6 nguyên tắc cơ sở khi ứng dụng chuyển đổi số trong doanh nghiệp

BI-KPI-quan-ly-va-dieu-hanh-ocd
BI là gì? Có nên tích hợp BI và KPI không?
14 February, 2020
hạn chế-ocd
3 hạn chế của doanh nghiệp nhỏ trong chuyển đổi số
19 February, 2020
Show all

chuyen-doi-so-hien-nay-ocd

5/5 - (1 vote)

Last updated on 14 September, 2024

Theo khảo sát năm 2018 của IDC, chuyển đổi số (digital transformation) đang dần trở thành chiến lược tại các doanh nghiệp, tổ chức trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Gần 90% doanh nghiệp đã bắt đầu chuyển đổi số với các bước khác nhau từ tìm hiểu, nghiên cứu, cho tới bắt đầu triển khai, thực hiện. Hơn 30% lãnh đạo doanh nghiệp được khảo sát xem chuyển đổi số là vấn đề sống còn, xác nhận hiệu quả trên nhiều khía cạnh như thấu hiểu khách hàng, tăng năng suất lao động, tăng tốc sáng tạo…Dưới đây là 6 lưu ý quan trọng khi ứng dụng chuyển đổi số trong doanh nghiệp.

Chuyển đổi số không chỉ là sân chơi của các ông lớn

Chúng ta không còn xa lạ với những cái tên quen thuộc ứng dụng chuyển đổi số thành công. Nếu Uber và Grab thống lĩnh thị trường vận tải. Airbnb thách thức khái niệm về khách sạn và lưu trú. Netflix và Spotify là cái tên hàng đầu trong ngành công nghiệp giải trí. Nhưng những cái tên này liệu có gây nên hiểu lầm: Liệu có phải chỉ những doanh nghiệp lớn mới có thể tiếp cận chuyển đổi số?

Câu trả lời là không. Chuyển đổi số là sân chơi công bằng cho tất cả mọi doanh nghiệp mà ở đó, bất kì ai đủ nhanh nhạy cũng có thể tìm được miếng bánh cho riêng mình. Điển hình như các cửa hàng đã ứng dụng phần mềm bán hàng online, phần mềm quản lý kho vận. Các doanh nghiệp ứng dụng phần mềm quản lý nhân sự để quản lý nhân viên. Không chỉ là các ông lớn, mọi doanh nghiệp nếu không linh hoạt bắt kịp với những đổi thay mang tính chiến lược, doanh nghiệp sẽ nhanh chóng bị đào thải, như cái cách mà thương hiệu đồ chơi danh giá Toys R Us đã ra đi vào đầu năm nay.

chuyen-doi-so-doanh-nghiep-ocd

Chúng ta không còn xa lạ với những cái tên quen thuộc ứng dụng chuyển đổi số thành công

Chuyển đổi số không đơn thuần chỉ là công nghệ

Theo nghiên cứu từ năm 2017 của Microsoft tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương, tác động mà chuyển đổi số mang lại cho GDP năm 2017 là khoảng 6%, năm 2019 được dự đoán là 25% và tới năm 2021 là 60%. Chuyển đổi số cũng làm tăng năng suất lao động 15% trong năm 2017, dự kiến 2020 là 21%; 85% công việc trong khu vực sẽ bị biến đổi trong ba năm tiếp theo. Chính vì vậy, với tốc độ phát triển vượt trội như vậy, việc ứng dụng chuyển đổi số trong doanh nghiệp hiển nhiên sẽ trở nên phổ biến hơn rất nhiều.

See also  Coaching: “Hệ thống quản trị hiệu quả cho doanh nghiệp”

Tuy nhiên, chuyển đổi số không đơn thuần chỉ là tìm kiếm một công nghệ phù hợp và đưa vào doanh nghiệp của mình. Đó còn là cả quá trình sử dụng để tạo ra, sửa đổi các quy trình kinh doanh, văn hóa cũng như trải nghiệm khách hàng hiện có.. Bởi vì mỗi doanh nghiệp khác nhau sẽ có những đặc điểm khác nhau. Đó là khác biệt về loại hình doanh nghiệp, thị trường mục tiêu, cho tới văn hóa tổ chức. Từ đó, đáp ứng các yêu cầu kinh doanh và sự thay đổi của thị trường.

ung-dung-chuyen-doi-ocd

Theo nghiên cứu từ năm 2017 của Microsoft tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương

Chuyển đổi số phải bắt đầu và kết thúc bằng khách hàng

Giống như sự phát triển của doanh nghiệp, tốc độ phát triển của chuyển đổi số phải bắt đầu và kết thúc bằng khách hàng. Trước thời đại 4.0, take note, lưu trữ hồ sơ giấy, cho đến file excel đã trở nên vô cùng phổ biến và thông dụng. Vậy động lực từ đâu mà chuyển đổi số ra đời. Trong số đó chính là khách hàng.

Một doanh nghiệp có số lượng khách hàng và số lượng giao dịch nhiều, chuyện kiểm soát thủ công sẽ trở nên khó khăn và gây nên nhiều cản trở. Do đó, chỉ cần một thông tin sai lệch sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến tổng thể hệ thống thông tin khách hàng, mất thời gian để kiểm tra và sửa chữa.Khách hàng muốn cầm ít tiền mặt và giao dịch ngoài giờ hành chính. Đó là lý do ngân hàng số phát triển. Khách hàng muốn có thực phẩm tươi và sạch hơn. Đó là lý do ngành hàng thực phẩm áp dụng phần mềm quản lý sản xuất và kho vận.

See also  Cơ hội chuyển đổi số của Việt Nam, không làm luôn thì đợi đến bao giờ?

Doanh nghiệp không thể tồn tại nếu thiếu khách hàng. Bởi vậy, khách hàng luôn là mục tiêu cuối cùng mà doanh nghiệp hướng tới và nỗ lực đáp ứng. Khách hàng chính là động lực để xây dựng quá trình chuyển đổi số thành công trong doanh nghiệp. Tuy nhiên, không phải lúc nào họ cũng biết bản thân mình đang thực sự muốn gì. Hãy tạm thời quên đi khái niệm “Khách hàng là thượng đế” và đáp ứng tất cả yêu cầu của họ. Hãy biến họ trở thành người bạn của doanh nghiệp để tối ưu hóa trải nghiệm khách hàng. Đây chính là cơ sở để xây dựng và phát triển quá trình chuyển đổi số thành công.

chuyen-doi-ocd

Doanh nghiệp không thể tồn tại nếu thiếu khách hàng

Công nghệ vốn dĩ vẫn chỉ là công cụ

Suy cho cùng, công nghệ vốn dĩ vẫn là thành quả nhờ bộ óc của con người tạo nên. Một ứng dụng công nghệ hoàn hảo không bao giờ đảm bảo 100% thành công của một doanh nghiệp, cũng chẳng thể đảm bảo được kết quả cuối cùng mà doanh nghiệp hướng tới có thành công hay không.

Không phải doanh nghiệp nào cũng hào hứng với “chuyển đổi số”. Đặc biệt là chuyển đổi số trong nội bộ doanh nghiệp. Đó là những vấn đề liên quan tới tổ chức, tới nhân viên. Áp dụng chuyển đổi số đồng nghĩa với việc phải thay đổi toàn bộ quy trình, cách thức làm việc, thậm chí là cả nhân sự. Một doanh nghiệp mà nhân viên không có tư duy số hóa, không chịu thay đổi, văn hóa không nuôi dưỡng sự đổi mới thì không một công nghệ nào có thể cứu sống được doanh nghiệp.

Công nghệ sẽ trở thành một công cụ có ích khi được xây dựng trên nền tảng văn hóa doanh nghiệp. Công nghệ sẽ tối ưu hóa quy trình làm việc, tăng năng suất, tạo lợi nhuận cuối cùng trong kinh doanh.

Một ứng dụng công nghệ hoàn hảo không bao giờ đảm bảo 100% thành công của một doanh nghiệp

Một ứng dụng công nghệ hoàn hảo không bao giờ đảm bảo 100% thành công của một doanh nghiệp

Ứng dụng chứ không chỉ là áp dụng

Ứng dụng và áp dụng là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau, tuy nhiên lại thường xuyên gây ra nhầm lẫn. Áp dụng là việc sử dụng những khuôn mẫu có sẵn và đưa vào thực thi trong doanh nghiệp. Còn ứng dụng là tập hợp 2 khái niệm: áp dụng và biến đổi.

See also  Xu hướng ngành nghề trong 5 năm tới tại Việt Nam

Đối với chuyển đổi số, chỉ áp dụng thôi thì chưa đủ. Mỗi doanh nghiệp khác nhau đều có những đặc điểm và tính chất riêng. Đây có thể nói là những tiêu chí để tạo nên giá trị riêng và để phân biệt doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác. 2 doanh nghiệp với loại hình kinh doanh giống nhau không có nghĩa là ứng dụng chuyển đổi số giống nhau.

Ứng dụng công nghệ là xác định rằng công nghệ đó có thực sự phù hợp với bước phát triển của doanh nghiệp hay không? Lựa chọn một công nghệ phù hợp, áp dụng biến đổi sao cho công nghệ đó thực sự phát huy được khả năng của nó.  Một chiến lược chuyển đổi số đúng đắn phải ứng dụng chính xác các tiềm năng và cơ hội của công nghệ nhằm thực hiện mọi thứ một cách nhanh hơn, tốt hơn và sáng tạo hơn. Thành công của chuyển đổi số phải nằm trong tư duy và cách tiếp cận, giải quyết vấn đề. Hãy trả lời cho câu hỏi: “Công nghệ này thực sự có khả năng gì và chúng ta có thể điều chỉnh quy trình và công việc như thế nào để tận dụng tối đa các khoản đầu tư công nghệ của mình?”

ocd

Ứng dụng và áp dụng là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau

Làm nhanh, làm nhiều không đồng nghĩa với làm hiệu quả

Thời buổi “số hóa” không đồng nghĩa với việc tất cả mọi thứ của doanh nghiệp đều cần phải số hóa. Hãy số hóa khi cần thiết. Nếu ứng dụng nhiều xu hướng công nghệ cùng một lúc và không hợp lý sẽ chỉ khiến doanh nghiệp trở nên rối rắm, lãng phí thời gian, nguồn lực và thất bại nhanh chóng. 

Trong thế giới công nghệ 4.0 đang xoay chuyển như vũ bão với các xu hướng chuyển đổi đổi số thay đổi và cập nhật liên tục. Doanh nghiệp cần một cái đầu lạnh để có thể bình tĩnh tìm ra những khó khăn của công ty, thấu hiểu mô hình kinh doanh, bối cảnh cạnh tranh cũng như tâm lý người tiêu dùng trước khi cân nhắc việc ứng dụng công nghệ.

ocd

Thời buổi “số hóa” không đồng nghĩa với việc tất cả mọi thứ của doanh nghiệp đều cần phải số hóa

Đọc thêm: Martech xu hướng công nghệ Marketing của doanh nghiệp

Lựa chọn và triển khai hệ thống CRM trong doanh nghiệp

——————————-

Công ty Tư vấn Quản lý OCD (OCD Management Consulting Co) là một trong những đơn vị tư vấn chuyển đổi số hàng đầu Việt Nam với tính chuyên nghiệp, thực tiễn và chất lượng cao.

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí và bắt đầu hành trình chuyển đổi số của bạn! 🚀

Thông tin chính thức về OCD được cập nhật tại website: https://ocd.vn

Fanpage chính thức của OCD vui lòng truy cập: https://facebook.com/OCDConsulting

Liên hệ nhanh Hotline/Zalo: 0886595688 hoặc gửi email đến: ocd@ocd.vn