Từ điển năng lực là gì?

Các bước cơ bản để xây dựng khung năng lực
Các bước để xây dựng khung năng lực
19 August, 2019
Nhân viên nghỉ việc đồng loạt- Nguyên nhân và cách giải quyết
Nhân viên nghỉ việc đồng loạt- Nguyên nhân và cách giải quyết
21 August, 2019
Show all
Từ điển năng lực là gì?

Từ điển năng lực là gì?

5/5 - (1 vote)

Last updated on 24 May, 2024

Doanh nghiệp là một tổ chức tập hợp những cá nhân làm việc với nhau nhằm đạt đến một mục tiêu chung. Năng lực của doanh nghiệp được tạo thành bởi năng lực của từng cá nhân. Khi doanh nghiệp cần tối ưu quy trình tuyển dụng và quản trị nhân sự, thì không thể thiếu một bộ “từ điển năng lực”.

Từ điển năng lực là gì?

“Từ điển năng lực” là tập hợp tất cả các định nghĩa và thước đo năng lực được chuẩn hóa để đánh giá mọi vị trí chức danh trong một doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp sẽ có một bộ “từ điển năng lực” đặc trưng, được xây dựng trên cơ sở phù hợp với chiến lược kinh doanh, văn hóa và giá trị cốt lõi của của doanh nghiệp đó.

Kết cấu từ điển năng lực

Những bộ từ điển năng lực được sử dụng phổ biến nhất hiện nay đều có kết cấu được xây dựng theo mô hình tiêu chuẩn nghề nghiệp ASK, gồm 3 yếu tố chính:

  1. Knowledge (Kiến thức): Thuộc về năng lực tư duy, là hiểu biết mà cá nhân có được sau khi trải qua quá trình giáo dục – đào tạo, đọc hiểu, phân tích và ứng dụng. Có thể kể đến như kiến thức chuyên môn, trình độ tin học, ngoại ngữ,…
  2. Skill (Kỹ năng): Thuộc về kỹ năng thao tác, là khả năng biến kiến thức có được thành hành động cụ thể, hành vi thực tế trong quá trình làm việc của cá nhân. Chẳng hạn kỹ năng tạo ảnh hưởng, kỹ năng quản trị rủi ro,… 
  3. Attitude (Phẩm chất / Thái độ): Thuộc về phạm vi cảm xúc, tình cảm, là cách cá nhân tiếp nhận và phản ứng lại với thực tế, đồng thời thể hiện thái độ và động cơ với công việc. Ví dụ: trung thực, tinh thần cầu tiến, dấn thân,…
See also  Lựa chọn và triển khai hệ thống CRM trong doanh nghiệp

Mỗi yếu tố trên là một nhóm yêu cầu mà doanh nghiệp đặt ra cho cá nhân để hoàn thành xuất sắc vị trí công việc cụ thể. Sau đó, với mỗi vị trí công việc đặc thù, doanh nghiệp sẽ xác định và lựa chọn các mức độ kiến thức – kỹ năng – thái độ liên quan nhất để xây dựng từ điển năng lực cụ thể.

Quá trình phát triển

Từ điển năng lực là công cụ được ứng dụng từ những năm 90 của thế kỷ XX vào thực tiễn quản trị nhân sự thế giới và khoảng 10 năm gần đây ở Việt Nam. 

Doanh nghiệp giờ đây có thể sử dụng bộ từ điển năng lực mẫu của Hội đồng Anh – British Council, hay của Đại học Harvard. Hoặc cũng có thể lựa chọn những bộ từ điển năng lực chuẩn được mặc định dùng chung cho tất cả các doanh nghiệp. 

Lợi ích to lớn của từ điển năng lực

Việc xác định và xây dựng một bộ từ điển năng lực để đánh giá các vị trí chức danh, chuyên môn khác nhau là hết sức quan trọng.

Đối với doanh nghiệp:

  • Từ điển năng lực chính là phương thức để thúc đẩy hoàn thành mục tiêu chung dễ dàng hơn: Nhờ kết nối năng lực toàn bộ đội ngũ của công ty với mục tiêu và chiến lược phát triển của doanh nghiệp.
  • Khuyến khích, nâng cao hiệu suất làm việc: Từ điển năng lực truyền cảm hứng và động lực cho nhân viên qua cái nhìn sâu sắc về tầm nhìn và giá trị cốt lõi của công ty.
  • Hoạch định và quản trị nhân sự hiệu quả hơn: Trên cơ sở năng lực tiêu chuẩn, đánh giá cơ cấu chất lượng nhân sự hiện tại và xác định mục tiêu, kế hoạch phát triển – nâng cao năng lực cho đội ngũ thời gian kế tiếp. 
  • Căn cứ tuyển dụng đúng người: Xác định rõ tiêu chuẩn năng lực làm cơ sở đưa ra tiêu chí tuyển dụng. Đảm bảo chọn được những ứng viên sở hữu các năng lực mà công việc yêu cầu.
  • Cơ sở đánh giá: Từ điển năng lực lượng hóa các tiêu chí để đánh giá khách quan, trung thực về năng lực của nhân viên. Từ đó, doanh nghiệp có thể đưa ra một mức lương tưởng thưởng xứng đáng cho nhân viên – một trong những yếu tố giúp doanh nghiệp giữ đúng đối tượng.
See also  HAY Method - phương pháp đo lường giá trị công việc

Đối với người lao động:

  • Từ điển năng lực giúp họ chủ động hơn: Khuyến khích khả năng tự học hỏi và tập trung phát triển những kỹ năng cần thiết cho doanh nghiệp.
  • Giúp nhân viên quyết định tốt hơn: Thiết lập kỹ vọng rõ ràng cho nhân viên, làm cơ sở cho họ tự đưa ra các quyết định vươn lên mức độ năng lực cao hơn.
  • Giao tiếp ứng xử hiệu quả hơn: Tránh hiểu lầm do truyền thông nội bộ chưa  rõ ràng về kỳ vọng năng lực trong doanh nghiệp. Làm rõ hơn lộ trình phát triển của nhân viên.

Để xây dựng một từ điển năng lực đòi hỏi người làm nhân sự phải có một nền tảng kiến thức nhất định về quản trị và công nghệ trong kỷ nguyên 4.0. Đồng thời hiểu rõ tâm lý, hành vi của ứng viên cũng như có kinh nghiệm áp dụng các chuẩn năng lực. 

Quy trình này không hề dễ dàng, nhưng nếu có thể xây dựng thành công một bộ từ điển năng lực riêng cho doanh nghiệp, chắc chắn hiệu quả thu về sẽ vô cùng to lớn và xứng đáng.

Công ty Tư vấn Quản lý OCD

 

Tham khảo bài viết

Quản lý nhân sự 4.0: cơ hội lớn, thách thức lớn

Hướng dẫn xây dựng từ điển năng lực trên phần mềm digiiCAT

Khung năng lực là gì?