Top 10 hàm Excel phổ biến

Khóa học KPI cho công ty dịch vụ dầu khí
Khóa học KPI cho công ty dịch vụ dầu khí – PTSC Thanh Hóa
13 March, 2023
Hướng dẫn chuyển file PDF thành Word
Chuyển file PDF sang Word trực tuyến liền mạch: Hướng dẫn từng bước
24 March, 2023
Show all
Top 10 hàm toán học trong Excel

Top 10 hàm toán học trong Excel

Rate this post

Last updated on 29 March, 2023

1. Hàm Excel ABS

Mô tả: Hàm này lấy giá tị tuyệt đối của một số và cho kết quả tại ô hiện hành.
Cú pháp: =ABS(Number)

Giải thích:
– Number: Là số hay địa chỉ ô cần lấy giá trị tuyệt đối.
Ví dụ:

Hàm ABS

Công thức ABS

2. Hàm Excel CEILING

Mô tả: Làm tròn một số theo hướng tăng đến số gần nhất hay một bội số gần nhất của một số có nghĩa.
Cú pháp: =CEILING (Number, Significance)
Giải thích:
– Number: Là giá trị số (tham chiếu ô chứa số hay công thức trả về số) muốn làm tròn.
– Significance: Là giá trị bội số mà muốn làm tròn.
Ví dụ:

Hàm CEILING

Công thức CEILING

3. Hàm Excel EVEN

Mô tả: Làm tròn lên số nguyên chẵn gần nhất.
Cú pháp: =EVEN(Number)
Giải thích:
– Number: Là giá trị số muốn làm tròn.
Ví dụ:

Hàm EVEN

Công thức EVEN

4. Hàm FACT

Mô tả: Tính giai thừa của một số.
Cú pháp: =FACT(Number)
Giải thích:
– Number: Là số cần tính giai thừa.
Ví dụ:

Hàm FACT

Công thức FACT

5. Hàm FLOOR

Mô tả: Làm tròn xuống bội số đã cho gần nhất và tiến đến 0
Cú pháp: =FLOOR(Number, Significance)
Giải thích:
– Number: Là số muốn làm tròn.
– Significance: Là bội số muốn làm tròn đến.
Ví dụ:

Hàm FLOOR

Công thức FLOOR

6. Hàm INT

Mô tả: Trả về giá trị là phần nguyên của một số thực và nó làm tròn xuống của số thực đó.
Cú pháp: =INT(Number)
Giải thích:

– Number: Là số cần làm tròn.
Ví dụ:

Hàm INT

Công thức INT

7. Hàm MOD

Mô tả: Trả về phần dư của phép chia. Phần dư có cùng dấu với số chia.
Cú pháp: =MOD(Number, Divisor)
Giải thích:
– Number: Số bị chia.
– Divior: Số chia (phải khác 0, nếu là số 0 Excel báo lỗi).
Ví dụ:

Hàm MOD

Công thức MOD

8. Hàm SQRT

Mô tả: Tính căn bậc hai của một số dương.
Cú pháp: =SQRT(Number)
Giải thích:
– Number: Là số dương lớn hơn 0 cần tính căn bậc hai, nếu số này là số âm hàm trả về lỗi.
Ví dụ:

Hàm SQRT

Công thức SQRT

9. Hàm SUM

Mô tả: Trả về tổng của một chuỗi số.
Cú pháp: =SUM(Number1, Number2,…)
Giải thích:
– Number1, Number2,… có thể là những giá trị số, công thức, địa chỉ ô hay dãy ô…trong hàm này có thể lấy tới 30 đối số.
Ví dụ:

Hàm SUM

Công thức SUM

10. Hàm SUMIF

Mô tả: Trả về một giá trị là tổng của một dãy ô trong hàm thoả điều kiện.
Cú pháp: =SUMIF(Range, Criteria, Sum_range)
Giải thích:
– Range: Là dãy ô để thực hiện việc kiểm tra theo tiêu chuẩn nào đó.
– Criteria: Là một số, biểu thức hay chuỗi để xác định cái nào cần tính tổng và đối này dựa trên đối Range để kiểm tra.
– Sum_range: Dãy ô được tính tổng.
Ví dụ:

Hàm SUMIF

Công thức SUMIF

Đọc thêm: TOP 5 phần mềm tính lương cho doanh nghiệp