Tại sao doanh nghiệp nên sử dụng lương 3Ps

KPI Dashboard
KPI dashboard là gì?
19 November, 2019
Thế nào là một phần mềm lương tốt?
Thế nào là một phần mềm lương tốt?
22 November, 2019
Show all
Lương 3P

Lương 3P

Rate this post

Last updated on 24 May, 2024

Theo thuyết hai nhân tố duy trì và động viên của Herzberg, tiền lương được xếp vào nhân tố duy trì, tức là yếu tố tránh gây ra sự bất mãn cho người lao động. Tuy nhiên nhiều doanh nghiệp hiện nay lại coi tiền lương là công cụ làm thỏa mãn nhu cầu của người lao động. Không bất mãn không có nghĩa là thỏa mãn, điều này được chứng minh bằng con số 80% người lao động được hỏi đều cho rằng tiền lương là yếu tố quan tâm nhất khi cân nhắc lựa chọn doanh nghiệp.

Điều đó chứng tỏ rằng, còn rất nhiều doanh nghiệp chưa làm tốt công tác trả lương. Vì thế người lao động vẫn còn tình trạng bất mãn chứ chưa nói đến được thỏa mãn các nhu cầu khác cao hơn. Đây là một bài toán nan giải với nhiều doanh nghiệp, vì rõ ràng con người mới chính là nguồn lực bền vững và quan trong nhất quyết định đến yếu tố thành bại của một doanh nghiệp. Tạo ra một cơ chế trả lương công bằng, tránh sự bất mãn không chỉ là điều nên làm, mà là điều kiện bắt buộc của mọi doanh nghiệp nếu nhận thức đúng đắn được vai trò của nguồn nhân lực. Hệ thống lương 3P ra đời nhằm giúp doanh nghiệp giải quyết bài toán trả lương cho người lao động trên cơ sở khoa học và hiệu quả nhất.

Hệ thống lương 3Ps là gì?

Trả lương theo 3Ps là mô hình đãi ngộ cho người lao động dựa trên việc kết hợp trả lương theo 3 yếu tố cơ bản: vị trí công việc, năng lực cá nhân và kết quả công việc.

  • P1: Vị trí công việc (Position): trả lương theo vị trí tức là trả theo tầm quan trọng của công việc, gắn liền với các yếu tố như cấp bậc, chức danh củ người đó trong tổ chức. Vị dụ như vị trí công việc giám đốc, quản đốc, nhân viên trực tiếp sản xuất.
  • P2: Năng lực cá nhân (Person): trả lương theo năng lực cá nhân tức là trả theo khả năng hoàn thành trên cùng một công việc. Ví dụ như năng lực trình độ đại học, cao học, hay đáp ứng các khung năng lực riêng của doanh nghiệp.
  • P3: Kết quả công việc (Performance): trả lương theo kết quả công việc hay còn gọi là trả lương theo thành tích đạt được, gắn liền với các chỉ tiêu về hiệu suất công việc. Hiện nay nhiều doanh nghiệp đang sử dụng công cụ đánh giá KPI để trả lương cho người lao động theo kết quả công việc.

Tại sao doanh nghiệp nên sử dụng hệ thống lương 3Ps?

Việc áp dụng trả lương theo hệ thống lương 3P mang đến cho doanh nghiệp nhiều lợi ích, tạo ra sự công bằng, hợp lý, thúc đẩy yếu tố cạnh tranh và đẩy lùi sự bất mãn của người lao động.

Đảm bảo sự công bằng trong nội tại doanh nghiệp

Như đã nói, tiền lương là yếu tố duy trì tránh gây ra sự bất mãn cho người lao động, vì thế với việc sử dụng lương 3P giúp loại bỏ các yếu tố cảm tính, thiên vị, tình cảm, quan hệ cá nhân, từ đó người lao động cảm thấy xứng đáng với công sức mình bỏ ra, yên tâm làm việc và cố gắng nâng cao hiệu suất. Bên cạnh đó, nó còn giúp triệt tiêu ảnh hưởng tiêu cực từ yếu tố tuổi tác kinh nghiệm, tạo ra môi trường cạnh tranh mà ở đó bất kì ai, ở độ tuổi cấp bậc nào đều phải luôn cố gắng để nâng cao hiệu quả công việc.

Là đòn bẩy giúp từng cá nhân phát triển, nâng cao năng lực tổ chức

Theo cơ chế lương 3Ps, trong đó P3 là trả lương theo kết quả và thành tích công việc đạt được, điều đó khuyến khích người lao động chú trọng đến chất lượng công việc, giảm thiểu rủi ro, sản phẩm lỗi hay bất cứ hoạt động nào gây thiệt hại cho doanh nghiệp, góp phần làm tăng năng suất của tổ chức, đạt được các mục tiêu kinh doanh đề ra.

Cân bằng năng lực cạnh tranh của thị trường

Khi nhiều doanh nghiệp đều sử dụng hệ thống lương 3P, nó sẽ tạo ra một xu thế và một quy chuẩn chung cho việc tính lương công bằng, đảm bảo quyền lợi của người lao động, xứng đáng với chi phí sức lao động mà nhân viên bỏ ra trên mặt bằng chung kinh tế thị trường. Điều này tác động rất lớn đến uy tín và thương hiệu của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp thu hút và giữ chân những nhân viên có năng lực.

Là cơ sở quan trọng cho công công tác tuyển dụng và đào tạo

P2 là trả lương theo năng lực cá nhân, vì thế mỗi doanh nghiệp thường phải xây dựng một quy chuẩn về khung năng lực, hoặc tiêu chuẩn năng lực cho từng vị trí. Dựa vào cơ sở này, doanh nghiệp sẽ biết mình cần ai trên thị trường lao động để có những biện pháp tuyển dụng thích hợp. Trên thực tế, nếu năng lực của người lao động đáp ứng nhiều hơn tiêu chuẩn năng lực, thì khả năng thực hiện công việc cũng cao hơn. Ngoài ra, nhìn vào kết quả công việc, nhà quản trị cũng khoanh vùng được những nhân viên nào có năng lực vượt trội để tiến hành công tác đào tạo, thuyên chuyển đến những vị trí công việc thích hợp và tạo r nhiều giá trị gia tăng hơn cho doanh nghiệp.

Hoàn thiện hệ thống đánh giá thành tích KPI

Với việc đánh giá có dựa trên kết quả công việc giúp doanh nghiệp có điều kiện liên tục quan sát và hoàn thiện bộ chỉ tiêu đánh giá nhân viên KPI, điều này không chỉ là cơ sở trả lương cho nhân viên, mà còn giúp doanh nghiệp trong công tác quản lý nhân sự kết hợp chặt chẽ với việc đạt được các mục tiêu chiến lược của công ty.

Tóm lại, hệ thống lương 3Ps có rất nhiều ưu điểm, không những doanh nghiệp đạt được hiệu quả quản lý mà về phía nhân viên cũng tạo ra được sự công bằng và hợp lý. Vì thế trả lương theo 3P đang dần trở thành xu hướng và chuẩn mực chung trong công tác quản lý nhân sự tại nhiều doanh nghiệp hiện nay, trong đó có các doanh nghiệp của Việt Nam.

Tham khảo dịch vụ Tư vấn lương 3Ps của Công ty Tư vấn Quản lý OCD tại: Dịch vụ tư vấn lương 3P hoặc https://ocd.vn

 

Contact Us

//]]>