Last updated on 4 December, 2023
Từ ngày 1/8/2022, các phương tiện lưu thông trên các tuyến cao tốc ở Việt Nam bắt buộc phải dán thẻ thu phí tự động không dừng. Hình thức này có nhiều lợi ích như rút ngắn thời gian chờ đợi, tăng năng suất vận tải, giảm ùn tắc giao thông,… Tuy nhiên, nhiều tài xế vẫn chưa hiểu rõ về cách thức hoạt động, sử dụng và đăng ký của hình thức thu phí này. OCD sẽ cung cấp những thông tin cần thiết để bạn đọc hiểu rõ về thu phí tự động không dừng qua bài viết dưới đây.
Table of Contents
ToggleThu phí tự động không dừng (ETC là từ viết tắt của Electronic Toll Collection) là hình thức thu phí cho phép phương tiện lưu thông qua các trạm thu phí mà không cần dừng lại để trả tiền. Bằng cách dán thẻ RFID (Radio Frequency Identification) lên kính chắn gió hoặc cốp xe phương tiện. Khi phương tiện đi qua làn thu phí ETC, hệ thống sẽ tự động nhận diện thẻ và trừ tiền trong tài khoản giao thông của chủ phương tiện.
Nguyên tắc hoạt động: Khi xe đi vào làn thu phí tự động không dừng ETC. Hệ thống nhận diện tự động được đặt hai bên sẽ kích hoạt để đọc mã số định danh trên thẻ giao thông và kiểm tra. Nếu thông tin hợp lệ và tài khoản giao thông đủ tiền thanh toán, hệ thống sẽ tự động trừ tiền và gửi thông báo đến cho chủ phương tiện.
Hiện này có hai loại thẻ thu phí tự động không dừng ở Việt Nam là thẻ e-Tag của VETC và thẻ ePass của VDTC. Tùy vào nhu cầu di chuyển, chủ xe có thể dán một trong hai loại thẻ này lên xe, liên kết với tài khoản giao thông để lưu thông qua các trạm thu phí có làn ETC.
Thẻ thu phí tự động E-tag của VETC và ePass của VDT đều có tác dụng như nhau với sự chính xác cao và thời gian nhanh chóng. Đó là hỗ trợ phương tiện lưu thông qua trạm ETC mà không cần dừng lại để trả tiền. Cả hai loại thẻ này đều sử dụng công nghệ RFID để nhận diện phương tiện và trừ tiền trong tài khoản giao thông của chủ phương tiện.
Thẻ thu phí tự động E-tag của VETC và ePass của VDT đều được kết nối với nhau, do đó các phương tiện có thể đi qua các trạm thu phí tự động khác nhau, bất kể loại thẻ nào được dán trên xe.
Loại thẻ | E-tag của VETC | ePass của VDT |
Đơn vị cung cấp | Công ty TNHH Thu phí tự động VETC từ năm 2015 (Chiếm 70% tổng số trạm có làn ETC trên toàn quốc). | Công ty cổ phần Giao thông số Việt Nam (VDTC) thuộc Tập đoàn Viễn thông quân đội Viettel. Từ cuối tháng 12/2020. |
Cách đăng ký | Cách 1: Đăng ký Trực tiếp – Trung tâm đăng kiểm. – Trạm thu phí của VETC. – Đại lý của VETC. Cách 2: Đăng ký Online – Qua app VETC trên điện thoại di động – Qua website: | Cách 1: Đăng ký Trực tiếp – Viettel Post, Viettel Store. – Điểm dán thẻ lưu động. – Trạm thu phí do VDTC quản lý. – Trạm đăng kiểm xe cơ giới liên kết. Cách 2: Đăng ký Online – Qua app ePass trên điện thoại di động. – Qua website: https://epass-vdtc.com.vn/ |
Chi phí dán thẻ | – Dán thẻ miễn phí cho khách hàng lần đầu đăng ký và kích hoạt tài khoản. – Phí dán thẻ từ lần thứ 2 trở đi là 120.000VNĐ/thẻ. | – Không hỗ trợ dán thẻ miễn phí cho khách hàng lần đầu đăng ký. – Phí dán thẻ là 120.000 đồng/thẻ. |
Phương thức thanh toán | Nạp tiền mặt trực tiếp: – Tại các trạm thu phí – Tung tâm đăng kiểm xe cơ giới có liên kết – Các quầy giao dịch của các ví điện tử Momo, Vimo, Payoo,… Thanh toán online: Chuyển khoản, sử dụng app VETC trên điện thoại di động, nạp tiền qua các ví điện tử. | Nạp tiền mặt trực tiếp: Tại các điểm giao dịch ePass trên toàn quốc.
Thanh toán online: Đa dạng hơn bao gồm chuyển khoản và thẻ tín dụng liên kết với hơn 40 ngân hàng; ví điện tử hoặc trừ thẳng qua ví điện tử của Viettel. |
Từ những phân tích trên, có thể thấy thẻ của E-tag của VETC có ưu điểm là dễ dàng đăng ký và dán thẻ hơn, đồng thời có phí dịch vụ thấp hơn thẻ ePass. Tuy nhiên còn tùy vào nhu cầu và điều kiện của mỗi người mà các tài xế có thể chọn cho mình loại thẻ phù hợp.
Khi đi đăng ký mở tài khoản thẻ dán thẻ thu phí tự động không dừng. Cần chuẩn bị các giấy tờ có sẵn sau:
Khách hàng cá nhân:
Khách hàng doanh nghiệp:
Cơ quan hoặc Đơn vị hành chính sự nghiệp
Với tệp khách hàng này, khi đăng ký dán thẻ thu phí tự động không dừng ETC cho nhiều xe. Cần cung cấp danh sách số lượng xe đề nghị dán thẻ (bản gốc có xác nhận của doanh nghiệp/tổ chức).
*Lưu ý:
Để sử dụng hình thức thu phí tự động không dừng. Chủ phương tiện cần dán thẻ định danh trên kính chắn gió hoặc đèn xe. Cách dán thẻ tại hai vị trí này cụ thể như sau:
Bước 1: Vệ sinh sạch sẽ vị trí thẻ ở kính chắn gió. Dùng nước và khăn mềm làm sạch, lau sạch bụi bặm và khô bề mặt kính chắn gió.
Bước 2: Sử dụng thước đo để hỗ trợ xác định vị trí dán tốt nhất. Để cách mặt kính từ 15-20cm và vị trí dán thẻ cách mép phải của kính 5 cm và cách mép dưới của kính lên 10 cm.
Bước 3: Lấy thẻ ra khỏi vỏ, xoay mặt thẻ sao cho mặt có chip hướng lên trên.
Bước 4: Bóc lớp keo dính từ phía góc thẻ một cách nhẹ nhàng. Vừa dán vừa miết nhẹ và đều tay. Để đảm bảo độ kết dính hoàn toàn và không còn không khí bên trong.
Bước 1: Vệ sinh vị trí dán thẻ. Dùng nước và khăn mềm để làm sạch bụi bẩn và lau khô bề mặt đèn xe.
Bước 2: Xác định vị trí dán thẻ. Vị trí dán thẻ tối ưu nhất là ở phía tay phải chỗ ngồi của lái xe, phần chính đầu xe và tránh nằm ra mép xe. Thêm nữa, nếu để gần vị trí kim loại thì hệ thống sẽ nhận diện kém. Cách tối ưu nhất là ở giữa đèn xe để đảm bảo khoảng cách với các vị trí kim loại của vỏ xe giúp hệ thống tại trạm thu phí ETC nhận diện chuẩn và chính xác nhất.
Bước 3: Lấy thẻ ra khỏi vỏ, xoay mặt thẻ sao cho mặt có chip hướng lên trên.
Bước 4: Nhẹ nhàng bóc lớp keo kính từ phía góc thẻ. Sau đó dán thẻ lên kính và miết nhẹ đều tay để đảm bảo sự kết dính và loại bỏ phần không khí bên trong.
Tuy nhiên để đảm bảo thẻ hoạt động ổn định nhất. Người tài xế nên liên hệ với nhân viên của đơn vị dịch vụ cung cấp thẻ ETC mà đăng ký trước đó để dán thẻ. Tránh trường hợp tự dán làm hư hỏng và sai lệch vị trí dán. Khiến thẻ không phát huy tác dụng được khi qua trạm thu phí tự động không dừng.
Để đảm bảo an toàn và thuận lợi khi lái xe di chuyển qua trạm ETC, chủ phương tiện cần lưu ý những điều sau:
Theo quy định tại điểm c khoản 4 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, sửa đổi bổ sung bởi Nghị định Nghị định 123/2021/NĐ-CP, hành vi ô tô đi vào làn thu phí ETC sẽ bị xử phạt hành chính. Cụ thể, quy định như sau:
Nếu số tiền trong thẻ không đủ hoặc nhỏ hơn hạn mức quy định một lần giao dịch qua trạm. Chủ phương tiện sẽ không thể đi qua làn thu phí ETC và bị phạt vì vi phạm quy định khi cố tình đi vào không dừng.
Chủ phương tiện cần giữ khoảng cách an toàn với xe phía trước tối thiểu 15m. Đi với vận tốc xe dưới 40 km/h. Giúp hệ thống đọc được mã số đinh danh trên xe một cách chuẩn xác nhất. Đồng thời chú ý luôn chuẩn bị chân phanh đề phòng trường hợp thanh chắn chưa kịp mở lên để tránh va chạm đáng tiếc.
Thẻ ETC sau khi đã dán lên xe tuyệt đối không được bóc thẻ ra khỏi vị trí. Bởi nếu bóc ra sẽ bị hư hạ và vô hiệu hóa không sử dụng được. Chủ phương tiện sẽ phải mất tiền để dán thẻ mới.
Các phương tiện khi đi qua trạm ETC cần tuân thủ đúng theo quy định: Làm theo hướng dẫn của nhân viên điều hành tuân thủ biển báo, biển chỉ dẫn, đèn tín hiệu và quan sát thanh chắn. Nhằm giúp quá trình thu phí diễn ra nhanh chóng, thuận lợi và an toàn.
Để hệ thống đọc được mã số đinh danh trên xe dễ dàng và chuẩn xác hơn, cần dán thể ETC ở vị trí không bị chê khuất bởi film dán kính cách nhiệt. Do hệ thống máy đọc với các bức xạ quét mã chuyên dụng khó có thể xuyên qua lớp film cách nhiệt này.
Thu phí tự động không dừng ETC là một giải pháp hiện đại và hiệu quả. Việc triển khai hoạt động thu phí tự động không dừng mang lại nhiều lợi ích cho người tham gia giao thông và cơ quan quản lý giao thông. Mong rằng bài viết trên sẽ giúp chủ phương tiện nắm rõ được các quy định và lưu ý khi sử dụng thẻ ETC để việc sử dụng thẻ được thuận lợi và hiệu quả.
——————————-
Công ty Tư vấn Quản lý OCD (OCD Management Consulting Co) là một trong những đơn vị tư vấn quản lý hàng đầu Việt Nam với tính chuyên nghiệp, thực tiễn và chất lượng cao.
Thông tin chính thức về OCD được cập nhật tại website: https://ocd.vn
Fanpage chính thức của OCD vui lòng truy cập: https://facebook.com/OCDConsulting
Liên hệ nhanh Hotline/Zalo: 0886595688 hoặc gửi email đến: ocd@ocd.vn
You must be logged in to post a comment.