Nói tóm lại, doanh nghiệp nên kết hợp chặt chẽ giữa 2 công cụ BSC và KPI để đảm bảo rằng chiến lược được thực hiện hiệu quả và đạt được mục tiêu chiến lược của tổ chức.
Đọc thêm: 4 sai lầm phổ biến trong khi hiểu và áp dụng BSC & KPI
Công cụ KPI và BSC là hai công cụ quản trị hiệu quả giúp doanh nghiệp định hướng, đo lường và cải thiện chiến lược kinh doanh và lãnh đạo. Để ứng dụng hai công cụ này, bạn có thể tham khảo các bước sau:
BSC được áp dụng khi doanh nghiệp muốn đổi mới và sử dụng nó như một hệ thống quản lý chiến lược. BSC giúp doanh nghiệp chuyển từ tầm nhìn chiến lược thành các chỉ số cụ thể bằng cách cân nhắc và cân đối các thông số về hiệu suất từ nhiều khía cạnh khác nhau. Cụ thể, BSC tác động đến 4 khía cạnh cụ thể của doanh nghiệp thông qua hoạt động giám sát chiến lược: khách hàng, tài chính, quy trình nội bộ và học tập phát triển.
Doanh nghiệp nên áp dụng BSC khi:
KPI được áp dụng khi doanh nghiệp muốn đo lường và đánh giá mức độ đạt được mục tiêu và hiệu suất của một tổ chức, dự án hoặc quá trình kinh doanh. KPI thường được lựa chọn dựa trên các yếu tố quan trọng và ảnh hưởng đến sự thành công của tổ chức.
Doanh nghiệp nên áp dụng KPI khi:
BSC và KPI là bộ công cụ hỗ trợ doanh nghiệp thiết lập, triển khai, theo dõi và đo lường hiệu quả đạt được của chiến lược, dự án đang thực hiện tại doanh nghiệp. BSC giúp doanh nghiệp chuyển từ tầm nhìn chiến lược thành các chỉ số cụ thể bằng cách cân nhắc và cân đối các thông số về hiệu suất từ nhiều khía cạnh khác nhau. KPI giúp doanh nghiệp đánh giá và theo dõi hiệu suất thông qua các chỉ số quan trọng và ảnh hưởng đến sự thành công của tổ chức. Sự kết hợp và áp dụng đúng cách của hai công cụ này sẽ giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu chiến lược và nâng cao hiệu suất hoạt động.
——————————-
Công ty Tư vấn Quản lý OCD (OCD Management Consulting Co) là một trong những công ty tư vấn KPI Việt Nam với tính chuyên nghiệp, thực tiễn và chất lượng cao.
Nếu bạn quan tâm, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí!
Thông tin chính thức về OCD được cập nhật tại website: https://ocd.vn
Fanpage chính thức của OCD vui lòng truy cập: https://facebook.com/OCDConsulting
Liên hệ nhanh Hotline/Zalo: 0886595688 hoặc gửi email đến: ocd@ocd.vn