Last updated on 22 May, 2024
Công cụ quản lý hiệu suất doanh nghiệp (KPI) là công cụ cho biết doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả hay không so với các mục tiêu chiến lược. Mặc dù đo lường và giám sát hiệu quả kinh doanh là công việc rất quan trọng nhưng nếu các doanh nghiệp thiếu sự tập trung cần thiết trong việc thiết lậ hệ thống chỉ tiêu sẽ dẫn đến việc phải theo dõi và đo đếm quá nhiều dữ liệu, gây ra lãng phí nguồn lực của công ty (vì thời gian và tiền bạc được doanh nghiệp sử dụng cho việc đo lường, trong khi lại thiếu sự tập trung vào các mục tiêu trọng yếu. Do đó việc lựa chọn chỉ tiêu KPI phù hợp với doanh nghiệp có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo triển khai KPI thành công.
Vậy chỉ tiêu KPI nào sẽ mang lại hiệu quả cho doanh nghiệp của bạn và một chủ doanh nghiệp, giám đốc điều hành hoặc người quản lý nên lựa chọn KPIs như thế nào? Dưới đây là các yếu tố lựa chọn KPI hiệu quả mà bạn nên tham khảo:
Table of Contents
ToggleVới các mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp, các chỉ số về hiệu suất kinh doanh có mối quan hệ ràng buộc với các nhiệm vụ mà từng cá nhân và tập thể cần phải đạt được. Các chỉ số hiệu suất phải được giới hạn bởi các mục tiêu này. Nhưng nhiệm vụ này sẽ phức tạp hơn bởi thực tế bởi tất cả các doanh nghiệp đều có các mục tiêu ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Nên vấn đề đặt ra là doanh nghiệp sẽ áp dụng phương pháp tiếp cận từ trên xuống hay từ dưới lên để quản lý hiệu suất. Dưới đây là một vài mẹo để giúp bạn điều hướng sự phức tạp này:
– Chọn KPIs khác nhau cho các cấp quản lý khác nhau: Giám đốc điều hành đặt vấn đề quan tâm đến các mục tiêu trung và dài hạn; quản lý với các mục tiêu trung và ngắn hạn, các trưởng phòng ban với các mục tiêu ngắn hạn. Thay vì cố gắng xây dựng KPI chung cho tất cả các nhóm này, hãy chọn KPI cho mỗi người dùng dựa trên mục tiêu của họ và các mảng kinh doanh mà họ chịu trách nhiệm.
– Chọn KPIs được thông báo bằng cả số liệu hiệu suất từ trên xuống và từ dưới lên. Các KPI hiệu quả sẽ gắn liền với các mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp thông qua sản phẩm. Một ví dụ hoàn hảo về KPI thể hiện sự ràng buộc này là tỷ lệ giới thiệu khách hàng. Đây là KPI đo lường tỷ lệ khách hàng hiện tại giới thiệu sản phẩm hoặc dịch vụ của công ty cho người khác. KPI này đo lường sự hài lòng của khách hàng hiện tại thông qua sự tham gia của khách hàng và lòng trung thành với thương hiệu. Ở cấp độ giám đốc điều hành, KPI đề cập đến chiến lược tiếp thị hiệu quả, năng suất của đội ngũ bán hàng và khả năng biến những lời giới thiệu thành đơn hàng và hợp đồng.
Sẽ rất khó để chọn KPIs cho doanh nghiệp nếu dữ liệu của KPI quá ít và thiếu thốn về thông số hoặc nếu làm như vậy sẽ rất tốn kém. Để đánh giá chi phí / lợi ích của việc chọn KPI cụ thể, doanh nghiệp cần phải trả lời những điều sau:
Một cân nhắc quan trọng khác trong việc lựa chọn KPI cho doanh nghiệp là tính chính xác của dữ liệu đưa vào KPI và độ tin cậy của KPI trong việc dự đoán hiệu quả kinh doanh. Doanh nghiệp cần đặt ra các câu hỏi như khi lựa chọn KPI:
Việc lựa chọn KPI phù hợp với chiến lược, đo lường được, có tính thách thức và có nguồn dữ liệu tốt (đầy đủ, kịp thời, chính xác) có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo hệ thống chỉ tiêu KPI phản ánh đúng bức tranh hiệu suất của doanh nghiệp, từ đó giúp chủ doanh nghiệp hoặc nhà điều hành ra quyết định quản lý và kinh doanh kịp thời và đúng đắn.
Tham khảo thêm phần mềm quản lý KPI hiệu quả cho doanh nghiệp: