Tuyển dụng tại Start up: Dễ hay Khó – Chủ doanh nghiệp nên đọc

Chuyển đổi số và giá trị thực tiễn. Nhìn lại những thành tựu của doanh nghiệp Việt
Giá trị thực tiễn của chuyển đổi số đối với doanh nghiệp
5 December, 2019
Công thức tính lương cơ bản trong doanh nghiệp
11 December, 2019
Show all
Tuyển dụng tại Start up: Dễ hay Khó - Chủ doanh nghiệp nên đọc

Tuyển dụng tại Start up: Dễ hay Khó - Chủ doanh nghiệp nên đọc

Rate this post

Last updated on 22 August, 2024

Tuyển dụng là vấn đề quan trọng và không thể thiếu trong mỗi doanh nghiệp, Startup cũng không phải ngoại lệ. Việc tìm kiếm ứng viên phù hợp giữa thị trường lao động đầy cạnh tranh không phải chuyện đơn giản, và nếu không có nhiều kinh nghiệm thì một sai lầm cũng đủ “níu chân” đà phát triển của startup. Vậy, tuyển dụng tại Start up: dễ hay khó?

Tuyển dụng nhân sự tại Start up - Dễ hay Khó?

Tuyển dụng nhân sự tại Start up – Dễ hay Khó?

Những vấn đề nan giải và khó khăn khi Start up tuyển nhân viên

Những công ty Start up luôn phải đương đầu với rất nhiều những khó khăn trong giai đoạn khởi nghiệp. Đó là chưa có danh tiếng trên thị trường, nguồn tài chính hạn hẹp, loay hoay để tìm hướng đi tốt nhất cho sự phát triển của doanh nghiệp. Do đó, trong quá trình tuyển dụng, Start up gặp rất nhiều khó khăn, chẳng hạn như:

1.Start up – Quy mô và danh tiếng đều hạn chế

Thương hiệu của nhà tuyển dụng là hạn chế lớn nhất của các công ty Start up khi bắt đầu công cuộc tìm kiếm nhân tài. Trái ngược hẳn với các doanh nghiệp lớn, start up luôn cố gắng mọi cách để có thể thu hút sự chú ý của các ứng viên. Tuy nhiên, trên thực tế, nhân sự luôn có xu hướng quan tâm đến thông tin tuyển dụng của các doanh nghiệp lớn hơn là các start up.

Không khó để hiểu rằng, danh tiếng và quy mô thương hiệu là điều cản bước đầu tiên trong cuộc chạy đua tìm nhân tài giữa các doanh nghiệp Việt.

2.Người tìm việc cân đo đong đếm về tuổi thọ của các Start up

Người có kinh nghiệm, họ luôn mong muốn tìm được một công việc ổn định với nền tảng doanh nghiệp vững chắc. Do đó, họ thường có tâm lý muốn được làm việc với doanh nghiệp lớn. Đó chính điều kiện để phát triển và học hỏi được nhiều kinh nghiệm hơn. Cũng chính vì thế, những công ty Start up được ví như những cây măng đang trên đà phát triển, người tìm việc khó đặt niềm tin tuyệt đối vào sự phát triển non nớt này. Từ đó, dẫn đến việc các ứng viên quay lưng với những cơ hội đến từ các công ty Start up.

Ngoài ra, làm việc cho một công ty, doanh nghiệp lớn, họ sẽ nhận được mức lương phù hợp, thường là cao hơn so với các doanh nghiệp Start up.

tuyển dụng tại Start up

Start up thật sự cần gì khi tuyển dụng nhân sự ở bước đầu khởi nghiệp

Bản chất của lãnh đạo là công việc cô đơn, đặc biệt là trong quá trình khởi nghiệp và tuyển dụng. Một Start up vốn dĩ đã gặp rất nhiều khó khăn trên thị trường ngày càng lớn và biến động từng ngày. 

Đối với Start up, nhân sự không đơn thuần chỉ là một người đồng nghiệp hay người nhân viên. Lúc này, hơn cả, họ đã trở thành một người đồng hành, người cộng sự. Việc có những cộng sự tốt giúp nhà lãnh đạo không cảm thấy đơn độc và tiến xa hơn trên con đường khởi nghiệp kinh doanh. Start up thật sự cần một đội ngũ nhân sự hiểu mình, tâm huyết với công việc và luôn sát cánh, hỗ trợ họ trong mọi thời điểm. Đôi khi những người cộng sự này còn phải qua qua về vấn đề tài chính cá nhân để “ chấp nhận” chung tay cùng một người lãnh đạo đang ở bước đầu khởi nghiệp.

Tuyển dụng ở start up dễ hay khó

Tuyển dụng nhân sự ở start up – dễ hay khó?

Tuyển dụng nhân sự ở Start up, khó hay dễ phụ thuộc rất nhiều vào hướng đi của nhà tuyển dụng. Có thể nói, nếu nhà tuyển dụng “may mắn”, họ có thể dễ dàng tuyển dụng cho mình những người cộng sự “chất lượng”. 

Tuy nhiên, đương nhiên một nhà start up thông minh không bao giờ phụ thuộc vào sự may mắn. Trong quá trình tuyển dụng nhân sự, hãy tuân thủ theo một số nguyên tắc cơ bản và cần thiết để đảm bảo đạt được hệ quả tốt nhất trong quá trình xác định những bước đi đầu tiên cho doanh nghiệp.

Một số tip khi start up tuyển dụng nhân sự

1.Kiên nhẫn là chìa khóa của thành công

Khi tuyển dụng những nhân viên đầu tiên của bạn kiên nhẫn là chìa khóa để đưa lên những nhân viên phù hợp. Bạn có thể phải trải qua hàng tá ứng cử viên trước khi tìm được người có bộ kỹ năng phù hợp và tư duy đúng.

Đừng bị lung lay bởi một bản lý lịch ưa thích hoặc một ứng cử viên có thể sử dụng tất cả các từ đúng khi cần thay vào đó tập trung vào năng lực và đảm bảo họ sẵn sàng để bị bẩn tay.

2. Xây dựng văn hóa doanh nghiệp ngay từ đầu

Dù là start up nhưng đừng bao giờ xem nhẹ văn hóa doanh nghiệp. Vì đây là yếu tố giúp start-up định hình ứng viên tiềm năng, có khả năng gắn bó lâu dài với công ty, đồng thời đây cũng là môi trường trung gian keo níu giữ người tài ở lại. Bạn nên hiểu rằng, dù đó có là người tài giỏi đến đâu nhưng nếu không phù hợp trong lối làm việc, suy nghĩ để cùng hướng đến một mục tiêu, việc chiêu mộ cũng chỉ làm mọi thứ thêm nặng nề về sau. Nhiều nghiên cứu của cho thấy, giới trẻ và nhân tài đánh giá cao những công ty có môi trường làm việc tốt hơn cả mức lương mà họ nhận được.

3.Chia sẻ tầm nhìn

Sau khi đã thu hút được ứng viên tiềm năng, làm thế nào để thuyết phục họ gắn bó với doanh nghiệp start-up trong khi điều kiện làm việc, lương thưởng không phải là thế mạnh của bạn? Câu trả lời phụ thuộc rất nhiều vào việc: Bạn là một người đứng đầu như thế nào? Nhân tài sẽ dễ bị thu hút bởi nét đặc biệt trong phong cách làm việc, đặc biệt là tầm nhìn và lý tưởng của người dẫn dắt khiến họ muốn kề vai sát cánh khởi nghiệp. Bởi vậy hãy biết chia sẻ tầm nhìn của mình với ứng viên tiềm năng và cả nhân viên, mang đến cho họ cơ hội được sáng tạo, thể hiện bản thân và không ngừng thay đổi. Cho họ thấy toàn bộ viễn cảnh đầy hứa hẹn của nơi mà họ sẽ làm.

Nguồn: Công ty Giải pháp Công nghệ OOC

Đọc thêm:

Sự khác nhau giữa SME và Start up

Hướng dẫn nhân viên mới – Như thế nào là đủ?

 

 

Contact Us

//]]>