Last updated on 3 December, 2024
Table of Contents
TogglePhương pháp phỏng vấn sâu (PVS) là một trong những phương pháp thu thập thông tin định tính được các nhà nghiên cứu sử dụng khá phổ biến trong các lĩnh vực khác nhau. Đã xuất hiện từ rất lâu trong nghiên cứu khoa học nói chung, cho đến nay phương pháp này vẫn được đánh giá là một trong những phương pháp hiệu quả nhất để thu thập ý kiến cá nhân.
Điểm mạnh của phương pháp này là khi thu thập những ý kiến, quan điểm, kinh nghiệm của người được phỏng vấn, nhà nghiên cứu sẽ khai thác một cách cụ thể, đi sâu vào nhiều cạnh của vấn đề. Trước khi tiến hành phương pháp này cần phác thảo bộ câu hỏi hướng dẫn cho người thực hiện với các câu hỏi “mở” đã được thiết kế linh hoạt thu thập thông tin cần thiết từ người trả lời.
Dựa trên cách thức thực hiện, có thể chia PVS thành các hình thức như sau: phỏng vấn có cấu trúc (structured in depth interview) và bán cấu trúc (semi – structured in depth interview) hoặc phỏng vấn tự do (unstructured in depth interview)
Phương pháp này được thực hiện theo đúng như công cụ hướng dẫn đã được xây dựng từ trước. Vai trò của người thực hiện chỉ là giải thích sáng tỏ cho người được phỏng vấn về chủ đề nghiên cứu/phỏng vấn đang tiến hành, và đặt câu hỏi dưới dạng đúng như đã chuẩn bị.
Phương pháp này được thực hiện dựa trên công cụ hướng dẫn có một số câu hỏi có tính chất quyết định được chuẩn hóa, còn các câu hỏi khác có thể phát biểu tùy tình hình cụ thể. Do vậy, người thực hiện có thể linh hoạt/tùy biến việc khai thác thông tin ở cấp độ sâu/rộng đối với một số nội dung/chủ đề mà người được phỏng vấn cung cấp thông tin.
Đồng thời cần phải có những kiến thức chuyên môn cơ bản để khai thác thông tin từ những người được phỏng vấn. Trong một số trường hợp phỏng vấn thiếu khéo léo đã dẫn đến thái độ mâu thuẫn, không đồng tình của người được phỏng vấn, từ đó làm cho họ từ chối trả lời hoặc trả lời sai không chính xác. Ngược lại, người thực hiện có thể có những tác động gợi ý mạnh mẽ làm cho người trả lời bị chi phối không nói đúng được ý kiến của bản thân. Do vậy lưu ý người thực hiện phải giữ thái đội khách quan/trung lập trong quá trình thực hiện. Một vấn đề cần đề cập tới đối với phương pháp này là việc xử lý thông tin phức tạp hơn so với phương pháp phỏng vấn có cấu trúc. Đòi hỏi người điều tra phải có trình độ học vấn cao, biết nói chuyện và lái câu chuyện theo đúng phương hướng.
Phương pháp phỏng vấn sâu ở dạng này được hiểu như là phương pháp phỏng vấn tự do. Trong công cụ hướng dẫn chỉ các câu hỏi khung là cố định, còn các câu hỏi thăm dò có thể thay đổi cho phù hợp với người được hỏi và ngữ cảnh thực hiện.
Thảo luận nhóm (phương pháp phỏng vấn nhóm) được coi là một trong những phương pháp quan trọng trong nghiên cứu khoa học nói chung. Cùng với phương pháp phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm (phương pháp phỏng vấn nhóm) cũng là phương pháp phổ biến nhất được sử dụng trong nghiên cứu định tính. Thảo luận nhóm (phương pháp phỏng vấn nhóm) cho phép người tham gia để thể hiện ý kiến của họ và thảo luận một cách tích cực để đưa ra ý kiến thống nhất đối với vấn đề đặt ra. Nếu như phương pháp phỏng vấn sâu là để thu thập thông tin/ý kiến đánh giá từ cá nhân thì thảo luận nhóm (phương pháp phỏng vấn nhóm) có thể thu được kết quả mang tính đa chiều dưới nhiều góc độ của tập thể/nhóm.
Một số điểm cần lưu ý khi thực hiện phương pháp thảo luận nhóm (phương pháp phỏng vấn nhóm) đó là (i) Chọn mẫu; (ii) Kỹ năng cần thiết đối với người điều hành; (iii) Khâu chuẩn bị; (iv) Lưu ý tiến trình thực hiện. Cụ thể:
Việc lựa chọn đối tượng đúng ngay từ ban đầu giúp rút ngắn quá trình nghiên cứu một cách đáng kể. Việc chọn mẫu trong thảo luận nhóm (phương pháp phỏng vấn nhóm) cũng tương tự như trong phương pháp phỏng vấn sâu đã đề cập. Tuy nhiên, cần lưu ý một điểm đó là mỗi thảo luận nhóm (phương pháp phỏng vấn nhóm) cần từ 4 đến 12 người [nhiều nghiên cứu đã cho thấy con số lý tưởng là từ 6 đến 8 người]. Đối tượng thảo luận nhóm (phương pháp phỏng vấn nhóm) có thể là đồng nhất ở một đặc điểm nào đó tùy theo tiêu chí mà nghiên cứu đề cập tới [nhóm thanh niên, nhóm phụ nữ, nhóm đồng sở thích, nhóm khách hàng sử dụng sản phẩm điện tử của hãng Samsung …] hoặc có thể là nhóm không đồng nhất với nhiều đặc điểm đa dạng, khác nhau.
Phương pháp thảo luận nhóm (phương pháp phỏng vấn nhóm) cần có người điều hành có năng lực để đảm bảo buổi thảo luận theo đúng hướng. Người điều hành cần động viên sự tương tác giữa các thành viên nhằm phát hiện cảm xúc của họ. Những câu hỏi mở [tại sao, cái gì, như thế nào …] có thể được sử dụng để khơi gợi nhiều thông tin hơn và giữ cho buổi thảo luận tiếp diễn.
Tham khảo khóa học Nghiên cứu thị trường để hiểu rõ hơn về các phương pháp nghiên cứu.
Nghiên cứu tình huống hay còn gọi là nghiên cứu điển hình. Phương pháp nghiên cứu tình huống cho phép tìm hiểu, đánh giá một cách toàn diện và có chiều sâu về đối tượng nghiên cứu. Đối tượng của nghiên cứu tình huống có thể là các vấn đề xã hội, các sự kiện, một quá trình, một chương trình hay thậm chí là các đối tượng cụ thể như những cá nhân, tổ chức … Hiện nay phương pháp này được sử dụng rất phổ biến trong các ngành khoa học như giáo dục học, xã hội học, luật học, y học, tâm lý, marketing, kinh doanh …
Để thực hiện nghiên cứu tình huống, có thể sử dụng kỹ thuật thu thập/khai thác thông tin từ việc kết hợp các phương pháp khác nhau như phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm (phương pháp phỏng vấn nhóm), quan sát, phân tích tài liệu, các công cụ PRA … để thu thập thông tin trong một khoảng thời gian đủ dài hay cả một quá trình phát triển và ngay tại môi trường tự nhiên của đối tượng nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu tình huống cho phép nhà nghiên cứu đưa ra lời giải thích tại sao mọi việc xảy ra như như vậy và thông qua đó xác định các vấn đề quan trọng cần được tiếp tục nghiên cứu rộng rãi hơn trong tương lai.
Có nhiều cách khác nhau để phân loại nghiên cứu tình huống trong đó dựa vào kỹ thuật thu thập thông tin để chia nghiên cứu tình huống ra làm 5 loại như sau:
Cũng tương tự như các phương pháp nghiên cứu khác, chọn mẫu là một bước quan trọng trong quá trình nghiên cứu vì nó quyết định giá trị của thông tin thu thập được. Phương pháp chọn mẫu trong nghiên cứu tình huống luôn là phương pháp chủ đích (purposive sampling) hoặc chọn mẫu theo định hướng thông tin (information-oriented sampling), tức là theo những thông tin mà nhà nghiên cứu cần thu thập.
Khi lấy thông tin làm cơ sở để chọn mẫu, chúng ta có thể có quyết định chọn trong 3 loại Tình huống sau:
Thay đổi đáng kể nhất là phương pháp được được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực phát triển do hai tác giả Rick Davies và Jessica Dart nghiên cứu và có những hướng dẫn chi tiết về cách thức thực hiện. Trong nghiên cứu phát triển, MSC là phương pháp được dùng để theo dõi những thay đổi ở cộng đồng thông qua việc thu thập những thông tin dưới dạng câu chuyện về thay đổi đáng kể. Từ đó phân tích có hệ thống những câu chuyện tiêu biểu nhất từ cộng đồng và lựa chọn ra những câu chuyện – theo nhận thức của các nhóm, các cộng đồng là có tính chất thay đổi đáng kể nhất.
Hiện tại, ngoài nghiên cứu truyền thống, phương pháp này được sử dụng rộng rãi trong việc đánh giá tác động trong việc triển khai các chương trình/dự án; đánh giá hài lòng khách hàng/trải nghiệm của khách hàng sau khi sử dụng sản phẩm/dịch vụ trong các lĩnh vực khác như marketing, kinh doanh …
Để thực hiện phương pháp MSC có thể kết các phương pháp như thảo luận nhóm (phương pháp phỏng vấn nhóm), phỏng vấn sâu, các công cụ trong PRA … trong quá trình thu thập thông tin. Dưới đây là một ví dụ về các bước thực hiện phương pháp MSC.
PRA (Participatory Rural Appraisals): là một bộ các công cụ hữu ích để trợ giúp các nhà nghiên cứu thu thập thông tin và phân tích các vấn đề nghiên cứu trong cộng đồng. Công cụ này được sử dụng nhiều trong việc theo dõi và đánh giá các kết quả/tác động của những can thiệp phát triển, sử dụng nhiều trong công tác lập kế hoạch.
Sơ đồ Venn
Trong nghiên cứu/khảo sát, ngoài việc thực hiện các phương pháp thu thập dữ liệu trực tiếp từ đối tượng khảo sát, người quan sát thường dùng phương pháp quan sát để kết hợp thu thập thông tin đồng thời kiểm nghiệm lại những kết quả trong quá trình tiếp xúc trực tiếp với đối tượng.
Đối tượng quan sát rất đa dạng, có thể là một cá nhân, một nhóm người, một đơn vị/cơ sở, một sự kiện xã hội … Do vậy, khi thực hiện phương pháp quan sát có thể lựa chọn các hình thức quan sát khác nhau như sau:
Là hình thức quan sát đòi hỏi người quan sát cần có thời gian sống nhất định cùng môi trường với đối tượng quan sát. Thông thường quan sát có tham gia được tiến hành trong thời gian dài và liên tục. Ví dụ khi quan sát doanh nghiệp hay cơ sở sản xuất/kinh doanh đòi hỏi người quan sát cần thâm nhập hẳn trong môi trường doanh nghiệp hay cơ sở đó như là một thành viên cùng làm việc, cùng tham gia các hoạt động. Hình thức quan sát này có ưu điểm lớn là mang lại hiểu biết sâu sắc về mọi mặt của đối tượng quan sát, thu được những thông tin toàn diện và hiểu quả.
Là hình thức mà người quan sát không trực tiếp tham gia trong môi trường quan sát hay nhóm đối tượng cần quan sát. Họ quan sát với tư cách người ngoài cuộc. Với hình thức quan sát này, người quan sát có thể không nắm các chi tiết đầy đủ như người ở trong cuộc nhưng lại có điều kiện quan sát hoàn cảnh/môi trường/hành vi một cách toàn cảnh hơn, khách quan hơn mà không bị phụ thuộc vào những tình huống xảy ra trong quá trình quan sát. Quan sát không tham gia có ưu điểm lớn khi quan sát trong phạm vi rộng, lĩnh vực lớn hay nhóm người đông hay cả một cộng đồng dân cư.
Là hình thức quan sát mà nhà nghiên cứu thông báo rõ cho đối tượng được quan sát biết về phương pháp mà nhà nghiên cứu đang cần tìm hiểu vấn đề gì, nội dung để làm gì. Do vậy, với hình thức quan sát này, đối tượng được quan sát biết rõ về mục đích và nội dung của hoạt động quan sát.
Là hình thức quan sát thường hay được sử dụng khi thấy các hình thức quan sát công khai khó thu thập được những dữ liệu cần thiết. Với hình thức quan sát này, đối tượng được quan sát không hề biết về người quan sát và các nội dung quan sát. Do vậy, đối tượng được quan sát cũng không biết mình đang được quan sát. Quan sát bí mật có khả năng đạt được hiệu quả lớn, thu thập được nhiều thông tin khách quan nhưng lại rất khó khăn trong quá trình thực hiện. Vì thế, khi thực hiện hình thức quan sát bí mật đòi hỏi người thực hiện nên là những nhà nghiên cứu/chuyên viên khảo sát có kinh nghiệm và phải tuân thủ tuyệt đối nguyên tắc cũng như đạo đức nghiên cứu.
Bên cạnh những phương pháp định tính chuyên sâu như phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm hay nghiên cứu trường hợp, hình thức vox pop cũng được sử dụng khá phổ biến hiện nay. Vox pop hay là phỏng vấn nhanh ngẫu nhiên là tổng hợp những ý kiến của cộng động về cùng một vấn đề, một hiện tượng, một nhân vật, một sự kiện v.v…
Cách thực hiện:
Để thực hiện một vox pop, thông thường người thực hiện cần chuẩn bị câu hỏi trước. Tiếp theo đó lựa chọn đối tượng trả lời câu hỏi. Lưu ý cần tránh mỗi lần đều đến cùng một chỗ, cùng một giờ vì như thế dễ bị thu về các ý kiến giống nhau từ những người có cùng tầng lớp. Khi thực hiện vox pop, cần ghi âm các ý kiến khác nhau của người dân (nhiều tầng lớp, độ tuổi, vùng miền… ) về vấn đề hay câu hỏi được đặt ra. Ghi âm càng nhiều ý kiến, sự chọn lọc càng khách quan và càng hấp dẫn, hiệu quả.
Tuy nhiên, lưu ý với mỗi vox-pop, nên lấy khoảng 20 – 30 câu trả lời cho cùng 1 câu hỏi, rồi chọn lọc 5 – 7 ý kiến tiêu biểu, tổng hợp lại thành kết quả cuối cùng.
Tìm hiểu tại: Phương pháp Khách hàng bí mật trong nghiên cứu thị trường
Dịch vụ nghiên cứu thị trường của OCD được thiết kế linh hoạt, đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng thuộc nhiều lĩnh vực, với quy mô và yêu cầu nghiên cứu khác nhau. Trải qua 20 năm kinh nghiệm, OCD tự hào đồng hành cùng 52 khách hàng trong hơn 110 dự án nghiên cứu thị trường, bao phủ 63 tỉnh thành trên cả nước với quy mô lên đến 511.800 bảng hỏi và 3.600 khảo sát viên tham gia. OCD đã thực hiện hoạt động nghiên cứu cho các doanh nghiệp lớn trên cả nước như: EVN, Clickable Việt nam, VIPIC1,Vinphaco, Kinh Đô, SOHACO,..
Với mục tiêu trở thành công ty Nghiên cứu thị trường hàng đầu Việt Nam, OCD sẽ tiếp tục phát huy nền tảng kinh nghiệm tư vấn dày dặn cùng đội ngũ chuyên gia chuyên nghiệp, tận tâm. OCD cam kết mang đến cho khách hàng Việt Nam và quốc tế giải pháp nghiên cứu thị trường tối ưu, hiệu quả, góp phần hoạch định chiến lược kinh doanh thành công.
Liên hệ ngay với OCD để được tư vấn và nhận giải pháp nghiên cứu thị trường phù hợp nhất!
——————————-
Công ty Tư vấn Quản lý OCD (OCD Management Consulting Co) là một trong những công ty tư vấn quản lý hàng đầu Việt Nam với tính chuyên nghiệp, thực tiễn và chất lượng cao.
Thông tin chính thức về OCD được cập nhật tại website: https://ocd.vn
Fanpage chính thức của OCD vui lòng truy cập: https://facebook.com/OCDConsulting
Liên hệ nhanh Hotline/Zalo: 0886595688 hoặc gửi email đến: ocd@ocd.vn