Marketing nội bộ là gì? Tại sao Marketing nội bộ mang lại hiệu quả tích cực hơn công tác truyền thông nhân viên cổ điển? Hãy cùng OOC tìm hiểu top 6 phương pháp marketing nội bộ hiệu quả nhất hiện nay.
Table of Contents
ToggleMarketing nội bộ trong tiếng Anh gọi là Internal Marketing. Marketing nội bộ là việc nhà quản trị marketing phát triển một chiến lược marketing dài hạn nhằm hướng tới nhóm đối tượng mục tiêu là nhân viên nội bộ trong doanh nghiệp. Chiến dịch này có sự tương đồng và phù hợp với chương trình marketing nhắm tới thị trường bên ngoài gồm các khách hàng và các đối thủ cạnh tranh của công ty.
“Văn hóa doanh nghiệp là những niềm tin, thái độ và giá trị tồn tại phổ biến và tương đối ổn định trong doanh nghiệp” – Williams,A, Dobson, P&Walter, M)
Văn hóa doanh nghiệp giống như tính cách và đời sống tinh thần của con người, ảnh hưởng đến lối sống, hành vi của mỗi nhân viên trong doanh nghiệp. Xây dựng văn hóa công ty quyết định sự thành bại và tồn tại lâu dài của mỗi doanh nghiệp. Chính vì thế, Marketing nội bộ nhằm hướng tới mục tiêu: tạo dựng một nền văn hóa nội bộ riêng biệt cho mỗi tổ chức. Trong đó, mỗi thành viên trong doanh nghiệp sẽ là một hình ảnh thu nhỏ của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp xây dựng được hệ thống văn hóa xuyên suốt, tất cả mọi người cũng dõi theo, gắn kết dựa trên những nền tảng cơ bản sẽ dễ dàng tạo dựng tiếng nói chung.
Người làm marketing nội bộ là đầu mối thông tin của mỗi doanh nghiệp, tổ chức. Khối lượng thông tin mỗi ngày của các tổ chức, doanh nghiệp là vô cùng nhiều. Chính vì thế, Marketing nội bộ giúp kết nối lãnh đạo và nhân viên, để thông tin được truyền tải nhiều chiều.
Marketing nội bộ giúp bản thân lãnh đạo nắm được tình hình hoạt động bên dưới, những suy nghĩ, chia sẻ của nhân viên. Cấp dưới có cơ hội được lắng nghe, giải đáp thắc mắc và thấy tiếng nói của mình có sức nặng và những cố gắng của mình được công nhận, giúp thúc đẩy phát triển những giá trị tích cực, làm giảm bớt tiêu cực và các thông tin chưa rõ ràng.
Không thể phủ nhận phần lớn mọi người làm vì tiền lương, thưởng. Tuy nhiên, để có thể thực sự giữ chân nhân sự và giúp họ gắn kết, cống hiến hơn nữa cho tổ chức thì lương, thương không phải là yếu tố duy nhất.
Trong một thị trường đang ngày càng có sự cạnh tranh về tiền lương giữa các tổ chức, doanh nghiệp, thì môi trường làm việc thân thiện, gắn bó giữa các cá nhân lại trở thành điểm cộng để nhân viên quyết định gắn bó với công ty thay vì đầu quân sang đơn vị khác. Chú trọng xây dựng văn hóa doanh nghiệp cũng cho thấy việc doanh nghiệp đó đang thực sự coi trọng nhân viên của mình
Một khái niệm nổi tiếng về Marketing nội bộ, đặc biệt là với doanh nghiệp làm dịch vụ, đó là” Mỗi khách hàng không chỉ trải nghiệm sản phẩm/dịch vụ của công ty dựa trên giá trị vật chất, mà còn ở chính người truyền tải sản phẩm/dịch vụ đó”. Mỗi nhân viên của công ty – khi tương tác với khách hàng – đều sẽ làm tăng hoặc giảm giá trị của sản phẩm/dịch vụ cung cấp.
Bởi vậy, nếu công ty làm tốt việc truyền thông giá trị sản phẩm và văn hóa doanh nghiệp đến mỗi nhân viên, bản thân nhân viên đó sẽ trở thành một marketer giúp truyền thông doanh nghiệp một cách chân thực nhất.
Câu chuyện của Apple là một điển hình. Văn hóa doanh nghiệp họ đưa ra là sự đổi mới, độc đáo và chuyên môn. Để quảng bá văn hóa này, ngay những khâu chọn lọc ứng viên và đào tạo ban đầu được Apple thực hiện vô cùng kỹ càng để đảm bảo mọi nhân viên – đặc biệt là những người làm việc trực tiếp với khách hàng – thể hiện chính xác hình ảnh doanh nghiệp. Mỗi khách hàng khi đến Apple Store đều biết rằng nhân viên bán hàng là những chuyên gia về sản phẩm của họ và luôn có phản hồi tốt về công ty.
Nhiều công ty không nhận ra rằng, bên cạnh các chiến lược tiếp thị bên ngoài,thì các chiến lược marketing nội bộ quyết định mức độ thành công của doanh nghiệp. Mỗi năm, nhóm marketing nội bộ nên xây dựng chiến lược phát triển cho doanh nghiệp cụ thể như nhiệm vụ hay tầm nhìn là gì? Kiểu văn hóa mà doanh nghiệp muốn có? Làm thế nào để tất cả mọi người trong doanh nghiệp có thể giao tiếp với nhau? Những chương trình đào tạo và phát triển nhân sự?
Văn hóa là những nét đặc trưng của một tổ chức. Mỗi tổ chức sẽ có những nét văn hóa khác nhau, tượng trưng có cách thức mà doanh nghiệp hoạt động hằng ngày. Văn hóa doanh nghiệp không nhất thiết phải độc nhất nhưng phải dễ hiểu và dễ thực hiện. Hãy lưu ý, muốn xây dựng một chiến lược marketing nội bộ hiệu quả, hãy đảm bảo mọi người đều có thể “follow” trong tâm trạng thoải mái nhất.
Không ai là hoàn hảo. Vì vậy, không nên mong đợi mọi người trong doanh nghiệp hay những nhóm làm việc phải hoàn hảo. Điều này có thể tạo áp lực cho mọi người khi làm việc. Bất kỳ ai cũng có thể phạm sai lầm, ngay cả những nhân viên ưu tú nhất. Do đó, sai lầm không phải là vấn đề. Quan trọng là họ làm gì để sửa chữa những sai lầm đó.
Giao tiếp là cách để mọi người xích lại gần nhau hơn, ngay cả trong đời sống lẫn công việc. Văn hóa nội bộ tốt đến mấy nhưng mọi người không tương tác, trao đổi hay chia sẻ thì văn hóa nội bộ không thể phát huy mọi chức năng của nó. Chính vì thế, đây có thể cũng là vấn đề của mỗi nhân sự. Hãy đi làm với một tâm trạng cởi mở. Bạn sẽ thấy mọi vấn đề trở nên dễ dàng hơn khi có sự kết nối giữa người với người.
Khi doanh nghiệp của bạn cung cấp các dịch vụ như tư vấn, IT hay xây dựng thì đa phần nhân sự là những người bị cuốn theo công việc. Khác với những công việc mang tính sáng tạo, họ thường là những người nghiêm túc hoặc bị công việc chiếm hết những thời gian trong ngày. Do đó, marketing nội bộ hãy tạo một bầu không khí vui vẻ, thoải mái. Hãy để những ngày làm việc trở thành niềm vui trong cuộc sống hằng ngày của họ.
Lãnh đạo có thể trao đổi với nhân viên mọi vấn đề ngay cả khi họ không mặt tại văn phòng bằng các ứng dụng chat hoặc gọi video trực tuyến như: Facebook, Skype,… Đây còn được gọi là phương thức truyền thông xuyên khoảng. Điều này vừa tiết kiệm chi phí truyền thông mà vẫn đảm bảo sự kết nối giữa mọi người.
Mạng xã hội được xem là công cụ hiện đại nhất, tối ưu nhất và tiết kiệm nhất khi các nhân viên muốn trao đổi công việc bất cứ nơi đâu, khi nào. Những phần mềm như Workplace, Messenger hay Slack đều mang nhiều tính năng hỗ trợ tối đa cho việc quản lý hiệu suất công việc, giúp tăng tương tác giữa các nhân viên và minh bạch hóa mọi thông tin.
Các Marketers nội bộ cũng có thể tận dụng mạng xã hội bằng cách gửi lời chúc mừng sinh nhật đến nhân viên, gửi lời chúc ngày 8/3, ngày 20/10 đến nhân viên nữ, gửi lời mời dự tiệc của công ty, thông báo lương tháng,… những hạng mục không thể thiếu trong quá trình chăm sóc nhân viên.
Không phải khi nào nhân viên của bạn cũng ngồi ở văn phòng hoặc đến công ty cả ngày cuối tuần. Đôi khi họ cũng phải đi công tác ra ngoài gặp khách hàng. Vì thế hãy đảm bảo cổng thông tin doanh nghiệp có thể truy cập được cả trên smartphone để nhân viên nhận ngay được thông tin khi có sự kiện mới. Hiện nay, có 3 cách gửi thông tin đến nhân viên là trang Fanpage, Website doanh nghiệp và tin nhắn SMS. Đội ngũ truyền thông cũng cần cập nhật thông tin phong phú thường xuyên, tránh để “mốc meo” không nhân viên nào của công ty muốn nhòm ngó.
Bằng hình ảnh và âm thanh thực tế sống động lôi cuốn người xem, video là phương thức tiếp cận nhân viên tốt nhất. Các nhà truyền thông nội bộ thường tận dụng cách này như thể chiếu phim cho nhân viên xem, giúp họ có nhiều động lực sau những giờ làm việc mệt mỏi.
Video có thể là những đoạn ghi hình ngắn văn hóa công ty, phỏng vấn CEO hoặc một chuyến du lịch vừa qua của nhân viên, cận cảnh công việc thường ngày trong văn phòng,… kèm bài nhạc dạo giúp người nghe có thêm năng lượng làm việc. Không khó để nhân viên Marketing có thể thiết kế được một vài video như vậy.
Các chuyến du lịch, nghỉ mát, hoạt động ngoại khóa của công ty luôn là dịp được nhân viên mong chờ nhất. Tổ chức sự kiện sẽ là thời điểm lý tưởng để các nhân viên trao đổi thông tin, tăng thêm phần gắn bó. Qua đó, họ dễ dàng hiểu nhau hơn, cả về đời sống lẫn công việc hằng ngày.
Nguồn: Công ty Giải pháp Công nghệ OOC
Đọc thêm: 10 xu hướng truyền thông nội bộ doanh nghiệp 2019 (P1)
You must be logged in to post a comment.