Phương pháp LIFO là gì? Ví dụ, lợi ích và hạn chế

phần mềm quản lý tài liệu tốt nhất
Top 10 phần mềm quản lý tài liệu tốt nhất hiện nay
26 June, 2024
Môi trường vĩ mô là gì? Các yếu tố cơ bản của môi trường vĩ mô
Môi trường vĩ mô là gì? Các yếu tố cơ bản của môi trường vĩ mô
28 June, 2024
5/5 - (1 vote)

Last updated on 14 September, 2024

Chi phí cho hàng tồn kho có ảnh hưởng không nhỏ đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Do đó, bạn cần hiểu doanh nghiệp của mình đang chi bao nhiêu cho hàng tồn kho. Ngoài FIFO, còn có một phương pháp hữu ích khác để quản trị hàng tồn kho hiệu quả. Đó là phương pháp LIFO. Trong bài viết này, OCD sẽ cùng bạn tìm hiểu về nó và liệu đây có phải là lựa chọn phù hợp với doanh nghiệp mình không.

Phương pháp LIFO là gì?

khái niệm lifo

Khái niệm LIFO

LIFO là viết tắt của từ Last In, First Out, có nghĩa là Nhập sau, Xuất trước. Nó được áp dụng trong việc tính giá vốn hàng bán với giả định rằng các mặt hàng được nhập kho muộn nhất sẽ được bán ra sớm nhất. Nói cách khác, phương pháp LIFO đảm bảo rằng các sản phẩm được lưu kho gần đây sẽ được ưu tiên bán trước. Khi đó, chi phí mua hàng tồn kho mới nhất sẽ được tính vào giá vốn hàng bán trước tiên.

Mặc dù khi sử dụng phương pháp này, doanh nghiệp có thể chịu thiệt hại về lợi nhuận. Tuy nhiên, mặt khác, nó cũng có thể giúp giảm thuế thu nhập. Trong bối cảnh chi phí hàng hóa gia tăng theo thời gian, doanh nghiệp có thể tiết kiệm đáng kể từ việc giảm thuế.

Phương pháp LIFO và FIFO

Trong khi LIFO là viết tắt của “Last In, First Out” (Nhập sau, Xuất trước). FIFO lại là viết tắt của “First In, First Out” (Nhập trước, Xuất trước). Phương pháp LIFO dựa trên giả định rằng các sản phẩm được nhập kho gần đây nhất sẽ được bán ra đầu tiên. Ngược lại, phương pháp FIFO cho rằng các sản phẩm cũ nhất trong kho sẽ được bán trước tiên và sử dụng các mức giá thấp hơn đó để tính giá vốn hàng bán.

See also  Hệ thống ERP và 10 điều bạn cần biết

LIFO sẽ dẫn đến hàng tồn kho cuối kỳ ít hơn và giá vốn hàng bán lớn hơn. FIFO thì ngược lại, hàng tồn kho cuối kỳ nhiều hơn và giá vốn hàng bán nhỏ hơn. Phương pháp LIFO phổ biến hơn đối với các doanh nghiệp có lượng hàng tồn kho lớn vì nó giúp họ thu về dòng tiền cao hơn và thuế thấp hơn khi giá cả tăng.

Tuy nhiên, phương pháp FIFO lại phổ biến hơn do nó được chấp nhận rộng rãi trên toàn thế giới bởi nhiều doanh nghiệp. Những công ty này thường muốn bán hết hàng tồn kho cũ trước khi nhập thêm hàng mới.

Ví dụ về phương pháp LIFO

Để hiểu hơn về phương pháp này, chúng tôi sẽ đưa ra một ví dụ cụ thể như sau:

Hoàng là chủ của một doanh nghiệp bán đồ chơi lắp ráp cho trẻ em. Tuy nhiên, đây không phải thời điểm thích hợp để bắt đầu công việc kinh doanh này. Lý do là vì giá thành của các mặt hàng cần thiết để sản xuất đồ chơi lắp ráp đang tăng lên. Hoàng có thể sử dụng phương pháp LIFO để giúp doanh nghiệp vượt qua giai đoạn khó khăn hiện tại.

Giả sử, vào tháng 1, Hoàng mua 3.000 đơn hàng nguyên vật liệu với giá 100.000 VNĐ mỗi đơn hàng để sản xuất 3.000 sản phẩm đồ chơi lắp ráp. Tháng 2, Hoàng tiếp tục mua 200 đơn hàng với giá 150.000 VNĐ mỗi đơn hàng để sản xuất 2.000 sản phẩm tiếp theo.

Vào tháng 3, Hoàng bán được 4.000 sản phẩm đồ chơi. Khi đó, 4.000 sản phẩm được sản xuất gần đây nhất sẽ được bán trước. Lúc này, giá vốn hàng bán (COGS) sẽ được tính như sau:

COGS = 2.000 x 150.000 + 2.000 x 100.000 = 500.000.000 VNĐ

Tuy nhiên, nếu khi ta sử dụng phương pháp FIFO để tính, COGS lúc này sẽ bằng: 3.000 x 100.000 + 1.000 x 150.000 = 450.000.000 VNĐ

Như vậy, ta có thể thấy phương pháp LIFO để tạo ra chi phí cao hơn, từ đó giảm lợi nhuận doanh nghiệp, đặc biệt trong giai đoạn lạm phát. Khi ấy, doanh nghiệp có thể giảm thiểu thuế thu nhập.

template tính theo công thức lifo

Template tính theo công thức LIFO

Tải Template tại đây: CÔNG THỨC TÍNH GIÁ VỐN HÀNG BÁN THEO PHƯƠNG PHÁP LIFO

Lợi ích của phương pháp LIFO

Dưới đây là một vài những lợi thế nổi bật của LIFO so với các phương pháp quản lý hàng tồn kho còn lại:

lợi ích của phương pháp lifo

Lợi ích của phương pháp LIFO

Tiết kiệm nhờ việc giảm thuế

Nếu chi phí hàng hóa tăng dần theo thời gian, LIFO có thể là một cách giúp doanh nghiệp tiết kiệm thuế. Chi phí hàng tồn kho gần đây nhất thường là chi phí cao hơn. Khi đó, giá vốn hàng bán cho các sản phẩm đã bán cũng tăng theo. Kết quả là lợi nhuận gộp giảm xuống.

See also  Hệ thống quản lý sản xuất MES của Toyota

Lợi nhuận càng thấp, số thuế doanh nghiệp phải nộp càng ít. Tất nhiên, điều này phụ thuộc vào loại hình doanh nghiệp và tình hình tài chính của bạn. Dẫu vậy, phương pháp LIFO có thể là một lựa chọn sáng suốt để tiết kiệm thuế.

Dữ liệu tài chính cập nhật liên tục

Phương pháp LIFO đòi hỏi doanh nghiệp phải sử dụng chi phí hàng tồn kho gần nhất để tính giá vốn hàng bán. Do vậy, điều này phản ánh được chính xác tình hình tài chính hiện tại của doanh nghiệp. LIFO cho phép so sánh trực tiếp hơn giữa chi phí hàng tồn kho hiện tại và doanh thu hiện tại, giúp đơn giản hóa phân tích tài chính.

Gia tăng trải nghiệm khách hàng

Nếu doanh nghiệp chọn sử dụng LIFO, hàng hóa được sản xuất hoặc nhập kho gần đây đây nhất sẽ được bán đi đầu tiên. Vì vậy, nếu khách hàng được nhận hàng hóa mới nhất, họ sẽ cảm thấy hài lòng hơn và có ý định mua lại hàng cao hơn. Điều này góp phần xây dựng thương hiệu tích cực trong mắt người tiêu dùng.

Phù hợp với dòng lưu chuyển hàng tồn kho

Trong một số trường hợp, phương pháp LIFO hoàn toàn phù hợp với luồng lưu chuyển hàng tồn kho. Ví dụ, giả sử những người phụ trách quản lý hàng tồn kho trong doanh nghiệp lưu trữ hàng theo chiều thẳng đứng. Tức là, khi nhận hàng, lô hàng tồn kho mới nhất sẽ được xếp trên cùng và tất nhiên sẽ được ưu tiên sử dụng trước.

Hạn chế của phương pháp LIFO

Không phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế

Phương pháp LIFO có thể không phù hợp với với các Chuẩn mực Báo cáo Tài chính Quốc tế (IFRS). Do đó, nó không được chấp nhận theo các quy định về thuế ở nhiều quốc gia trên thế giới, bao gồm cả Việt Nam. Một nhược điểm khác là rủi ro hàng tồn kho cũ có thể trở nên lỗi thời và không bán được.

See also  Phần mềm BI và KPI hợp nhất điều hành và quản lý doanh nghiệp

Không phản ánh giá trị thật của hàng tồn kho

Khi sử dụng phương pháp LIFO, hàng tồn kho sẽ được ghi nhận thấp hơn trên bảng cân đối kế toán. Điều này xảy ra là do giá trị hàng tồn kho được tính toán dựa trên chi phí mua hàng cũ hơn.

Chịu tác động mạnh từ lạm phát

Sử dụng LIFO có thể làm giảm lợi nhuận trong thời kỳ lạm phát. Nó có tác động tiêu cực lên việc thu hút đầu tư và giá cổ phiếu của doanh nghiệp. Hơn nữa, phương pháp này không dễ áp dụng. Nhiều nhà đầu tư gặp khó khăn trong việc hiểu được bản chất phức tạp của phương pháp LIFO. Việc tính toán lợi nhuận của doanh nghiệp lúc này trở thành một thách thức lớn.

Phương pháp LIFO không phù hợp trong thực tế

Mặc dù phương pháp LIFO được sử dụng để tính giá trị hàng tồn kho, nhưng nó lại không thực tế để áp dụng vào việc sắp xếp hàng tồn kho trong cửa hàng. Áp dụng LIFO sẽ dẫn đến việc hàng tồn kho cũ hơn bị đẩy ra sau cùng để nhường chỗ cho hàng mới. Hàng hóa cũ trở nên lỗi thời và không bán được cho khách hàng.

Nếu doanh nghiệp chỉ bán những hàng hóa mới hơn liên tục trong thời gian dài, sản phẩm cũ sẽ mất đi giá trị. Đây có thể không phải là một cách quản lý hàng tồn kho thông minh cho doanh nghiệp.

Kết luận

Quản trị hàng tồn kho đóng vai trò thiết yếu trong quản lý sản xuất. Việc quyết định sử dụng phương pháp quản lý hàng tồn kho nào không chỉ ảnh hưởng đến báo cáo tài chính mà còn phản ánh chiến lược kinh doanh và mục tiêu của doanh nghiệp. Dù lựa chọn phương pháp FIFO hay LIFO, doanh nghiệp cũng cần cân nhắc kỹ các yếu tố liên quan đến pháp luật, độ hiệu quả và phân tích chi phí – lợi ích mà từng phương pháp mang lại.

——————————-

Công ty Tư vấn Quản lý OCD (OCD Management Consulting Co) là một trong những công ty tư vấn quản lý hàng đầu Việt Nam với tính chuyên nghiệp, thực tiễn và chất lượng cao.

Nếu bạn quan tâm, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí!

Thông tin chính thức về OCD được cập nhật tại website: https://ocd.vn

Fanpage chính thức của OCD vui lòng truy cập: https://facebook.com/OCDConsulting

Liên hệ nhanh Hotline/Zalo: 0886595688 hoặc gửi email đến: ocd@ocd.vn