Google Analytics là một trong những phần mềm phân tích dữ liệu digital phổ biến nhất hiện nay. Đây là dịch vụ phân tích website miễn phí từ Google, cho phép doanh nghiệp theo dõi những dữ liệu chuyên sâu về khách hàng truy cập website. Google Analytics cung cấp nhiều thông tin giá trị, giúp nhà quản lý xây dựng chiến lược thành công cho doanh nghiệp mình.
Giờ đây, hầu hết các doanh nghiệp đều có website riêng giới thiệu dịch vụ và sản phẩm. Do đó để tối ưu được hiệu suất công việc trên các nền tảng số, việc hiểu rõ cấu trúc bên trong của website để nắm bắt được mức độ hoàn thành mục tiêu trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.
Với Google Analytics, nhà quản lý có thể dễ dàng theo dõi những thông số như: thời điểm khách hàng truy cập website, khách hàng ở lại website trong bao lâu và tất cả các trang dẫn trên website của bạn mà khách hàng đã truy cập.
Dù website doanh nghiệp bạn có đang thuộc loại hình nào: thương mại điện tử hay blog thông tin thì dữ liệu về hành vi khách hàng chắc chắn sẽ cải thiện hiệu suất cho website.
Dưới đây là 10 lý do tại sao nhà quản lý nên sử dụng Google Analytics để hiểu sâu hơn về webiste của bạn và chân dung các khách hàng truy cập:
Table of Contents
ToggleGoogle Analytics là công cụ hoàn toàn miễn phí, doanh nghiệp không phải trả bất kỳ chi phí nào cho những dữ liệu chính xác và hữu ích này. Với Google Analytics, bạn không những được cung cấp các thông tin và số liệu quan trọng mà còn có những khuyến cáo giúp tối ưu và cải thiện hiệu suất website.
Khi sử dụng Google Analytics, nhà quản lý sẽ không cần phải mất công nhập liệu hay sắp xếp dữ liệu vào các công cụ trung gian khác như Google Docs hay bảng tính Google Spreadsheets. Người sử dụng chỉ đơn giản là đăng ký một tài khoản trên Google Analytics sau đó nhập code để kết nối giữa Google Analytics với website doanh nghiệp. Sau đó, Google Analytics sẽ tự động thu thập dữ liệu và tạo báo cáo gần như ngay lập tức thể hiện mức độ tối ưu và hiệu suất của website. Với tính năng này, nhà quản lý tiết kiệm được cả thời gian và công sức nhân sự, đồng thời vẫn có cái nhìn tổng quan và nhanh chóng có hướng điều chỉnh chiến lược tốt nhất để phù hợp với tình hình hiện tại của doanh nghiệp.
Trong Google Analytics, người dùng có thể tuỳ chỉnh chon một hoặc nhiều báo cáo do Google Analytics đã tạo sẵn dựa trên dữ liệu thu thập từ website. Hơn nữa, bạn cũng có thể dễ dàng tự tạo các báo cáo tuỳ chỉnh chỉ bằng những thao tác đơn giản như kéo và thả. Bạn có thể chọn số liệu, đơn vị đo lường và quyết định cách hiển thị dữ liệu này trên báo cáo.
Các bước để tạo một báo cáo tuỳ chỉnh:
Bước 1: Đăng nhập vào Google Analytics
Bước 2: Điều hướng đến chế độ xem của bạn
Bước 3: Nhấp vào Tùy chỉnh (Customization) và sau đó chọn Báo cáo (Reports) từ menu thả xuống
Bước 4: Nhấp vào Tùy chỉnh > + Báo cáo tùy chỉnh mới (Customization > + New Custom Report)
Bước 5: Nhập Tiêu đề (Title)
Bước 6: Nhấp vào +Thêm tab Báo cáo (Add a Report Tab) (Tùy chọn)
Bước 7: Chọn loại báo cáo: Explorer, Flat Table hoặc Map Overlay
Bước 8: Xác định kích thước và số liệu của bạn
Bước 9: Nhấp vào + Bộ lọc để giới hạn báo cáo theo các kích thước cụ thể (Tùy chọn)
Bước 10: Chọn nơi báo cáo sẽ xuất hiện. Sử dụng menu thả xuống để chọn các chế độ xem cụ thể hoặc chọn Tất cả các chế độ xem được liên kết với tài khoản này (All views associated with this account) để cho phép báo cáo này trên tất cả các chế độ xem bạn có quyền truy cập.
Bước 11: Nhấp vào Lưu (Save)
Cũng giống như tất cả các dịch vụ khác của Google, Google Analytics được trình bày với một giao diện rõ ràng và dễ sử dụng. Người dùng dễ dàng sử dụng trên máy tính/laptop, cả smartphone và máy tính bảng cũng được hỗ trợ tốt với các ứng dụng cài đặt trên Google Play Store.
Google Analytics cũng có sự tích hợp mạnh mẽ với Google AdWords. Khi liên kết tài khoản AdWords với Analytics, về cơ bản, người dùng đang tích hợp hai công cụ và cho phép chúng hoạt động cùng nhau. Đây là yếu tố then chốt cung cấp thông tin cần thiết và quan trọng cho sự thành công của các Chiến dịch AdWords của bạn.
Do tính năng dễ dàng tích hợp với đa nền tảng, bạn có thể sử dụng Google Analytics để phân tích nhiều nguồn dữ liệu trên các sản phẩm tương thích khác của Google như Google AdWords và Google Search Console.
Những dữ liệu trong website nội bộ thể hiện những gì khách hàng tiềm năng đang tìm kiếm khi truy cập website của bạn. Bằng cách thấu hiểu tâm lý và đáp ứng đúng nhu cầu tìm kiếm của khách hàng tiềm năng, bạn có thể tìm thấy cơ hội tăng trưởng trong tương lai cho doanh nghiệp mình.
Chỉ với một nút tuỳ chỉnh, Google Analytics cho phép bạn có thể theo dõi các dữ liệu tìm kiếm này. Từ đó, triển khai các thay đổi hoặc bổ sung cần thiết để tối ưu website.
Tỷ lệ rời trang (bounce rate) là một trong những chỉ số quan trọng nhất thể hiện tỷ lệ khách truy cập rời khỏi trang web của bạn sau khi chỉ truy cập một hoặc nhiều trang. Tỉ lệ này càng thấp càng chứng tỏ website có hiệu suất càng tốt. Không hiếm thấy nhiều website có lượng traffic lớn nhưng không tỷ lệ chuyển đổi rất thấp, điều này có nghĩa là khách hàng đã truy cập đang đến trang web của bạn nhưng không tìm thấy những gì họ cần. Điều này dẫn đến tỷ lệ rời trang (bounce rate) cao.
Google Analytics đồng thời cũng cung cấp báo cáo chi tiết về một số nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng tỷ lệ này cao ở website như: website chưa được tối ưu hoá đúng cách hoặc thông tin/ thiết kế không đủ hấp dẫn để khách hàng tiếp tục sử dụng.
Do đó, với báo cáo chi tiết về tỷ lệ rời trang từ Google Analytics, bạn có thể tìm ra những cách thức và công cụ để giảm tỷ lệ rời trang của website của bạn.
Với Google Analytics, bạn có thể xác định được kênh tạo ra lượng truy cập nhiều nhất cho website và thông tin khách hàng từ nhiều nguồn khác nhau như độ tuổi, giới tính, sở thích, thiết bị và vị trí. Nó cũng cung cấp cho bạn dữ liệu về cách khách hàng truy cập được điều hướng đến trang web của bạn.
(i) Tuổi: Đây là một trong những chỉ số hữu ích nhất. Biết độ tuổi trung bình của đối tượng truy cập website, bạn có thể giúp bạn tối ưu hóa trang web bẳng cách điều chỉnh nội dung, thiết kế cho phù hợp nhất với đối tượng muốn nhắm đến.
(ii) Giới tính: Mỗi giới tính có sở thích, cách giao tiếp và hành vi tiêu dùng khác nhau. Nắm được tỷ trọng giới tính giúp doanh nghiệp mô tả được chính xác đối tượng khách hàng.
(iii) Sở thích: Với Google Analytics, bạn có thể hiểu rất rõ sở thích của đối tượng và có thể tối ưu hóa trang web của mình cho phù hợp với sở thích của họ.
(iv) Thiết bị: Google Analytics cũng cung cấp cho bạn chế độ xem đối tượng đang truy cập được hiển thị trên loại thiết bị nào. Với thông tin này, bạn có thể giúp trang web của mình phản hồi nhanh hơn đối với các thiết bị khác nhau.
Không chỉ thế, với Google Analytics, bạn còn có thể nắm được thông tin về loại smartphone hoặc máy tính bảng mà người dùng sử dụng.
(v) Địa điểm: Hiểu được khách hàng đến từ đâu giúp nhà quản lý xây dựng chiến lược marketing theo vị trí thực tế của khách hàng tiềm năng.
Tính năng định vị địa lý của Google Analytics không chỉ cung cấp thông tin về quốc gia nơi khách truy cập mà có thể chi tiết đến thành phố nơi họ sống và ngôn ngữ họ đang sử dụng.
Mạng xã hội là một cách tuyệt vời để tăng lưu lượng truy cập và thu hút khách hàng tiềm năng.
Với Google Analytics, bạn có quyền truy cập để tìm hiểu điều gì thu hút sự chú ý của người dùng và sau đó đặt quảng cáo phù hợp. Để xác định được mạng xã hội nào mang lại hiệu quả nhất tới khách hàng, bạn cần đặt riêng một khoản ngân sách đủ lớn cho việc chạy quảng cáo.
Ví dụ: Nếu bạn thấy lượng lớn khách hàng đến từ Facebook và lượng truy cập không đáng kể từ Twitter, bạn có thể đặt thêm ngân sách cho Facebook và cắt bớt ngân sách dành cho Twitter để có được nhiều khách hàng hơn.
Với Google Analytics, bạn có thể đánh giá hiệu suất của tất cả các nền tảng mạng xã hội mà doanh nghiệp đang sử dụng. Bạn cũng có thể kiểm tra lượng chuyển đổi của mỗi nền tảng mạng xã hội mang lại, lưu lượng truy và số lượng người dùng đang nói về sản phẩm và doanh nghiệp của bạn.
“Content is the king!” (Nội dung là quan trọng nhất!). Việc truyền tải thông điệp từ doanh nghiệp đến khách hàng luôn là ưu tiên hàng đầu và nếu nội dung tốt có thể gây sự chú ý trong cộng đồng và tăng lượng truy cập đến website doanh nghiệp.
Nội dung tốt là một trong những cách tốt nhất để tiếp cận với khách hàng, Đây là lý do tại sao rất nhiều doanh nghiệp tạo ra những blog, infographics và chia sẻ slide để có thể mang lại nhiều giá trị hơn cho khách hàng.
Google Analytics giúp nhà quản lý theo dõi mức độ quan tâm của khách hàng đến các nội dung doanh nghiệp tạo ra: lượt xem, chia sẻ, tương tác, bình luận,… Với dữ liệu này, nhà quản lý có thể nâng cao chất lượng các blog được xem hàng đầu để thu hút khách hàng một cách hiệu quả hơn.
Google Analytics phân tích số lượt xem trang mà mỗi bài đăng trên blog của bạn nhận được. Bạn có thể tối ưu lại các bài viết đạt top để tạo thêm lưu lượng truy cập.
Các mục tiêu trong Google Analytics giúp nhà quản lý theo dõi và kiểm soát quá trình website doanh nghiệp phát triển với nhiều loại mục tiêu khác nhau như: số lượng đơn hàng, đăng ký thông tin tư vấn, đăng ký nhận bản tin hay lượt tải các tài liệu, ebook…
Nếu một khách hàng mới truy cập đến trang Landing page của bạn và để lại thông tin, gồm cả địa chỉ email. Vậy là khách hàng đó vừa hoàn thành một mục tiêu do bạn thiết lập. Việc này giúp bạn xác định tỷ lệ chuyển đổi từ đối tượng truyền thông thành khách hàng, qua đó tăng tỷ lệ thành công cho doanh nghiệp.
Google Analytics có thể mang tới thành công cho doanh nghiệp nếu nhà quản lý biết sử dụng đúng cách và hiệu quả. Nó cung cấp các dữ liệu phân tích giá trị trợ giúp cho việc cải thiện hiệu suất của trang web và tăng tỷ lệ chuyển đổi. Mặc dù hiện tại đã có rất nhiều công cụ giúp doanh nghiệp tìm hiểu và phân tích website nhưng với lợi thế miễn phí và giao diện dễ sử dụng thì Google Analytics vẫn luôn là giải pháp hàng đầu cho việc phân tích và quản lý websie của bạn.
Nguồn: https://medium.com/@dineshsem/10-good-reasons-why-you-should-use-google-analytics-699f10194834
Công ty Giải pháp Công nghệ OOC tổng hợp và lược dịch
Đọc thêm: Google đã triển khai OKR như thế nào?