9 bước chuyển đổi số trong ngành sản xuất

Chuyển đối số - doanh nghiệp và người tiêu dùng
Doanh nghiệp và người tiêu dùng trong chiến lược chuyển đổi số
28 December, 2023
xu hướng chuyển đổi số
7 xu hướng chuyển đổi số nổi bật năm 2024
29 December, 2023
Show all
9 bước chuyển đổi số trong ngành sản xuất

9 bước chuyển đổi số trong ngành sản xuất

5/5 - (2 votes)

Last updated on 14 September, 2024

Ngành sản xuất là một trong những ngành được hưởng nhiều lợi ích nhất từ cuộc cách mạng chuyển đổi số (Digital Transformation). Các công nghệ kỹ thuật số đang mở ra vô số cơ hội mới để cải tiến hoàn toàn cách thức sản xuất và phân phối sản phẩm ra thị trường.

Để giành lấy cơ hội này, doanh nghiệp cần trải qua vài giai đoạn chính. Theo Infor, có 9 bước các nhà sản xuất cần phải thực hiện trong hành trình số hóa (digitalisation) của mình.

Bước 1: Xác định các nhiệm vụ cho doanh nghiệp

Khởi đầu hành trình chuyển đổi số trong ngành sản xuất của bạn với một mục tiêu rõ ràng. Xem xét các giá trị cốt lõi của tổ chức và xác định các mục tiêu chính cần đạt được. Đồng thời, xác định các sản phẩm hoặc dịch vụ mà công ty sẽ cung cấp cho khách hàng, đặt ra hướng đi rõ ràng để cả tổ chức cùng hướng đến. Nếu doanh nghiệp không xác định được mục tiêu của mình, khả năng cao là nhân viên, các đối tác và khách hàng sẽ không hiểu hoặc nhầm lẫn về công ty.

Bước 2: Đầu tư vào yếu tố sáng tạo

Thành lập đội ngũ nhân viên với thành phần kỹ thuật và thành phần sáng tạo tương đương nhau là điều cần thiết cho mọi tổ chức. Một hoạt động sản xuất chắc chắn sẽ cần nhiều kỹ sư, kỹ thuật viên hoặc nhân viên kế toán, nhưng những cá nhân mang tính sáng tạo cũng không kém phần quan trọng, như các nhà thiết kế, người viết bài hoặc họa sĩ để tăng giá trị sáng tạo cho toàn bộ tổ chức.

Lực lượng lao động đa dạng sẽ mang đến nhiều ý tưởng sáng tạo và phương pháp tiên tiến góp phần giải quyết các vấn đề trong kinh doanh. Hơn nữa, các tập thể trong công ty có thể hợp tác, học hỏi và phát triển năng lực lẫn nhau. Đội ngũ nhân viên đa dạng có khả năng hỗ trợ nhau không chỉ tạo nên môi trường làm việc tích cực, mà còn biến công ty trở thành một trong những công ty đáng mơ ước để làm việc.

See also  TS. Trần Chung Thủy

Bước 3: Ưu tiên xác định mô hình kinh doanh của công ty

Trước khi bắt đầu kinh doanh, trước tiên bạn phải có mô hình cho doanh nghiệp. Bắt đầu với mục tiêu cốt lõi của công ty, sau đó lên kế hoạch cho các phòng ban, quy trình và các hệ thống để củng cố quá trình kinh doanh. Điều này cũng bao gồm việc lựa chọn đối tác, nhà cung cấp và nhà thầu có thể tiến hành hợp tác trong tương lai.

Lưu ý rằng bạn cũng có thể áp dụng nhiều mô hình kinh doanh và tạo ra doanh thu từ nhiều nguồn. Mặc dù trông đơn giản, nhưng việc lập ra kế hoạch cho mô hình kinh doanh từ sớm sẽ giảm thiểu chi phí ngoài dự tính cho doanh nghiệp.

Bước 4: Đưa quyết định dựa trên dữ liệu

Dữ liệu là trọng tâm của quá trình chuyển đổi số. Các doanh nghiệp nên tận dụng sức mạnh của dữ liệu để tăng năng suất và tăng tính hiệu quả. Để thực hiện điều đó, doanh nghiệp cần có nền tảng và hệ thống dữ liệu ổn định để có thể thu thập, lưu trữ và sắp xếp chúng hợp lý. Các hệ thống phải có khả năng cung cấp dữ liệu chính xác, cập nhật theo thời gian thực, có thể truy cập và liên quan để hỗ trợ hoạt động kinh doanh.

Các công nghệ tiên tiến như điện toán đám mây rất cần thiết cho các doanh nghiệp. Khi công ty phát triển, nhu cầu lưu trữ dữ liệu cũng tăng lên. Công nghệ đám mây không chỉ giải quyết vấn đề lưu trữ mà còn cung cấp các công cụ phân tích dữ liệu giúp doanh nghiệp triển khai các quy trình và tạo ra lợi thế cạnh tranh.

Bươc 5: Hợp tác cải tiến với đối tác

Khi ngành sản xuất ngày càng cải tiến, sự hợp tác giữa các nhà sản xuất cũng như sự đầu tư vào đối tác gia công ngày càng trở nên quan trọng. Qua rồi thời kì một doanh nghiệp phải tự sản xuất từng bộ phận, từng chi tiết riêng biệt. Việc hợp tác hoặc thuê gia công các công ty bên ngoài giúp rút ngắn quy trình lắp ráp, tiện lợi và hiệu quả hơn về mặt chi phí.

See also  Xu hướng mới của doanh nghiệp Việt: Tích cực đầu tư bảo mật

Cụ thể là, khi nhà thầu tập trung vào các chi tiết nhất định, quy mô kinh doanh sẽ tiết kiệm hơn khi chi phí sản xuất cho mỗi đơn vị được hạ xuống. Hơn nữa, vì họ là chuyên gia trong lĩnh vực của mình, sự hợp tác này có thể mang lại ý tưởng mới, nhiều lựa chọn khác cho sản phẩm của công ty, trở thành nhà đồng sáng tạo bởi họ có khả năng phát triển các tính năng và phương pháp mới.

Bước 6: Phối hợp các nhóm liên chức năng để hiện thực hóa ý tưởng

Kế hoạch digital của bạn nên được hướng dẫn và giám sát bởi các quản lý cấp cao. Đội ngũ IT không nên thực hiện mọi công đoạn, đội ngũ quản lý hoặc các giám đốc điều hành trong công ty phải có sự theo dõi và tham gia tích cực, đặc biệt trong quá trình xây dựng văn hoá công ty, đặt ra nhịp độ thay đổi, mức chấp nhận rủi ro và các ưu tiên trong quá trình đầu tư.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp nên thành lập đội ngũ nhân sự thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau và tạo nền tảng đa dạng để có quan điểm bao quát và ý tưởng sâu sắc hơn. Các phòng ban khác nhau nên được tạo điều kiện để chia sẻ ý tưởng và vấn đề của họ, từ đó đảm bảo tính nhất quán và tránh xảy ra xung đột.

Bước 7: Mở rộng dịch vụ và gắn kết hơn với khách hàng

Khi tính cạnh tranh tăng cao, khả năng gắn kết khách hàng trở thành một trong những khía cạnh quan trọng mà các tổ chức cần tập trung vào để vượt qua đối thủ. Khách hàng ở cả hai thị trường doanh nghiệp – khách hàng (B2C) và doanh nghiệp – doanh nghiệp (B2B) đều muốn trải nghiệm dịch vụ tốt và được cá nhân hóa.

Giờ đây, bạn có thể hướng sản phẩm và dịch vụ của mình để dễ dàng tiếp cận với khách hàng tiềm năng hơn là chỉ phụ thuộc vào lời chào mời chung chung. Hệ thống quản lý quan hệ khách hàng tiên tiến (CRM) và các chiến thuật digital marketing là hai công cụ mạnh mẽ để định hướng sản phẩm đến đúng khách hàng và có phương pháp tiếp cận thích hợp, đảm bảo thành công với mọi giao dịch.

Bước 8: Phát triển chuỗi cung ứng và mạng lưới kết nối

Khi các doanh nghiệp mở rộng quy mô ra toàn cầu, nhu cầu sở hữu một chuỗi cung ứng hiệu quả tăng đáng kể. Vai trò quản lý hàng hóa trong các hoạt động kinh doanh trở nên quan trọng hơn. Cách thức phân phối cũng đa dạng hơn, từ cách vận chuyển bằng container theo đường biển đến áp dụng công nghệ in 3D cho một chi tiết nhỏ lẻ, đối với mỗi doanh nghiệp, việc kiểm soát chi phí và giảm thiểu lãng phí của mỗi giao dịch là mối quan tâm hàng đầu.

See also  Chuyển đổi số doanh nghiệp sản xuất có vốn nhà nước

Việc áp dụng các cảm biến và công nghệ Internet of Things (IoT) đang tạo ra thay đổi lớn trong cách các công ty kiểm soát sản phẩm của họ trong quá trình vận chuyển. Cảm biến được ứng dụng để theo dõi tình trạng sản phẩm bên trong các container, chẳng hạn như nhiệt độ và độ ẩm, điều này đặc biệt hữu ích trong ngành công nghiệp thực phẩm và nước giải khát.

Hơn nữa, bạn luôn định vị được các container đang được vận chuyển với công nghệ cảm biến sử dụng GPS và vệ tinh. Nhờ thế, bạn hoàn toàn chủ động kiểm soát tình trạng sản phẩm và có thể lên kế hoạch dự phòng trong trường hợp xảy ra sự cố bất ngờ với lô hàng.

Đọc thêm: IoT và AI trong quản lý sản xuất – Những lưu ý và tiêu chí lựa chọn phù hợp

Bước 9: Theo dõi máy móc thiết bị của bạn

Cảm biến thông minh được cài đặt vào máy móc và thiết bị mang lại nhiều lợi ích cho các nhà sản xuất. Chúng cho phép theo dõi liên tục nhiều tình trạng khác nhau như tốc độ, nhiệt độ, độ rung, thể tích, hoặc khối lượng. Dữ liệu từ các cảm biến này có thể giúp phân tích, theo dõi bất kỳ sự cố nào, chẳng hạn như nhiệt độ tăng đột ngột hoặc rung động quá mức, sau đó sẽ kích hoạt các giải pháp tự động.

Nguồn: blog.trginternational.com

Trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, ngành sản xuất đang chứng kiến sự biến đổi mạnh mẽ thông qua quá trình chuyển đổi số. Những 9 bước chiến lược đã đề cập trên không chỉ là hướng dẫn mà còn là bản đồ chi tiết giúp doanh nghiệp vượt qua những thách thức và tận dụng cơ hội trong thời đại số hóa.

——————————-

Công ty Tư vấn Quản lý OCD (OCD Management Consulting Co) là một trong những đơn vị tư vấn quản lý hàng đầu Việt Nam với tính chuyên nghiệp, thực tiễn và chất lượng cao. Ngoài ra, OCD còn cung cấp dịch vụ Tư vấn Chuyển đổi số nhằm giúp doanh nghiệp xử lý vấn đề thiết kế và triển khai cụ thể của hệ thống. 

Thông tin chính thức về OCD được cập nhật tại website: https://ocd.vn

Fanpage chính thức của OCD vui lòng truy cập: https://facebook.com/OCDConsulting

Liên hệ nhanh Hotline/Zalo: 0886595688 hoặc gửi email đến: ocd@ocd.vn