5 nguyên tắc cơ bản về sự hài lòng của nhân viên

Đánh giá chỉ số tiếp cận điện năng tại Thành phố Hà Nội năm 2020
Đánh giá chỉ số tiếp cận điện năng tại Thành phố Hà Nội năm 2020
1 November, 2020
Giảng viên Lê Lan Hương
Chương trình đào tạo Tăng cường kỹ năng giao tiếp với khách hàng cho PC Thanh Hóa
27 November, 2020
Show all
Thúc đẩy sự hài lòng của nhân viên giúp doanh nghiệp giữ chân nhân tài

Thúc đẩy sự hài lòng của nhân viên giúp doanh nghiệp giữ chân nhân tài

5/5 - (1 vote)

Last updated on 29 March, 2022

Khi nhắc đến môi trường làm việc, người sử dụng lao động cũng như nhân viên đều mong chờ nhiều hơn ngoài việc “đáp ứng được kỳ vọng”. Lý thuyết tạo động lực của Frederick Herzberg chỉ ra rằng những yếu tố cần thiết như mức lương phù hợpmôi trường làm việc lý tưởng là những yếu tố giúp nhân viên cảm thấy hài lòng. Những yếu tố đó quan trọng đối với sự hài lòng của nhân viên và cần phải lưu tâm. Nhưng điều đó vẫn chưa đủ để tạo ra niềm đam mê và động lực trong công việc. Người sử dụng lao động phải xây dựng các yếu tố thúc đẩy bên cạnh các yếu tố duy trì.

Cho đến nay, lý thuyết của Herzberg đã hơi lỗi thời và có nhiều hạn chế. Tuy nhiên, nó vẫn có thể mang lại “sự thật ngầm hiểu” cho nhiều nhà lãnh đạo doanh nghiệp. Muốn khai thác các yếu tố này, nhà lãnh đạo cần hiểu điều gì thực sự thúc đẩy nhân viên bằng cách tập trung vào các nguyên tắc cơ bản sau đây:

1. Nhân viên cần lựa chọn công việc phù hợp

Trong cuốn “Từ tốt đến vĩ đại”, Jim Collins viết về việc sắp xếp đúng người vào đúng vị trí. Tập trung vào hai yếu tố dưới đây trong quá trình tuyển dụng và trong suốt thời gian nhân viên gắn bó với doanh nghiệp có thể giúp đảm bảo rằng họ đang làm công việc phù hợp nhất với thế mạnh của họ.

• Bộ kỹ năng:

Sẽ rất tẻ nhạt nếu nhân viên chỉ làm việc giống như một cỗ máy rập khuôn. Nhà lãnh đạo phải điều chỉnh các kỹ năng độc nhất của nhân viên với vị trí thích hợp. Điều đó sẽ giúp họ biến công việc thành một nghệ thuật.

• Động lực bên trong:

Công việc nhàm chán của nhân viên này đôi khi lại là mơ ước của nhân viên khác. Nhiều người yêu thích sự linh hoạt khi làm việc với đa dạng khách hàng. Ngược lại, có người mong muốn sự ổn định trong việc nghiên cứu các bảng tính mỗi ngày. Dù họ là ai, họ cũng sẽ tìm thấy sự hài lòng trong nét đặc trưng của công việc đó. Nếu nhân viên thích những gì họ đang làm, họ sẽ nỗ lực nhiều hơn. Khi họ nỗ lực nhiều hơn, họ có nhiều khả năng thành công và hài lòng hơn với công việc.

Nếu nhân viên thích những gì họ đang làm, họ sẽ nỗ lực nhiều hơn

Nếu nhân viên thích những gì họ đang làm, họ sẽ nỗ lực nhiều hơn

2. Những điều giúp nhân viên cảm thấy công việc mình làm quan trọng

Những gì nhân viên làm tại nơi làm việc luôn được thúc đẩy bởi nhiều yếu tố truyền động lực. Các nhà lãnh đạo doanh nghiệp phải đảm bảo rằng họ hiểu yếu tố đó ở đây là gì. Và họ nên cố gắng đáp ứng những mong muốn và nhu cầu đó của nhân viên. Điều đó sẽ giúp nhân viên cảm thấy bản thân có giá trị và hài lòng với công việc. Đồng thời, nhân viên sẽ hạn chế cảm thấy bị kiệt sức khi làm việc trong công ty của bạn.

• Xác định lý do:

Nhân viên của bạn có thể không nói rõ lý do của họ. Nhưng mọi người đều được thúc đẩy bởi điều gì đó. Vậy nên hãy tìm hiểu và xác định lý do vì sao họ làm việc trong công ty của bạn.

• Khen thưởng và ghi nhận:

Đừng bao giờ để bất kỳ công việc nào tại doanh nghiệp của bạn là một công việc vô nghĩa. Khi bạn hiểu lý do của nhân viên, bạn có thể nhận ra những đóng góp của cá nhân họ.

• Giao tiếp rõ ràng và thường xuyên:

Nếu mọi nhân viên hiểu cách họ đóng góp vào tầm nhìn và mục tiêu cho doanh nghiệp của bạn, thì không có công việc nào là không quan trọng.

Hãy trò chuyện với nhân viên, lắng nghe lý do tại sao họ được thúc đẩy làm công việc này. Khi hiểu động lực của nhân viên, bạn có thể tối đa hóa cơ hội và khả năng của họ.

Tham khảo Dịch vụ khảo sát hài lòng nhân viên giúp doanh nghiệp giữ chân nhân tài.

Khảo sát sự hài lòng nhân viên giúp giữ chân nhân tài

Khảo sát sự hài lòng nhân viên giúp giữ chân nhân tài

3. Chọn người đồng hành lý tưởng trong công việc

BambooHR đã thực hiện một nghiên cứu hỏi nhân viên:

 “Điều gì khiến công ty của bạn trở nên tuyệt vời như vậy?” và

Công ty của bạn có thể thực hiện những thay đổi nào để trở thành nơi làm việc tốt hơn?

Câu trả lời hàng đầu trong cả hai danh mục đều là mối quan hệ đồng nghiệp trong công ty. Mặc dù các nhà lãnh đạo doanh nghiệp không thể quản lý mọi mối quan hệ giữa các cá nhân trong văn phòng, nhưng họ có sức ảnh hưởng đến mọi người.

• Đồng nghiệp và nhà quản lý:

Ứng viên sẽ nhận được lợi ích khi gặp gỡ những người mà họ sẽ cùng làm việc. Nhân viên cũng sẽ được hưởng lợi từ việc nhận thông tin chi tiết từ cả hai nhóm.

• Cung cấp thông tin tham khảo cho ứng viên:

Khi phỏng vấn với Brad – Giám đốc điều hành của chúng tôi, đồng nghiệp của tôi – Amanda đã được cung cấp thông tin liên lạc của Giám Đốc truyền thông cuối cùng mà cô ấy làm việc cùng. Cô ấy thấy tràn đầy năng lượng khi có thể trò chuyện với một người có kinh nghiệm trực tiếp trong vai trò đó và đánh giá cao những phản hồi thực tế mà cô ấy thu thập được từ cuộc thảo luận.

• Đề xuất một chuyến tham quan công ty:

Tìm một nhóm nhân viên trong văn phòng, giới thiệu ứng viên mới và để họ thoải mái trò chuyện. Điều này giúp ứng viên có cơ hội gặp gỡ và hiểu thêm về đồng nghiệp tương lai. Không những thế, ứng viên còn có niềm tin vào doanh nghiệp và văn hóa của doanh nghiệp đó.

Suy nghĩ kỹ về ứng viên mà bạn sắp tuyển và cách họ sẽ tương tác với nhân viên hiện tại là một cách tuyệt vời để tạo tiền đề cho mối quan hệ nhân viên tốt hơn.

4. Tiến trình đo lường sự thành công

Để tạo nên sự thành công tại doanh nghiệp, nhân viên cần hiểu hiệu suất của họ đang được đánh giá như thế nào. Do đó, điều quan trọng là các nhà lãnh đạo phải cung cấp phản hồi sớm và thường xuyên.

• 90 ngày đầu tiên:

Ấn tượng đầu tiên rất quan trọng, nhưng 32% nhân viên cho biết răng: Họ không nhận được bất kỳ phản hồi nào từ người quản lý của họ trong ba tháng đầu tiên làm việc. Hãy gặp gỡ nhân viên mới thường xuyên trong những ngày đầu làm việc của họ. Đó là chìa khóa để nhân viên biết cách mà chủ doanh nghiệp đo lường hiệu suất và đánh giá điểm mạnh của họ.

• Phản hồi 360 độ:

Bên cạnh việc giao tiếp với lãnh đạo thì sự giao tiếp với đồng nghiệp cũng quan trọng không kém. Dù là những nhận xét chính thống hay là những góp ý thường nhật, thì những điều đó cũng góp phần xây dựng sự tự tin và kỹ năng cho nhân viên.

Hãy đảm bảo rằng nhân viên ở mọi cấp bậc và thâm niên cảm thấy thoải mái khi đưa ra ý kiến và khi nhận phản hồi từ người khác. Điều đó có thể giúp họ hiểu điều gì được đánh giá cao và cách họ được đánh giá.

5. Sự phát triển giúp tăng mức độ hài lòng

Các nhà lãnh đạo doanh nghiệp không cần quá chú tâm vào các quyền lợi hào nhoáng. Thay vào đó, hãy xây dựng lộ trình công danh để nhân viên đạt được mục tiêu của họ. Dù đó là mục tiêu cá nhân hay mục tiêu trong sự nghiệp.

• Xây dựng lộ trình công danh:

Một tầm nhìn chung về tương lai nghề nghiệp của nhân viên giúp nhà lãnh đạo và nhân viên lập kế hoạch cho sự phát triển cần thiết. Các nhà lãnh đạo doanh nghiệp có thể thiết lập các mục tiêu học tập cụ thể với nhân viên. Điều đó sẽ giúp nhân viên đạt được các mục tiêu và nhiệm vụ lớn hơn.

Xây dựng lộ trình công danh để đạt được mục tiêu nghề nghiệp

Xây dựng lộ trình công danh để đạt được mục tiêu nghề nghiệp

• Thu thập kỹ năng quan trọng:

Có rất nhiều cơ hội để nhân viên học tập. Hãy xem xét những kỹ năng mà nhân viên làm trong doanh nghiệp của bạn đang cần tới. Tìm kiếm những nhân viên quan tâm trong nội bộ và tổ chức đào tạo cho họ. Doanh nghiệp có thể tự đào tạo cho nhân viên của họ hoặc thuê các dịch vụ bên ngoài.

• Học tập ngoài trường học:

Sự phát triển có thể đến một cách không chính thức và tự nhiên. Đồng nghiệp có thể huấn luyện lẫn nhau thông qua các kỹ năng mới. Các dự án kéo dài có thể mang lại cho nhân viên cơ hội để nâng cao kỹ năng của họ lên cấp độ cao hơn.

Những nhân viên cảm thấy hài lòng với công việc sẽ gắn bó lâu dài và làm việc tốt hơn. Nhà lãnh đạo có thể giúp tạo động lực cho nhân viên và mang lại sự hài lòng hơn bằng cách quản lý những điều thực sự thúc đẩy mọi người tại nơi làm việc: công việc họ đang làm, lý do họ làm, họ đang làm việc với ai, cách họ được đánh giá và cơ hội phát triển.

Bài viết được OCD sưu tầm và biên dịch.

Tham khảo bài viết gốc tại tạp chí Forbes!