Sinh viên công nghệ thông tin chưa đáp ứng yêu cầu

OCD triển khai dự án tư vấn tái cơ cấu cho Tập đoàn ICO
19 July, 2019
lợi ích của phần mềm erp
Lợi ích của phần mềm ERP
25 July, 2019
Show all
Sinh viên công nghệ thông tin

Sinh viên công nghệ thông tin

Rate this post

Last updated on 23 October, 2024

Nhân lực ngành công nghệ thông tin đang thiếu và yếu, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho rằng các trường cần thay đổi chương trình đào tạo.

Tại tọa đàm phát triển nguồn nhân lực ICT trình độ cao ngày 29/3, Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ nhấn mạnh kết nối doanh nghiệp và nhà trường là một trong những yếu tố quan trọng góp phần đào tạo nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao.

Hiện cả nước có 153 cơ sở đào tạo công nghệ thông tin (ICT), mỗi năm gần 35.000 sinh viên ICT ra trường. Khoảng 30% làm việc ở doanh nghiệp ICT, số còn lại làm chuyên môn về ICT ở các đơn vị, cơ quan khác. Số lượng này chưa đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp, đặc biệt trong bối cảnh ICT trở thành ngành kinh tế lớn dựa trên tri thức và công nghệ với quy mô 100 tỷ USD, giá trị xuất khẩu khoảng 93 tỷ USD, xuất siêu trên 25 tỷ USD và cần gần một triệu lao động.

Theo tính toán về mức độ tăng trưởng doanh nghiệp công nghệ thông tin, năm 2020, ngành này cần 100.000 cử nhân và phải là cử nhân chất lượng. Nhưng thực tế khảo sát trong số 35.000 cử nhân công nghệ thông tin ra trường cho thấy chỉ 30% làm việc được ngay, có việc làm đúng nghề. “Vấn đề này khiến chúng ta phải xem lại nhà trường đã đào tạo thế nào, doanh nghiệp đã đồng hành với quá trình đào tạo trong trường ra sao”, ông Nhạ nói.

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ phát biểu tại tọa đàm

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ phát biểu tại tọa đàm

“Ngành công nghệ thông tin rất đặc thù, nhưng đào tạo thế nào để đừng biến sinh viên thành robot”, ông Nhạ nhấn mạnh và cho rằng nhà trường phải tiếp cận thị trường với tinh thần phục vụ chứ không nên quá chú trọng vào kiến thức hàn lâm, phải để cả giảng viên và sinh viên làm việc, thực tập theo mô hình giống như các trường y mở bệnh viện và cho sinh viên đi khắp các viện.Theo Bộ trưởng Giáo dục, để có được nguồn nhân lực chất lượng cao, nhà trường phải đi từ chương trình đào tạo, thiết kế chương trình từ nhu cầu của thị trường, tính đến những thay đổi về khoa học công nghệ, bởi chưa khi nào khoa học công nghệ thay đổi nhanh như bây giờ.

See also  Exploring the World of Cryptocurrency (Tiền Điện Tử)

Bộ trưởng Nhạ khuyên sinh viên trong quá trình học tập phải đi sâu vào thực tế, hình thành nên những trung tâm đổi mới sáng tạo, hệ sinh thái khởi nghiệp. Sinh viên công nghệ thông tin ra trường không chỉ có việc làm mà còn khởi nghiệp tạo việc làm cho người khác.

Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng cũng khẳng định sự gắn kết giữa nhà trường và doanh nghiệp sẽ thúc đẩy nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng nhu cầu thực tiễn.

“Đầu ra của nhà trường là doanh nghiệp nhưng nhà trường đã hiểu doanh nghiệp, đã bám theo doanh nghiệp để thiết kế sản phẩm của mình chưa? Để có nhân lực tốt cho mình thì doanh nghiệp đã tham gia cùng với nhà trường để thiết kế sản phẩm chưa? Hay hai đối tượng này vẫn rất xa nhau và đổ lỗi cho nhau? Đã đến lúc tuy 2 mà 1 chưa?”, Bộ trưởng Hùng đặt câu hỏi.

Theo ông, Việt Nam cần có các tổ chức độc lập đánh giá chất lượng đào tạo của đại học, đánh giá tỷ lệ có việc làm của sinh viên ra trường, mức lương qua các năm của sinh viên, xếp hạng trường. Đây là thông tin tốt cho thị trường và cũng là động lực để thúc đẩy các trường nâng cao chất lượng đào tạo.

Nguồn : Vnexpress.net

Tham khảo thêm : 11 phần mềm ứng dụng sinh viên đi xin việc cần thành thạo

See also  Kỉ nguyên mới của ngành Nhân Sự - HR 4.0