Để quản trị theo mục tiêu, hãy quan tâm đến sự khác nhau và hấp dẫn giữa KPI hay OKR. Cạnh tranh hay đứng cạnh nhau, giúp chủ doanh nghiệp quản lý tốt hơn, đó mới là điều quan trọng.
Có rất nhiều doanh nghiệp kể cả công ty to hay bé thì vẫn đang có nhu cầu áp dụng OKR vào quản trị hiệu suất trong khi đó các công ty khác từ 20 năm trước đây vẫn trung thành với KPI. Nhiều chủ doanh nghiệp rất quan tâm đến việc sử dụng KPI hay OKR. Tương lai về sự phát triển, nhìn nhận của chủ DN về KPI hay OKR để quản trị mục tiêu này vẫn luôn là đề tài nóng bỏng, thu hút nhiều sự tranh luận và quan tâm.
Contents
Hệ thống chỉ số KPI (Key Performance Indicator) phản ánh mức độ hoàn thành mục tiêu của công ty, bộ phận hay cá nhân. Nhà quản lý sẽ áp dụng KPI để đánh giá hiệu quả của vị trí, từ đó tính toán và trả lương kết quả hoặc thưởng cho nhân viên.
Khi áp dụng OKR, niềm tin mãnh liệt của Google đi kèm với công cụ này là sự trao quyền cho đội ngũ. Các mục tiêu này được xây dựng dựa trên sự trao đổi 360 độ (thay vì top down), OKR được public trong toàn công ty (thúc đẩy sự minh bạch), OKR mang tính thách thức, khuyến khích sự tham vọng (và vì thế chúng không gắn liền với lương hay các cơ chế trừng phạt).
Sơ lược về OKR
Trong thực tế, sử dụng OKRs khác với các kỹ thuật thiết lập mục tiêu khác vì nó hướng tới các mục tiêu rất tham vọng. Khi sử dụng theo cách này, OKRs có thể hỗ trợ các nhóm tập trung vào một “vụ cá cược” lớn và đạt được kết quả lớn hơn tưởng tượng của nhóm, thậm chí ngay cả khi họ không thể đạt hoàn thành mục tiêu đã tuyên bố. Mục tiêu OKRs có thể giúp các nhóm và cá nhân thoát khỏi vùng an toàn của họ, ưu tiên công việc và học từ cả thành công và thất bại.
Trong cuốn sách “KPI – thước đo mục tiêu trọng yếu” của mình, David Parameter đã không chỉ một lần nhấn mạnh rằng KPI là một công cụ quan trọng, quan trọng đến mức chúng không nên được gắn liền với các cơ chế trả lương – điều mà hàng trăm nghìn các doanh nghiệp đang áp dụng. Một sự thực đáng buồn là sau khi tham gia các khóa học về KPI, phần lớn các học viên sẽ gọi mọi thước đo, chỉ số là KPI bất chấp các nhấn mạnh về yếu tố “Key”.
Chỉ số KPI có một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy doanh nghiệp đạt được mục tiêu đã đề ra (https://ocd.vn/kpis-la-gi/). Một trong những vai trò quan trọng là Đo lường hiệu suất của doanh nghiệp, bộ phận và cá nhân so với mục tiêu đề ra. Vai trò quan trọng thứ hai là Định hình và phát triển chiến lược của doanh nghiệp theo mục tiêu sâu sát của từng cá nhân. Ngoài ra, KPI hỗ trợ cấp quản lý đưa ra chế độ lương thưởng theo kết quả hợp lý. Từ đó, có thể tạo động lực cho nhân viên làm việc tốt hơn.
Như vậy, KPI là công cụ quan trọng của chủ DN, song hành và giúp chủ DN vừa đạt mục tiêu chiến lược vừa quản lý và giúp các chủ DN đạt được các mục tiêu hàng ngày.
Cựu CEO của Intel – Andy Grove, giải thích trong cuốn sách Quản lý Hiệu suất Cao (High Output Management), có 2 câu hỏi cần được trả lời để thiết lập một hệ thống mục tiêu chung như OKRs:
John Doerr, một trong những nhà đầu tư đầu tiên của Google và hiện là thành viên Hội đồng Quản trị học phương pháp OKRs từ Andy Grove khi còn làm việc ở Intel. Doerr giải thích rằng khi ông tham gia Intel, công ty đang dịch chuyển từ một công ty sản xuất bộ nhớ sang một công ty sản xuất bộ vi xử lý, và Grove và ban lãnh đạo cần một cách để giúp nhân viên tập trung vào một tập các ưu tiêp để thực hiện chuyển đổi thành công. OKRs giúp họ trao đổi về các ưu tiên, đảm bảo đi đúng hướng và thực hiện sự chuyển đổi.
Vài thập kỷ sau, đầu năm 2000, Doerr giới thiệu OKRs với ban lãnh đạo Google những người thấy được giá trị của nó và bắt đầu thử nghiệm chúng trong vài quý tiếp theo. Ngày nay, Google thiết lập OKRs năm và quý và thực hiện các cuộc họp toàn công ty hàng quý để chia sẻ và đánh giá OKRs.
OKRs cũng được sử dụng rộng rãi ngoài Thung lũng Silicon, trong nhiều doanh nghiệp. Một phần quan trọng về OKRs là tính minh bạch. Khi triển khai OKRs tại doanh nghiệp, sẽ hữu ích nếu hiểu rõ OKRs là gì, vì sao lại hữu ích và cách thức sử dụng chúng.
Để đo lường và nâng cao hiệu suất của mỗi cá nhân trong doanh nghiệp, các nhà quản trị thường nghĩ đến việc áp dụng KPIs. Thực tế, KPIs không phải là một công cụ vạn năng có thể giải quyết mọi bài toán đo lường, tối ưu hiệu suất nhân viên của doanh nghiệp. Đó cũng không phải là công cụ duy nhất, hãy nghĩ ngay đến OKRs.
“Điều tôi thấy ở Google và chắc chắn đã áp dụng ở Twitter là OKRs – Mục tiêu và Kết quả then chốt. Chúng là một phương thức tuyệt vời để giúp mọi người trong công ty hiểu điều gì quan trọng và cách thức bạn đo lường những điều quan trọng đó. Đó chắc chắn là một cách tốt để truyền thông chiến lược và làm thế nào đo lường được chiến lược.
Khi thiết lập các mục tiêu, Google thường bắt đầu với các OKRs doanh nghiệp và xác định sự ưu tiêu sử dụng 3 đến 5 mục tiêu với các 5 kết quả chính cho mỗi mục tiêu. OKRs thành công có thể đến từ một cách tiếp cận kết hợp giữa trên xuống và dưới lên, cho phép các cá nhân từ mọi bộ phận nêu rõ cái gì họ tin là đáng giá với thời gian của họ và làm thế nào họ có thể sử dụng nỗ lực tốt nhất của họ.
Vậy sử dụng KPI và OKR vẫn là một xu thế và mang lại giá trị lớn hơn cho DN.
Trưởng hợp bạn muốn áp dụng cả KPI và OKR, hay thậm chí hơn nữa là quản lý công của nhân viên, bạn nên bắt đầu từ đâu? Nếu triển khai bằng các công cụ thủ công, sẽ rất vất vả để các cán bộ quản lý có thể quản lý được số lượng chỉ tiêu lớn và phức tạp, chạy chéo các phòng ban.
Tuy nhiên việc đó giờ đã dễ dàng hơn với Phần mềm Quản lý Công việc và Cộng tác digiiTeamW của OOC. digiiTeamW cho phép áp dụng cùng lúc nhiều phương pháp quản lý OKR, KPI, giao việc và dự án. Chi tiết về phần mềm digiiTeamW có thể tham khảo trong link dưới đây.
Nguồn: OCD