Tập hợp những điều ứng viên nên hỏi khi phỏng vấn xin việc

Quản trị nhân lực là gì
Quản trị nhân lực là gì
10 October, 2019
Quản trị nhân sự trong doanh nghiệp vừa và nhỏ
11 October, 2019
Show all
Tập hợp những điều ứng viên nên hỏi khi phỏng vấn xin việc

Tập hợp những điều ứng viên nên hỏi khi phỏng vấn xin việc

Rate this post

Last updated on 24 May, 2024

Phỏng vấn là một trong những yếu tố quyết định việc bạn có trở thành một thành viên của tổ chức hay không. Dưới đây là tập hợp những điều ứng viên nên hỏi khi phỏng vấn xin việc.

Đặt câu hỏi trong một cuộc phỏng vấn xin việc là một cách thể hiện sự tham gia vào cuộc trò chuyện và sự quan tâm của bạn đến vị trí trong doanh nghiệp”- Dorie Clark, tác giả của cuốn sách“ Khởi nghiệp 4.0)

Khởi nghiệp 4.0 - cuốn sách mọi bạn trẻ nên đọc

Khởi nghiệp 4.0 – cuốn sách mọi bạn trẻ nên đọc

Đọc thêm: Ứng dụng công nghệ 4.0 – nhiều doanh nghiệp Việt vẫn chưa sẵn sàng

1.Hỏi về vị trí ứng tuyển khi phỏng vấn xin việc

Một trong những điều quan trọng nhất khi phỏng vấn xin việc đó chính là người ứng tuyển cần hiểu được tính chất công việc. Để tránh những hiểu nhầm đáng tiếc về sau, ứng viên nên trực tiếp hỏi nhà tuyển dụng về trách nhiệm công việc sẽ đảm nhận, bởi vì nhiều môi trường khác nhau sẽ có cách làm việc và tiêu chí khác nhau. Nắm rõ thông tin vị trí bạn muốn ứng tuyển cũng là một cách tiết kiệm thời gian cho cả hai bên. Chẳng hạn như:

See also  Tư vấn tái cơ cấu và xây dựng hệ thống quản lý cho Tổng Công ty Bảo hiểm Bưu điện PTI

– Xin cho biết các yêu cầu chính đối với ứng viên lý tưởng cho vị trí này?

– Điều gì sẽ là khó khăn nhất đối với vị trí tôi ứng tuyển?

– Để giúp tôi hiểu rõ hơn về công việc, xin cho biết trách nhiệm, thành công, kể cả khuyết điểm của người đã đảm trách công việc này trước đây?

– Nếu được nhận vào vị trí này, tôi sẽ đi công tác thường xuyên không? Xin cho biết ai sẽ là sếp trực tiếp của tôi?

2.Hỏi về công ty và các phòng ban

Khi phỏng vấn tuyển dụng, hãy thể hiện mong muốn của bạn được làm việc lâu dài với doanh nghiệp, rằng bạn đang thực sự muốn tìm hiểu sâu hơn về môi trường bạn muốn gắn bó trong thời gian sắp tới.

– Xin cho biết hướng phát triển của công ty trong 5 –10 năm tới?

– Xin cho biết thế mạnh của công ty chúng ta?

Bên cạnh đó, những câu hỏi liên quan đến phòng ban sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn cơ cấu công ty và các phòng ban mà bạn sẽ làm việc sau khi phỏng vấn thành công, là điều kiện để kết nối với đồng nghiệp trong tương lai.

– Có bao nhiêu phòng ban trong công ty? Xin cho biết mối liên hệ giữa các phòng ban này. 

– Bộ phận/Phòng ban của tôi sẽ giữ vai trò gì đối với sự phát triển chung của công ty?

ỏi về công ty và phòng ban khi phỏng vấn xin việc

Hỏi về công ty và phòng ban khi phỏng vấn xin việc

3. Hỏi về các sự kiện hiện tại

Hãy chắc chắn đọc các thông cáo báo chí mới nhất, tin tức và bài đăng trên phương tiện truyền thông xã hội về doanh nghiệp trước khi vào phỏng vấn xin việc và đặt câu hỏi có liên quan dựa trên thông tin này.

See also  GS. Nancy K. Napier

Chẳng hạn như: “ Công ty mình thường xuyên tổ chức Teambuilding chứ ạ? ”. Một câu hỏi dường như đơn giản nhưng là minh chứng rất lớn cho việc bạn quan tâm tới các hoạt động văn hóa doanh nghiệp và mong muốn được làm việc trong tương lai, chứ không đơn thuần chỉ là một cuộc phỏng vấn bình thường.

4.Hỏi về sự tăng trưởng và phát triển nghề nghiệp

Tất cả chúng ta đều muốn làm việc tại một môi trường mà ở đó chúng ta có cơ hội phát triển chuyên nghiệp. Và đương nhiên, doanh nghiệp cũng luôn tìm kiếm những ứng viên có khát khao và mơ ước phát triển, vì điều đó chính là điều kiện đi kèm giúp doanh nghiệp vững mạnh hơn. Hãy mạnh dạn thể hiện rằng bạn mong muốn một bước tiến rõ ràng trong tương lai, và không đơn thuần chỉ là một công việc giúp bạn kiếm sống qua ngày.

Hỏi về các chương trình hỗ trợ và phát triển nhân viên cũng có thể cho thấy một nhà tuyển dụng đầu tư bao nhiêu vào phát triển nhân viên. Điều này cho thấy bạn là một người học không ngừng quan tâm đến việc mang lại nhiều giá trị hơn cho doanh nghiệp.

 

Những câu hỏi phỏng vấn xin việc trên chỉ là những bước cơ bản nhưng thiết yếu để thu hút người tuyển dụng, phần còn lại phụ thuộc vào thái độ và khả năng của bạn.

See also  Khóa học Phát triển văn hóa doanh nghiệp

Nguồn: Công ty Tư vấn Quản lý OCD

Đọc thêm: Nhân viên nghỉ việc đồng loạt- Nguyên nhân và cách giải quyết