Bảo hiểm xã hội – quyền lợi lâu dài hay gánh nặng trước mắt?

học trực tuyến
Dạy và học online – kết nối tri thức đến hàng triệu học sinh/sinh viên giữa thời khủng khoảng đại dịch toàn cầu
30 April, 2020
tuyển dụng ocd
Thông báo tuyển dụng Giám đốc Dịch vụ Đào tạo
4 May, 2020
Rate this post

Last updated on 20 May, 2020

Bảo hiểm xã hội là gì?

Bảo hiểm xã hội (BHXH) là sự đảm bảo thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quĩ BHXH.

Bảo hiểm xã hội (BHXH) được thiết lập như một phương tiện bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của NLĐ khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết. Trong thực tế, tâm lý người lao động không hoàn toàn được giải tỏa khi trích nộp từ thu nhập, và không tin tưởng khi làm thủ tục lấy quyền lợi của mình.

Hiện tượng: Nhiều NLĐ tính chuyện bán sổ bảo hiểm xã hội để trang trải cuộc sống

Từ khoảng tháng 3/2020, hàng chục nghìn người lao động (NLĐ) bị giảm hoặc mất việc làm do dịch bệnh. Nhiều công nhân lâm vào cảnh khó khăn cần tiền gấp đã phải tính đến chuyện bán sổ BHXH để có tiền ngay trang trải cuộc sống.

Bỏ qua yếu tố pháp luật, chúng ta cần phân tích vì sao bảo hiểm xã hội sinh ra để bảo đảm an sinh xã hội, hỗ trợ một phần thu nhập cho NLĐ vào những thời điểm bị giảm hoặc mất thu nhập, lại được xử lý theo một cách không bình thường như vậy?

Nguyên nhân chính của tình trạng này là theo quy định hiện hành, phải sau một năm kể từ ngày nghỉ việc, NLĐ mới có quyền đi đăng ký để hưởng BHXH một lần. Để có thể hưởng chế độ bảo hiểm thất nghiệp, NLĐ cũng cần chờ 3 tháng để lấy được món tiền này.

Có cầu tất có cung

Trong khi cuộc sống hàng ngày đã đòi hỏi phải có nguồn để chi tiêu, số đông công nhân không có khả năng tiếp cận các nguồn tài chính nhanh. Sổ BHXH không phải là một loại tài sản để cầm cố, thế chấp, chuyển nhượng. Vì thế, không có ngân hàng, công ty tài chính nào cho NLĐ thế chấp sổ bảo hiểm xã hội để vay tiền.

Mặt khác, khi so sánh các quyền lợi tương lai khi nghỉ hưu với việc lấy bảo hiểm một lần, người ta nhận thấy việc lấy khoản đền bù một lần này có lợi ích chắc chắn hơn, giá trị cao hơn.

Từ đây, một thị trường mua bán sổ BHXH đã mọc lên để đáp ứng nhu cầu này. Người mua sổ BHXH nhận ủy quyền của NLĐ để làm thủ tục bảo hiểm một lần. Đương nhiên họ sẽ trả NLĐ khoản tiền nhỏ hơn rất nhiều so với khoản tiền mà họ nhận được.

Sổ bảo hiểm xã hội dùng để ghi nhận quá trình đóng bảo hiểm xã hội của người lao động. Trên cơ sở ghi nhận đó, cơ quan BHXH sẽ giải quyết các chế độ trực tiếp cho người tham gia BHXH hoặc thân nhân của họ trong trường hợp tử tuất khi đủ điều kiện. Vì vậy khi NLĐ bán mất sổ BHXH tức là đang đánh mất quyền lợi chính đáng trong tương lai của mình, đó là quyền lợi về bù đắp khi gặp rủi ro, thu nhập khi hết tuổi lao động.

Tại sao NLĐ bán sổ bảo hiểm xã hội?

Liệu NLĐ có nhận thức được điều này không? Số đông chắc chắn có. Nhưng trong tính toán của họ, có nhiều yếu tố đẩy họ tới lựa chọn bán sổ. Đó là:

  1. họ cần tiền ngay và không tiếp cận được nguồn nào khác;
  2. không chắc trong tương lai mình có được đóng BHXH đủ năm để nhận được lương hưu, do các hình thức thuê lao động không bắt buộc đóng BHXH ngày một nhiều hơn;
  3. không chắc chắn về giá trị khoản lương hưu hoặc trợ cấp đủ để bù đắp cuộc sống;
  4. làm thủ tục quá lâu, quá phức tạp khiến cho thời gian phải chờ đợi dài, trong thời gian đó nguồn tài chính không có để trang trải cuộc sống;

Khi NLĐ bán sổ BHXH, doanh nghiệp cũng uổng phí nỗ lực đóng góp an sinh xã hội thông qua việc trích nộp đầy đủ nghĩa vụ BHXH từ phía mình. Việc NLĐ bán sổ BHXH vì vậy gây thiệt hại cho cả hai bên, nên rất đáng để suy nghĩ về những giải pháp.

Động thái của cơ quan quản lý nhà nước?

Cơ quan quản lý nhà nước vẫn chưa có động thái gì đặc biệt để làm giảm thiểu những khó khăn được nêu ở 4 mục trên, bởi vấn đề trục lợi bảo hiểm vẫn là một rủi ro nhãn tiền khiến cho các quy định, quy trình và thủ tục về lấy lại quyền lợi bảo hiểm luôn dài và mất thời gian để xử lý.

Trong thời gian ảnh hưởng của dịch bệnh còn nhiều, doanh nghiệp rất cần thực hiện những biện pháp hỗ trợ cho NLĐ nhanh chóng lấy được quyền lợi bảo hiểm hoặc tiếp cận những nguồn tài chính tin cậy để giúp họ trang trải cuộc sống. Doanh nghiệp làm được điều này cũng là góp phần nâng cao thương hiệu người sử dụng lao động.

Đọc thêm:

Bảo hiểm xã hội là gì? Lưu ý quan trọng về BHXH

Nghiên cứu thị trường về chính sách bảo hiểm xã hội

Câu chuyện quyền lợi ẩn sau Lương Gross và Lương Net (Lương thực nhận)

Hướng dẫn tra cứu bảo hiểm xã hội

Cách tra cứu mã số thuế cá nhân nhanh và hiệu quả nhất 2020

Tổng quan cách tính Thuế thu nhập cá nhân (PIT) 2020 nhanh nhất

 

 

Contact Us

//]]>