Quản trị nhân sự – Thách thức mới, động lực mới

mô hình kinh doanh canvas
Mô hình kinh doanh Canvas là gì?
19 May, 2023
Tư vấn Tái cơ cấu CNG
Tư vấn tái cơ cấu cho công ty cung cấp khí nén thiên nhiên hàng đầu – CNG Việt nam
22 May, 2023
Show all
Ngày Nhân sự Quốc tế là một ngày hội nghề nghiệp đáng trân quý

Ngày Nhân sự Quốc tế là một ngày hội nghề nghiệp đáng trân quý

Rate this post

Last updated on 27 June, 2024

Ngày Nhân sự Quốc tế là gì?

Ngày Nhân sự Quốc tế, tiếng Anh là International HR Day, là ngày dành riêng để công nhận tất cả các chuyên gia nhân sự và con người chăm chỉ, những người làm việc không mệt mỏi để đảm bảo rằng tài sản quý giá nhất của công ty—nhân viên—được quản lý hiệu quả. Ngày Nhân sự Quốc tế được chọn là ngày 20/5, kể từ năm 2020, khi Liên hiệp Quản trị Nhân sự Thế giới (World Federation of People Management Associations – WFPMA) lấy đó là ngày truyền thống của ngành quản trị nhân sự thế giới.

Chủ đề và hoạt động kỷ niệm ngày Nhân sự Quốc tế

Mỗi năm, chủ đề của ngày này được chọn theo các vấn đề nóng của quản trị nhân sự toàn cầu, xuât phát từ những chia sẻ của hiệp hội thành viên WFPMA. Chủ đề của Ngày Nhân sự Quốc tế năm 2023 là Định hình Tương lai Mới – Shapping the New Future. Chủ đề này chỉ ra vai trò của Nhân sự là động lực trong việc xây dựng một tương lai việc làm toàn diện hơn và bền vững hơn. Tại các hiệp hội nhân sự quốc gia và các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực này đều có các hoạt động kỷ niệm Ngày Nhân sự Quốc tế theo định hướng chủ đề nêu trên. Trọng tâm của các hoạt động này nhằm tới phát triển năng lực người làm nghề nhân sự đáp ứng được vai trò nêu trên, cụ thể là những kỹ năng làm việc mới, tâm thế mới trong bối cảnh phát triển mới của các tổ chức và doanh nghiệp thời kỳ mới.

Tại Việt Nam, Hiệp hội Nhân sự HRA, thành viên của WFPMA (https://wfpma.org/) từ 2014, đang hoạt động tại hiệp hội khu vực là APFHRM (http://apfhrm.com/), cũng tổ chức các hoạt động kỷ niệm một cách sôi nổi. Nhiều hoạt động chia sẻ về kiến thức, kỹ năng và tạo cảm hứng, tạo động lực cho đồng nghiệp đã và đang được tổ chức trong tháng 5 này.

Công ty OCD cũng tổ chức một sự kiện chia sẻ như vậy với các đồng nghiệp làm nghề nhân sự của mình, nhằm tạo nên một cộng đồng có chung ngôn ngữ, chung động lực mang lại giá trị lớn cho quản trị doanh nghiệp. Sự thay đổi vượt bậc về vai trò, kiến thức và kỹ năng của các đồng nghiệp trong và sau đại dịch Covid nhờ khả năng vượt khó, tính kiên trì và bền bỉ của các đồng nghiệp là nguồn cảm hứng cho sự kiện này.

Tôn vinh giá trị Quản trị nhân sự mang lại cho tổ chức

Nghề nhân sự mới chỉ được đưa vào đào tạo chính quy trong 20 năm gần đây, khi chúng ta hội nhập kinh tế thế giới và các doanh nghiệp FDI mang tới thực tế hoạt động quản trị nguồn nhân lực hiện đại trong doanh nghiệp. Đây là một nghề thuộc nhánh quản trị vi mô cho tổ chức, doanh nghiệp, đòi hỏi những kiến thức nền tảng về vận hành tổ chức, doanh nghiệp như mô hình kinh doanh hoặc vận hành, mô hình quản trị, nguyên tắc quản lý, phương thức quản trị và phát triển nguồn nhân lực. Tuy nhiên, để được công nhận đó là một nghề với khung năng lực rõ ràng, thì giới quản trị nhân sự phải mất tới 10 năm để làm được điều đó. Phải tới 2012, khi khủng hoảng kinh tế khu vực ảnh hưởng mạnh tới hoạt động của doanh nghiệp tại Việt Nam, khi các biện pháp căn cơ của bộ phận quản trị nhân sự của nhiều doanh nghiệp được xây dựng và thực thi khá thành công, dựa trên nền tảng những mô hình, nguyên tắc và số liệu thật sự khoa học, thì vai trò của người làm nghề nhân sự đã được nhìn nhận và đánh giá cao.

See also  Đánh giá hệ thống quản lý và Khảo sát sự hài lòng của nhân viên cho VPIC1

Tuy nhiên, để mang lại giá trị lớn hơn cho tổ chức mình, khi nhân sự phải đồng hàng những khoa học của quản lý con người với những phương thức phát triển kinh doanh đột phá, mới mẻ, chưa thành quy luật rõ ràng, theo dạng “thử và sai”, “ném đá dò đường”, thì người làm nghề nhân sự đã thay đổi đáng kể.

Quản trị nhân sự đặc biệt đã lột xác khi đồng hành với những hoạt động ứng dụng công nghệ để hiệu quả hơn. Đặc biệt, quản trị nhân sự hiện đã là một phần không tách rời của công cuộc chuyển đổi số doanh nghiệp. Dưới đây là ba đặc điểm nổi bật của hoạt động quản trị nhân sự khiến cho vai trò của nghề nhân sự được ghi nhận trong quản trị doanh nghiệp.

1. Nhân sự đã nói tiếng nói chiến lược

Nhận thức của các CEO đã thay đổi đáng kể, khi họ dám đặt vào cấu trúc điều hành doanh nghiệp vị trí Giám đốc Nhân sự (CPO – Chief People Officer hay CHRO – Chief Human Resources Officer) với kỳ vọng về một chiến lược nguồn nhân lực hiệu quả tại doanh nghiệp. Nắm bắt cơ hội này, nhiều đồng nghiệp của chúng ta đã học hỏi và tiến bộ vượt bậc, đã tròn vai ở một vị trí chiến lược, đóng góp vào thành công của giài pháp cho những bài toán tái cơ cấu, xây dựng hệ thống quản trị, đào tạo và phát triển đội ngũ một cách sáng tạo. Hiểu kinh doanh, tư duy như người làm kinh doanh để tạo nguồn nhân lực phục vụ kinh doanh hiệu quả là chìa khóa để họ thành công.

HRBP – Human Resources Business Partner là một mô hình vận hành dịch vụ quản trị nhân sự mới mẻ, đột phá của doanh nghiệp cỡ vừa và lớn. Bạn sắm vai trò này trọn vẹn cũng nhờ vào năng lực nêu trên.

See also  Khóa học Phát triển tư duy hệ thống & tổng thể

2 năm gần đây những xu hướng mới, công cụ mới của quản trị nhân sự luôn được quan tâm, nhắc tới, chia sẻ giữa những người làm quản trị nguồn nhân lực thực chiến. HRBP, trải nghiệm nhân viên, môi trường làm việc hạnh phúc, CSR (trách nhiệm xã hội doanh nghiệp đối với nhân viên và cộng đồng), đãi ngộ toàn diện, công nghệ quản trị tương tác là những cách làm mới được áp dụng hiệu quả.

Ngoài ra, việc áp dụng mạnh mẽ tiếp cận dữ liệu về con người và thông tin nhân sự một cách khoa học đã giúp các nhà lãnh đạo đưa ra quyết định về con người tốt hơn và sáng suốt hơn. Việc ra quyết định dựa trên dữ liệu giúp đưa doanh nghiệp chúng ta hướng tới mục tiêu của mình đồng thời đảm bảo doanh nghiệp hành động một cách có trách nhiệm đối với nhân viên của mình. Đây chính là cách tổ chức của bạn có thể đạt được và duy trì thành công lâu dài.

Bộ phận Quản lý nhân sự đảm bảo tổ chức có khả năng lãnh đạo và con người để thực hiện các mục tiêu. Điều này thể hiện ở các khía cạnh chính

  • Bạn tư vấn cho các nhà lãnh đạo doanh nghiệp về giải pháp nhân sự căn cơ, với cách tiếp cận vấn đề nhân sự bền vững và những cách hành xử một cách có trách nhiệm và đạo đức.
  • Bạn giúp người lao động hiểu những gì mà tổ chức mong đợi ở họ, tạo cho họ môi trường và động lực phù hợp để thực hiện công việc một cách hiệu quả, quan tâm đến sức khỏe và sự an lành (wellbeing) của họ.

2. Nhân sự đang tạo nên nguồn lực cạnh tranh vô giá

Sự gắn kết của nhân viên luôn được nhân sự chăm lo thông qua các chính sách công bằng và các hoạt động phù hợp. Một môi trường làm việc hứng khởi, được công nhận, được đóng góp và cùng chia sẻ tạo dựng một tổ chức hợp tác hướng mục tiêu chung. Tuyển dụng, đào tạo hay đãi ngộ giờ đây đã được thiết kế lại thành những dịch vụ trọn gói cho nhân viên, không chỉ là hoạt động nghiệp vụ đơn lẻ của các nhóm quản trị nhân sự.

Phối hợp nhiều nghiệp vụ chuyên môn khác nhau, quản trị nhân sự giờ đây thu hút nhân tài thay vì chỉ là tuyển dụng, tạo dựng hiệu quả phối hợp công việc bằng các nền tảng công nghệ thông minh thay vì chỉ giao việc và đánh giá, đãi ngộ toàn diện giúp bao trùm rộng hơn các nhu cầu tài chính và phi tài chính của nhân lực. Đây là những phương thức tạo nên năng lực và tâm thế phù hợp của người lao động đối với tổ chức. Đó là cách mà nhân sự tạo nên nguồn nhân lực hiệu quả, là nguồn lực cạnh tranh vô giá của tổ chức và doanh nghiệp của mình.

3. Quản lý sự thay đổi và phát triển tổ chức

Bối cảnh thay đổi nhanh và bất định của môi trường kinh doanh khiến cho việc thích ứng nhanh của doanh nghiệp với môi trường mới là bắt buộc. Vì vậy người lao động cũng luôn phải thay đổi bản thân về kỹ năng, cách làm việc và nhận thức về giá trị bản thân để gắn kết với đồng nghiệp được tốt hơn. Nhân sự là nhân tố chính trong hành trình quản lý sự thay đổi đó của người lao động và toàn bộ tổ chức.

See also  Quản trị nhân sự trong doanh nghiệp vừa và nhỏ

Những phân tích về tổ chức, giải pháp cho quản lý sự thay đổi trong tổ chức, những chương trình bảo đảm tâm thế và kỹ năng người lao động được thích ứng với sự thay đổi đó là kết quả của công việc hàng ngày mà bộ phận Quản lý nhân sự phải làm. Triển khai các công nghệ mới, thiết kế lại tổ chức, chuyển đổi văn hóa hoặc thành lập một bộ phận mới là những nhiệm vụ không còn xa lạ trong công việc của nhân sự nữa.

Hơn nữa, chính nhà quản trị nhân sự cũng cần chăm lo tới sức khỏe, sự an lành, sự dẻo dai của bản thân để cùng thay đổi và gánh vác dẫn dắt sự thay đổi trong tổ chức của mình. Trong một nghiên cứu gần đây của Forbes, các chuyên gia cảnh báo rằng chăm lo cho sức khỏe về thể lực và tâm lý của bộ phận quản trị nhân sự là một trong những trọng tâm của 2023. Nhà quản lý nhân sự đang phải giải quyết rất nhiều những yêu cầu về cắt giảm nhân sự, tối ưu hóa chi phí tuyển dụng và đào tạo, giải quyết mâu thuẫn của các bộ phận trong thực thi chính sách quản trị nhân sự. Họ trở về nhà hoàn toàn kiệt sức mỗi ngày. Vì vậy, Nhân sự cũng luôn phải rèn luyện sức khỏe để đứng vững trước những thử thách này.

Thay lời kết

Ngày Nhân sự Quốc tế thật sự là một ngày hội nghề nghiệp đáng trân quý. Những giá trị mà Nhân sự mang lại cho tổ chức cần được tôn vinh, cần được ghi nhận. Nhưng giá trị ấy chỉ có thể được ghi nhận nếu nó “chữa lành nỗi đau quản trị”. Cách mà bạn phát triển năng lực quản trị nhân sự của mình sẽ giúp nhận biết nỗi đau đó, tìm ra giải pháp chữa lành đó, để có thể tự hào rằng mình là một phần của những đổi thay và những thành tựu của một tổ chức.

Mặc dù chúng ta xứng đáng được công nhận cho công việc hàng ngày của mình mỗi ngày, nhưng Ngày Nhân sự Quốc tế cho chúng ta một chút thời gian để lắng lại, xem xét giá trị mà mình đã và có thể sẽ mang lại cho tổ chức. Để cùng chúc nhau có thêm năng lượng, thêm động lực để vượt thử thách trong giai đoạn này. Ăn mừng những thành công trong quá khứ, suy ngẫm về tương lai và hành động tiếp để có thể nâng tầm giá trị của nghề nghiệp chúng ta.

Chúc mừng các đồng nghiệp ngành quản trị nhân sự nhân Ngày Nhân sự Quốc tế.

You can’t spell HERO without HR.